Hiện thời, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa được hiểu và áp dụng một cách đúng đắn, dẫn tới tình trạng xâm phạm quyền toàn vẹn tác phẩm trong đại chúng. Điển hình nhất là cách chế lời trong các tiểu phẩm hài.
Sau một
chương trình hòa nhạc gần đây, nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng, một người khá kín tiếng
trong giới nghệ thuật đã lên tiếng phản ứng đối với nhạc trưởng Trần Nhật Minh
xoay quanh chuyện ca khúc “Anh ở nơi đâu” mà Trần Mạnh Hùng sáng tác và phối
khí cho bộ phim “Truyền thuyết quán Tiên” đã bị xâm phạm quyền tác giả một cách
nghiêm trọng.
Sự phản ứng
ấy của Trần Mạnh Hùng xuất phát từ việc “Anh ở nơi đâu” đã bị thêm thắt nhiều
chi tiết nhạc nhẹ không cần thiết vào bản phối khí nguyên bản mà Trần Mạnh Hùng
đã dày công chuẩn bị và sản xuất trong quá trình làm phim “Truyền thuyết quán
Tiên”.
Sự thêm thắt
này đã khiến tính toàn vẹn của tác phẩm bị xâm phạm nghiêm trọng và thêm vào
đó, nó có thể gây hiểu lầm đối với những người trong nghề nếu họ cho rằng đó là
bài phối khí vụng về của một Trần Mạnh Hùng vốn dĩ chỉn chu với công việc mà họ
từng biết.
Đinh Tuấn
Vũ, đạo diễn “Truyền thuyết quán Tiên” cũng lên tiếng đại ý “Là người chia sẻ
những ý tưởng bài hát với anh Hùng từ những ngày đầu tiên, em hiểu sâu sắc suy
nghĩ của anh Trần Mạnh Hùng. Dù trong bất cứ lý do hay hoàn cảnh nào, sự trao đổi
với nhạc sĩ trước khi xử lý mới cho ca khúc là điều tối quan trọng. Em hy vọng
đây là một bài học sâu sắc cho những người làm nghệ thuật. Mong ca khúc “Anh ở
nơi đâu” sẽ tiếp tục đến với nhiều khán giả hơn ở dáng vẻ đẹp nhất và “nguyên bản”
nhất!”.
Như vậy,
chính bản thân đạo diễn Đinh Tuấn Vũ cũng không hề hay biết một tác phẩm âm nhạc
gắn liền với tác phẩm điện ảnh của mình đã bị làm méo mó đi so với hình dạng
ban đầu.
Câu chuyện trên chỉ là một trong vô vàn hành
vi vi phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm đang rất phổ biến trong môi trường
âm nhạc Việt Nam. Cách đây nhiều năm, chắc hẳn nhiều người còn nhớ, nhạc sĩ Vũ
Xuân Hùng cũng từng tố một ca sĩ ngôi sao đã thay đổi ca từ của phần lời Việt
ca khúc “Em thì không” do ông chấp bút. Sự việc đó dẫn tới chuyện nữ ca sĩ kia
phải tìm một nhạc sĩ khác, đặt hàng viết lời Việt mới. Tuy nhiên, hành động chữa
cháy này không hẳn đã là đúng luật. Về nguyên tắc, muốn viết một phần ca từ mới
cho một ca khúc có sẵn và phát hành thương mại, phía khai thác phải nhận được sự
chấp thuận bằng văn bản của tác giả phiên bản gốc.
Hiện thời,
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa được hiểu và áp dụng một cách đúng đắn, dẫn tới
tình trạng xâm phạm quyền toàn vẹn tác phẩm trong đại chúng. Điển hình nhất là
cách chế lời trong các tiểu phẩm hài. Một ca khúc được yêu mến và được chế lời
là chuyện bình thường nhưng khi mang lời chế đó đi khai thác thương mại thì lại
bất bình thường bởi nó vi phạm luật. Gần như 100% nhạc sĩ sáng tác ở Việt Nam
chưa ai nhận được đề xuất xin phép chỉnh sửa lời bằng văn bản. Tất cả đều hồn
nhiên nghĩ rằng “bài đó hay nên tôi chế lời hay ai đó chế lời là chuyện đương
nhiên”.
Tất nhiên,
không phải ai cũng nắm rõ các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ nên chuyện
có những cá nhân hồn nhiên vi phạm là điều dễ hiểu. Song, chính trong một môi
trường cần sự “làm gương” như thế, vai trò của chính các nghệ sĩ là rất quan trọng.
Một người ngoại đạo với nghệ thuật vi phạm có thể còn được biện minh bởi việc
chưa nắm rõ luật pháp và thông lệ trong nghề. Nhưng, khi chính nghệ sĩ chuyên
nghiệp lại là người vi phạm luật bản quyền, đó là một nghịch lý cho thấy nhận
thức kém và thái độ thiếu trân trọng của những người được xem là chuyên nghiệp
chính là cái nôi để tạo ra một môi trường vi phạm quyền tác giả nghiêm trọng
như hôm nay.
HÀ
QUANG MINH
Nguồn: Văn Nghệ Công An