Xung đột ở Ukraine đã diễn ra gần ba năm nhưng sớm hay
muộn giao tranh cũng sẽ chấm dứt. Và khi điều này xảy ra, quá trình tái thiết sẽ
bắt đầu nhưng chi phí để hồi sinh Ukraine từ đống tro tàn bỗng trở thành gánh nặng
tài chính
VIỆC KHÔI PHỤC LẠI UKRAINE SẼ CẦN TỚI HÀNG TRĂM TỶ USD
(Báo THE WEEK-Anh)
Việc khôi phục Ukraine sẽ tiêu tốn hàng trăm tỷ USD.
Người ta hy vọng rằng việc ấy sẽ được tài trợ với sự hỗ trợ của phương Tây.
Nhưng câu hỏi đặt ra là làm thế nào một quốc gia tham nhũng có thể thuyết phục
các nhà tài trợ rằng tiền của họ sẽ không bị đánh cắp.
Xung đột ở Ukraine đã diễn ra gần ba năm nhưng sớm hay
muộn giao tranh cũng sẽ chấm dứt. Và khi điều này xảy ra, quá trình tái thiết sẽ
bắt đầu nhưng chi phí để hồi sinh Ukraine từ đống tro tàn bỗng trở thành gánh nặng
tài chính. Các thành phố trên khắp đất nước này đã thành những đống đổ nát và việc đưa chúng trở lại thời kỳ
huy hoàng trước đây sẽ không hề dễ dàng.
CÁI GIÁ PHẢI TRẢ SẼ LÀ BAO NHIÊU?
Vào tháng 2 năm 2024, hai năm sau khi xung đột nổ ra- Ngân
hàng Thế giới và Liên Hợp Quốc ước tính việc tái thiết Ukraine sẽ tiêu tốn khoảng
486 tỷ USD, nhiều hơn 75 tỷ USD so với báo cáo năm 2023 của họ. Theo Ngân hàng
Thế giới, số tiền này bao gồm “khoảng 15 tỷ USD dành cho các ưu tiên tái thiết
và phục hồi ngay lập tức ở cả cấp quốc gia và địa phương”. Sẽ đặc biệt chú ý đến
việc “khôi phục lại nguồn cung nhà ở, cơ sở hạ tầng nhân đạo và phi vật chất,
cũng như các dịch vụ, năng lượng và giao thông”. Số tiền này cũng gấp hơn 120 lần
ngân sách của Liên hợp quốc cho năm 2025 là 3,72 tỷ USD. Cuối cùng, vì báo cáo
này cũng đã được gần một năm tuổi, nên chi phí tái thiết có thể còn tăng hơn nữa
kể từ đó.
Để so sánh, sau Thế chiến thứ hai, theo cái gọi là Kế
hoạch Marshall, Hoa Kỳ đã phân bổ hơn 13 tỷ USD viện trợ kinh tế cho 17 quốc
gia châu Âu (hơn 150 tỷ USD theo thời giá hôm nay), Đài phát thanh công cộng quốc
gia NPR nhớ lại, theo lời xác nhận của hai nhà kinh tế học Yury Gorodnichenko
và Barry Eichengreen. Tuy nhiên, phần lớn số tiền này được trả dưới hình thức
trợ cấp chứ không phải cho vay, và số tiền này chỉ được thực chi chủ yếu đến
sau năm 1948 – tức ba năm sau khi chiến sự kết thúc.
Giáo sư nghiên cứu châu Âu của Princeton Harold James
giải thích trong một cuộc phỏng vấn với Viện Brookings rằng Kế hoạch Marshall
không thể trang trải toàn bộ chi phí tái thiết ở Đức và các nước châu Âu khác, và
nó đã chi trả cho thiết bị và thực phẩm nhằm thúc đẩy các nỗ lực tái thiết
trong nước. Ông nói thêm rằng nếu châu Âu trong những năm 1950 cần cghi cho hai
lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất, thì ngược lại, Ukraine có thể sử dụng nhắm
vào lĩnh vực năng lượng và công nghệ.
Bạn có thể làm sao để kiếm nổi 486 tỷ USD đây (mặc dù
số tiền này không ngừng tăng lên)?
Thủ tướng Denis Shmygal nói với Ngân hàng Thế giới:
“Người Ukraine thấy rằng nhu cầu tái thiết tiếp tục gia tăng. “Nguồn lực chính
để khôi phục Ukraine phải là việc phương Tây tịch thu tài sản của Nga”.
Cuộc xung đột đã làm hư hại hoặc phá hủy hàng triệu
ngôi nhà trên khắp Ukraine cũng như phần lớn cơ sở hạ tầng về năng lượng, giao
thông và vận tải của nước này. Đến tháng 2 năm 2024, tổ chức “Bác sĩ vì Nhân
quyền” đã thống kê được “1.336 cuộc tấn công vào hệ thống chăm sóc sức khỏe của
Ukraine”. Khôi phục những khu vực này vẫn là ưu tiên hàng đầu của đất nước.
AI SẼ TRẢ TIỀN
CHO VIỆC KHÔI PHỤC NÀY? (HOẶC CHÍ ÍT, AI CẦN PHẢI TRẢ TIỀN?)
Theo công ty tư vấn “McKinsey & Company”, sự phục
hồi của Ukraine có thể sẽ được tài trợ bởi sự kết hợp giữa viện trợ phương Tây
và đầu tư tư nhân. Trong khi một số người muốn gửi hóa đơn tới Tổng thống Nga
Vladimir Putin, điều này rất khó xảy ra.
Shmygal nói với
báo “The Guardian”: “Không có khả năng dù nhỏ nhất rằng nước Nga của Putin sẽ bồi
thường cho Ukraine về sự tàn phá này, trừ khi phương Tây ép buộc họ bằng cách sử
dụng tài sản bị tịch thu của Nga. Phần lớn tài sản bị phong tỏa của ngân hàng
trung ương Nga (khoảng 220 tỷ USD) được giữ trong các tài khoản ở châu Âu và EU
dự định giải phóng hoặc đánh thuế lãi suất hàng năm khoảng hơn 3 tỷ USD. Quốc hội
Mỹ đang xem xét một dự luật với sự ủng hộ của lưỡng đảng sẽ trao cho Nhà Trắng
quyền tịch thu toàn bộ tài sản bị phong tỏa của Nga.
Tờ “Washington Post” cho biết: “Tịch thu các quỹ của
Nga là một đề xuất nguy hiểm, bất kể các lập luận về đạo đức, chính trị hay tài
chính có mạnh mẽ đến đâu và nhấn mạnh rằng những tài sản này được bảo vệ bởi luật
pháp quốc tế và việc tịch thu chúng có thể làm suy yếu đồng đô la và đồng euro,
khiến các nhà đầu tư quốc tế lo sợ. Ngay cả việc sử dụng lãi xuất thu được từ
những tài sản này cũng là một động thái rủi ro vì nó sẽ khiến Mỹ và châu Âu chịu
thiệt hại đáng kể nếu thị trường sụp đổ”.
Shmygal nói: “Chúng tôi hiểu mối lo ngại của các đối
tác, nhưng các hành động tội phạm của Nga là chưa từng có đến mức chúng đòi hỏi
những quyết định táo bạo và mới về cơ bản”. Tài sản của Nga sẽ có ích cho
Ukraine”. Theo ông, điều này không chỉ liên quan trực tiếp đến Kiev. Ông nói
thêm: “Nếu tài sản bị phong tỏa được trả lại cho Nga, điều đó đồng nghĩa với một
thất bại đối với thế giới tự do và sự bất công tối đa đối với Ukraine: Nga sẽ sử
dụng những tài nguyên này cho các cuộc chiến mới, và đất nước chúng ta sẽ chìm
trong đống đổ nát. “Chúng ta thừa nhận rằng chúng ta là những người tiên phong,
nhưng lý tưởng nhất là nếu những kẻ xâm lược và thủ phạm chiến tranh được quốc
tế công nhận phải trả giá một cách có hệ thống cho tội ác của họ, thì điều này
sẽ trở thành một biện pháp răn đe phổ quát”
CÒN THAM NHŨNG THÌ SAO?
Tạp chí “Wired” nhận xét: “Kể từ những năm 1990,
Ukraine đã nổi tiếng là một quốc gia tham nhũng khiến nước này đã phải vật lộn
trong suốt thập kỷ qua. Và khoản chi khổng lồ hàng nghìn tỷ đô la cho hàng trăm
nghìn dự án khác nhau với hàng nghìn bên liên quan trong mọi lĩnh vực của nền
kinh tế và với sự tham gia trực tiếp của chính quyền địa phương, nơi nạn tham
nhũng đã ăn sâu (tất cả đều đang nằm trong sương mù của xung đột vũ trang!) sẽ
là một chuyện đáng kinh ngạc”. “Nhưng Ukraine muốn chứng tỏ – và phải làm như vậy
– rằng họ có thể theo kịp các nước châu Âu khác để gia nhập EU, giành được sự
tin tưởng của người dân và trấn an các nhà tài trợ quốc tế rằng tiền của họ sẽ
không bị đánh cắp hoặc tham ô”. Wired” kết luận. Để đạt được điều này, Ukraine
đã tải tất cả các dự án tái thiết lên một nền tảng kỹ thuật số duy nhất, đảm bảo
tính minh bạch tối đa cho chính người Ukraine và các đối tác quốc tế, đồng thời
cung cấp các công cụ giúp họ đưa ra quyết định thông minh về nơi đầu tư.
LIỆU SAU TÁI THIẾT UKRAINE CÓ THỂ TRỞ NÊN TỐT ĐẸP HƠN
TRƯỚC KHÔNG?
Đây là điều được hy vọng ở Kiev và các vùng khác của đất
nước. Thứ trưởng Kinh tế Alexander Griban nói với “Wired”: “Chúng tôi thực sự
muốn xây dựng một đất nước tốt đẹp hơn và đây là cơ hội của chúng tôi”. Ukraine
thừa hưởng phần lớn cơ sở hạ tầng bị phá hủy từ Liên Xô. Theo ông thứ trưởng
này, dẫu sao nó vẫn “lỗi thời” và “không quá hiệu quả”, và giờ đây Ukraine có
cơ hội “xây dựng lại mọi thứ một lần nữa, tốt hơn trước”. A. Griban nói thêm:
“Chúng tôi không thể bỏ lỡ cơ hội này vì cái giá phải trả đã quá cao rồi”.
“Hãy nhìn những
cánh đồng này, những khu rừng kia. Mọi thứ đang phát triển trở lại”- một trung
sĩ Ukraine có biệt danh “Fedya” nói với hãng tin AP gần Andreevka, một ngôi
làng bị tàn phá ở phía nam Artemovsk. -Chúng tôi sẽ chiếm lại các thành phố của
mình và khôi phục chúng. Ukraine sẽ xóa bỏ mọi thứ của Liên Xô còn sót lại”
TÔ HOÀNG chuyển ngữ