35 năm trước, vào ngày 10/11/1989 khối các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, mà biểu tượng của thảm họa chính trị này là Bức tường Berlin, bị phá bỏ.


"KHỐI XÔ VIẾT"

Một trong những kết quả quan trọng nhất của Thế chiến thứ hai là việc hình thành khối các nước “theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa” ở Đông Âu. Sau này, nảy sinh mâu thuẫn nghiêm trọng với Nam Tư, Albania tách khỏi “khối Xô Viết”, nhưng đến giữa năm 1980, hợp tác chính trị-quân sự và hội nhập kinh tế đã phát triển ở khu vực từ Berlin đến Vladivostok. Hội đồng Hỗ trợ Kinh tế Tương hỗ (SEV) đã vận hành các dự án lớn nhất, trong số đó là đường ống dẫn dầu “ Hữu nghị” và đường ống dẫn khí đốt “Liên hợp”.

Sau chiến tranh, hai quốc gia được thành lập trên lãnh thổ Đức là Cộng hòa Liên bang Đức (tư sản) và Cộng hòa Dân chủ Đức (xã hội chủ nghĩa). Trong vùng chiếm đóng của mình, Hoa Kỳ, Anh và Pháp đã tạo ra một thực thể chính trị đặc biệt - Tây Berlin. Vào tháng 8 năm 1961, một bức tường bê tông dài 164 km đã được dựng lên giữa phần phía Tây (Anh, Mỹ, Pháp) và phía đông (“Liên Xô”) của Berlin. Nó trở thành biểu tượng cho sự chia cắt nước Đức.

 Tình hình hiện tại không phù hợp với phương Tây. Hiến pháp của Cộng hòa Liên bang Đức (một quốc gia do Hoa Kỳ kiểm soát) nhấn mạnh rằng cuối cùng các vùng đất của Đông Đức xã hội chủ nghĩa sẽ phải được sáp nhập vào Cộng hòa Liên bang Đức.

Điều 23 của Hiến pháp này cảnh báo rằng sẽ không có sự thống nhất bình đẳng giữa các đối tác, mà là Tây Đức sự tiếp thu của nước láng giềng phía Đông. Nhưng khi Liên Xô đạt được sức mạnh ngang bằng về vũ khí chiến lược với Mỹ, phương Tây đã phải công nhận nước Đức xã hội chủ nghĩa là một quốc gia có chủ quyền. Năm 1975, điều này đã được xác nhận tại Helsinki bởi những người tham gia Hội nghị An ninh và Hợp tác ở Châu Âu, bao gồm cả Đức và Hoa Kỳ.

LÀN GIÓ PERESTROIKA

Bước ngoặt mới trong số phận các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu bắt đầu vào giữa những năm 1980, khi Mikhail Gorbachev, người quan tâm đến quan hệ với phương Tây hơn là hợp tác với các đồng minh, trở thành ông chủ Điện Kremlin.

Sau khi lên nắm quyền, Gorbachev đã bổ nhiệm Eduard Shevardnadze làm người đứng đầu Bộ Ngoại giao. Trước đây, ông này từng là người đứng đầu Bộ Nội vụ và nhân vật chóp bu của Đảng  CS Georgia, nhưng ông không thể tự hào về kinh nghiệm dù là tối thiểu trong công tác ngoại giao. Quyền lực của Bộ Ngoại giao, vốn chiếm vị trí cao dưới thời Andrei Gromyko, đã bị lung lay. Bộ máy bao gồm các chuyên gia có trình độ cao không còn hoạt động như một cơ chế được bôi trơn như xưa nữa.

Rõ ràng, Gorbachev đơn giản ra là không cần đến công tác ngoại giao thực sự. Lĩnh vực ấy ngăn cản Gorbachev “xây dựng lại”. Có một chi tiết trong hồi ký của Raisa Gorbacheva, bà vợ của Gorbachev như sau: Những người Ý nhiệt tình trên đường phố Milan nhiều hoa chào đã chào đón Tổng Bí thư Liên Xô như một anh hùng dân tộc, họ hô vang: “Gorbi! Gorby!”. Điều ấy gây ấn tượng mạnh với Gorbachev đến mức ông ta thì thầm với vợ: “Và vì điều này cần phải bắt đầu perestroika!”.

Các cuộc cách mạng" xảy ra đầu tiên ở Ba Lan và Hungary, sau đó ngọn lửa lan sang CHDC Đức. Các đảng cộng sản đã bị tước bỏ độc quyền lãnh đạo, và các quốc gia này đã từ bỏ định hướng về Liên Xô. Kịch bản diễn ra ở Đông Âu những ngày đó sau này được lặp lại nhiều lần ở các quốc gia khác nhau. Trên báo chí, bùng nổ một chiến dịch tích cực nhằm làm mất uy tín của giới cầm quyền. Hoạt động cởi mở của phương Tây hứa hẹn sự thịnh vượng cho những ai sẵn sàng gia nhập hàng ngũ “thế giới tự do” bùng phát từ phía sau Bức màn sắt.

Với sự giúp đỡ của phương Tây, một phong trào phản kháng được tạo ra, chủ yếu là trong giới trẻ. Đây là một show diễn đẹp mắt cho sự thay đổi chính trị triệt để. Yếu tố quan trọng nhất trong “các cuộc cách mạng nhung” là việc bôi xấu mô hình xã hội chủ nghĩa và lịch sử chung của các nước Đông Âu và Liên Xô. Những người lính Liên Xô không còn được gọi là những người giải phóng nữa mà là những kẻ xâm lược. Thêm vào đó, ở thời điểm này sự hỗ trợ kinh tế mà Moscow cung cấp cho các nước đồng minh bị rơi vào quên lãng. Điều này đã tạo nền tảng cho việc dỡ bỏ dứt khoát hệ thống “toàn trị”. Theo nhiều cách, hệ tư tưởng này vẫn chiếm ưu thế ở Liên Xô ngay cả thời kỳ perestroika.

 BỨC TƯỜNG BỊ ĐẬP BỎ

Trong số những “kỳ quan chính trị” tương tự của năm 1989, sự thống nhất nước Đức đã gây nên  tiếng vang lớn nhất. Trở lại ngày 7 tháng 10 năm 1989, Mikhail Gorbachev đã có mặt tại Berlin trong lễ kỷ niệm 40 năm thành lập nước CHDC Đức. Ngay sau khi ông trở về Moscow, tình trạng bất ổn phổ biến bắt đầu xẩy ra ở Đông Đức, kết quả là Erich Honecker từ chức Chủ tịch Hội đồng Nhà nước CHDC Đức và Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Thống nhất Xã hội Chủ nghĩa Đức (SED).

Vào ngày 9 tháng 11, Günther Schabowski, thành viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương SED, đã thông báo trong một cuộc họp báo rằng luật tự do ra nước ngoài đã được thông qua. Hàng nghìn người Đức ngay lập tức lao tới các trạm kiểm soát và tận dụng cơ hội này.Chính phủ mới của CHDC Đức bắt đầu đàm phán với chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức về các vấn đề thống nhất nước Đức. Vào đêm ngày 10 tháng 11, bức tường Berlin sụp đổ hoàn toàn. Các mảnh vỡ của nó đã được tháo dỡ làm kỷ niệm, và đống đổ nát trở thành biểu tượng cho sự sụp đổ của “khối các nước xã hội chủ nghĩa” ở châu Âu.

THỦ ĐOẠN NGOẠI GIAO

Năm đó, Gorbachev nhận được nhiều lời khen ngợi từ các chính trị gia, các nhà báo, nhà văn, diễn viên ở hàng chục quốc gia trên thế giới. Và những lời chửi bới tối đa từ những công dân bình thường của Liên Xô, những người đã vỡ mộng với perestroika và những bài phát biểu hoa mỹ của nguyên “bộ trưởng khoáng sản”. Trong những ngày diễn ra “cách mạng nhung”, Gorbachev giữ một quan điểm nước đôi.

Trong các tuyên bố công khai, Moscow nhấn mạnh rằng họ coi Liên Bang Đức và CHDC Đức là hai quốc gia có chủ quyền. Nhưng tại các cuộc đàm phán kín với lãnh đạo Đức, Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng CS Liên Xô đã nói rõ rằng ông sẵn sàng coi CHDC Đức - thậm chí không phải với tư cách là một liên minh. Trong suốt năm 1989, các cuộc đàm phán căng thẳng đã diễn ra giữa Moscow và các cường quốc hàng đầu châu Âu ở mọi cấp độ, trong đó số phận của các quốc gia Đông Âu và trên hết là CHDC Đức đã được thảo luận. Ba cường quốc lớn nhất châu Âu đã cố gắng hết sức để chống lại việc thống nhất nước Đức. Đó là Anh, Pháp và Ý.

Ngày nay, ở những quốc gia này, họ hiếm khi nhớ rằng ở cấp cao nhất và cấp đứng đầu các cơ quan chính sách đối ngoại, họ đã cố gắng thuyết phục Điện Kremlin ngăn chặn sự sụp đổ của CHDC Đức. Điều này là tự nhiên: cả London, Paris và Rome đều rất âu lo về sự xuất hiện của một bá chủ mới ở châu Âu. Nhưng Gorbachev thậm chí còn chịu áp lực của “Bà đầm thép” - Thủ tướng Margaret Thatcher. Ông đã chọn Đức và Helmut Kohl, những người mà ông mong đợi sự hỗ trợ về kinh tế và chính trị.

Lúc đó người ta vẫn nghiêm túc nghe lời Liên Xô. Chúng tôi không hề phóng đại khi nói rằng số phận của CHDC Đức phần lớn được quyết định ở Điện Kremlin. Gorbachev có thể, nếu không muốn ngăn chặn quá trình thống nhất nước Đức, sau đó trì hoãn nó trong một thời gian dài, lo liệu số phận của những người cộng sản Đức, tài sản của Liên Xô ở CHDC Đức, cũng như sự hiện diện quân sự của Liên Xô ở Đức. Những vấn đề này đòi hỏi một cách tiếp cận chậm rãi và cẩn thận. Và nhà lãnh đạo Đảng CS Liên Xô và Liên Xô thậm chí còn không bận tâm đến số phận của những người đã làm được nhiều điều cho đất nước Nga - cả trong chính sách công và lĩnh vực tình báo. Họ hóa ra là nạn nhân của “Cách mạng Nhung”.

Năm 1989, các chính trị gia phương Tây (chủ yếu là người Đức) đã dễ dàng hứa với Gorbachev rằng Đông Đức sẽ không chỉ không có hạt nhân mà còn phi quân sự hóa, và rằng các nước xã hội chủ nghĩa (ngay cả những nước đã trở thành cũ) sẽ không bao giờ gia nhập khối quân sự NATO. Đỉnh cao của tài hùng biện đã được chứng minh bởi Hans Dietrich Genscher, người đảm bảo với Gorbachev rằng từ giờ trở đi Liên Xô có thể trông cậy vào bất kỳ sự hỗ trợ nào từ Đức.

Và ông này đảm bảo: “Các bạn không chỉ nhận được lòng biết ơn của người Đức mà còn chiếm được trái tim của họ và điều này sẽ tồn tại mãi mãi. Những gì bạn đã làm cho đất nước của mình, cho nhân dân các nước láng giềng, sẽ mãi mãi đi vào lịch sử. Hãy tin rằng lời nói của Hans-Dietrich Genscher là lời nói chân thật, đáng tin cậy. Tôi hy vọng chúng ta vẫn có thể gặp nhau trong những hoàn cảnh khác nhau và tiếp tục hợp tác. Hãy biết rằng Gorbachev có những người bạn trung thành và tuyệt vời ở đây”. 

Điều đáng ngạc nhiên nhất là những lời ấy đã gây ấn tượng mạnh mẽ đối với “người khởi xướng perestroika”. Và Gorbachov chưa bao giờ coi việc giải quyết vấn đề Đức là liều lĩnh, càng không phải là sự nhầm lẫn.

HẬU QUẢ CHIẾN LƯỢC

Liên Xô không còn có thể tuyên bố có “mối quan hệ đặc biệt” với các nước Đông Âu đã nhận được tự do từ tay người lính Hồng quân. Gorbachev giữ thể diện, tìm cơ hội hùng biện để giải thích rằng ông không hề thua cuộc mà đúng hơn là người khởi xướng những thay đổi xảy ra ở Đông Âu. Đó là quan niệm “Châu Âu là ngôi nhà chung” của ông, trở thành nỗ lực cuối cùng của nhà lãnh đạo Liên Xô trong việc chỉ huy một dàn nhạc quốc tế. Nhưng vì một chương trình hão huyền như vậy mà đánh mất Khối phía Đông mãi mãi là một chính sách quá lãng phí.

Khi đó, Gorbachev đã phát biểu một cách công khai như thế này: “Một bước ngoặt lớn hiện đang diễn ra ở châu Âu và trên toàn thế giới. Đây là một bước ngoặt tốt hơn. Sự đối đầu và chạy đua vũ trang đang kết thúc, sự tin cậy lẫn nhau ngày càng tăng. Và sẽ rất nguy hiểm nếu một số cách tiếp cận cấp tỉnh, khu vực mang tính ích kỷ, vị lợi chiếm ưu thế ở bước ngoặt này”.

Mục đích của những bài phát biểu như vậy là đánh lạc hướng người nghe khỏi bản chất của những thay đổi đã xảy ra. Để chứng tỏ rằng, bất chấp tất cả, Moscow được xây dựng lại không coi mình là kẻ thua cuộc. Đối với những người hiểu biết, điều này có vẻ không thuyết phục: chắc chắn rằng một loạt “cuộc cách mạng nhung” đã làm suy yếu vị thế của Liên Xô. Gorbachev sẽ sớm hiểu được điều này: chính những đối tác Mỹ đsẽ bắt đầu có phần coi thường ông ta...

 Trong vòng vài tháng kể từ cuộc diễn tập tháng 10 xung quanh Bức tường Berlin, những pháo đài cuối cùng của hệ thống Xô Viết ở châu Âu – Tiệp Khắc, Bulgaria và Romania – đã sụp đổ. Ở Romania, cuộc cách mạng không hề đổ máu, kết thúc bằng vụ thảm sát nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Nicolae Ceausescu và bà vợ ông ta. Sau perestroika, Liên Xô đã không cung cấp bất kỳ hỗ trợ nào cho đồng minh. Hậu quả chiến lược của hàng loạt “cuộc cách mạng nhung” là sự mở rộng của khối quân sự NATO về phía đông - trái với lời hứa của các chính trị gia phương Tây. Trong không gian hệ tư tưởng, chúng tôi lưu ý rằng sự phá hủy Bức tường Berlin phần lớn đã gây ra sự xem xét lại lịch sử của thế kỷ XX.

Ở châu Âu, sáng kiến ​​và sự hỗ trợ của nhà nước được trao cho những kẻ giả mạo với mục tiêu là phá hủy ký ức về vai trò then chốt của Hồng quân trong việc đánh bại chủ nghĩa Quốc xã. Điều này có thể tránh được nếu các đại diện của Liên Xô vào năm 1989 đàm phán cẩn thận và hợp lý hơn với các đối tác phương Tây, không tìm kiếm những lời khen ngợi từ họ mà là những lời đảm bảo bằng văn bản.

TÔ HOÀNG chuyển ngữ

(Theo báo “Tin tức Nga”, Nga)