Tác giả bài báo
trên “The Atlantic” khẳng định: “Tôi cũng như nhiều người trong chúng ta,
là một Dostoyevsky nhỏ”. Nhà báo Mỹ dường như đã quên mất việc xóa bỏ văn hóa
Nga ở phương Tây. Hãy nhìn sâu hơn sẽ hiểu được con đường của tâm hồn bồn chồn
này, văn hào thôi thúc cả độc giả nước ngoài. Tác phẩm của nhà văn Nga không phải
lúc nào cũng là tấm gương vui vẻ, hài hước.
NGUYÊN TẮC TỰ DO
CÁ NHÂN CỦA VĂN HÀO DOSTOYEVSKY
(Báo THE ATLANTIC
– Mỹ)
Vào ngày 22 tháng 12
năm 1849, nhà văn Nga 28 tuổi Fyodor Dostoyevsky
đứng trước một đội xử bắn. Ông và 21 thành viên khác của nhóm bất
đồng chính kiến cực đoan Petrashevsky bị buộc tội hoạt động chống chính phủ.
Tất cả bọn họ
đều đội túi lên đầu và bị trói
vào cột, bạn
bè của Dostoyevsky rất kinh hoàng, nhưng bản thân ông vẫn hoàn toàn bình tĩnh.
“Chúa Kitô ở cùng chúng ta”-
ông
nói khô khốc. Thật đáng kinh ngạc, những người bị kết án đã may mắn tránh được
việc bị hành quyết: ngay trước khi phát súng nổ ra, một sứ giả đã đến với sắc lệnh
ân xá của Nga hoàng.
Bản án tử hình đã được thay đổi thành lao động khổ sai thời gian ngắn.
Bạn có
thể
nghĩ rằng một người đang nhìn thẳng vào cái chết sắp xảy ra cần phải có tính cách bình thản, điềm tĩnh và rất có thể là người có
đức tin tôn giáo vô điều kiện. Nhưng bạn sẽ sai về mọi mặt. Dostoyevsky là một
người bồn chồn, một kẻ lang thang tâm linh, không chấp nhận bất cứ điều gì mà
không có bằng chứng và nghi ngờ mọi thứ, kể cả đức tin của chính mình. Rõ ràng
là sự bất mãn sâu sắc đã hình thành nên lối sống của ông, không nhằm mục đích
theo đuổi niềm vui và sự thoải mái mà là tìm kiếm ý nghĩa. Cảm giác này đã mang lại cho ông sự bình tĩnh mà ông thể hiện cả trong những khoảnh khắc trước
cuộc hành quyết, điều mà ông
coi là lần cuối cùng trong cuộc đời ngắn ngủi của mình.
Có lẽ bạn, như nhiều người trong chúng ta, giống Dostoyevsky
ở một khía cạnh nào đó: bạn cảm thấy lạc lõng, hơi mâu thuẫn với thế giới, dễ
dàng rơi vào nỗi kinh hoàng hiện sinh. Một giọt triết lý của Dostoevsky, dù
căng thẳng và xa rời thực tế, chính là điều chúng ta cần để đạt được sự bình
yên trong tâm hồn: không chỉ trên bờ vực của sự sống và cái chết, mà ngay bây
giờ và bất cứ lúc nào.
Không giống như nhiều
nhà tư tưởng đương đại của thế kỷ 19, Dostoyevsky chưa bao giờ trình bày triết
lý của mình trong các văn bản được tạo ra đặc biệt cho mục đích này. Đúng
hơn, ông đã truyền tải nó đến với người
đọc trong các tiểu thuyết như “Anh
em nhà Karamazov”
và “Kẻ ngốc”, cũng như những truyện ngắn, truyện vừa và những bản phác thảo
không thường xuyên. Thông qua các chủ đề lặp đi lặp lại trong tác phẩm của
mình, văn hào đã
tiết lộ một bộ quy tắc để sống một cuộc sống có ý nghĩa.
ĐÍCH ĐẾN CỦA CON ĐƯỜNG
CHÍNH LÀ CON ĐƯỜNG
Trong cuốn tiểu thuyết
“Kẻ ngốc” xuất bản năm 1869, Dostoyevsky phản ánh về những trải nghiệm của Christopher
Columbus trong chuyến hành trình xuyên Đại Tây Dương: "Hãy tin rằng Columbus
vui mừng không phải khi đã khám phá ra châu Mỹ mà là khi ông sắp khám phá ra
nó; hãy tin rằng khoảnh khắc hạnh phúc nhất của ông ấy có lẽ đã tới đúng ba
ngày trước khi khám phá ra Thế giới mới!"
Làm sao vậy? “Vấn đề
nằm ở cuộc sống, ở cả một cuộc đời, - ở sự bắt đầu, liên tục và vĩnh viễn của
nó, chứ không chỉ ở sự mở đầu nào cả!”
Ở đây Dostoyevsky biểu thị một trong những nghịch lý lớn nhất của sự
tồn tại: hạnh phúc cần có mục tiêu; mục tiêu đòi hỏi ý thức định hướng.
Để hiểu được phương hướng, bạn cần đặt ra mục tiêu -
nhưng hạnh phúc không thể đạt được khi thực hiện mục tiêu này. Tôi đã từng viết
về bẫy thành tích. Khi dấn thân vào, người ta cho rằng đạt được những mục tiêu
quan trọng sẽ giúp mình hạnh phúc, để rồi lại thất vọng cay đắng vì những hy vọng
chưa được thực hiện. Sau một thành tựu đáng kể, nhiều người bị trầm cảm. Sự hài
lòng thực sự chỉ đạt được thông qua sự tiến bộ thành công hướng tới một mục
tiêu.
SỐNG CÓ NGHĨA LÀ LỰA CHỌN TỰ DO.
Ngoài “Tội ác và trừng phạt”, Dostoyevsky còn viết cuốn
tiểu thuyết nổi tiếng “Anh em nhà Karamazov” (1880). Trên các trang của tác phẩm,
một câu chuyện ngụ ngôn được chèn vào “Đại thẩm phán” phản ánh quan điểm riêng
của nhà văn, về sự trở lại của Chúa Giê-su trên trái đất vào thời kỳ đỉnh cao của
Tòa án dị giáo Tây Ban Nha. Gặp Chúa Giêsu, Đại thẩm phán bắt giữ Ngài vì Ngài tin
rằng con người phải có quyền tự do lựa chọn điều gì tốt cho họ. Không, Đại thẩm
phán nói.
Con đường này dẫn đến cảm giác tội lỗi, lo lắng, hối
tiếc và nghi ngờ. Vì hạnh phúc, theo ông, con người phải từ bỏ tự do và đi theo
con đường cũ. “Chúng tôi đã sửa chữa hành động của Ngài”- ông ta thốt ra những
lời khủng khiếp, kết án tử hình người bị giam cầm bằng cách thiêu sống.
Đừng vội cười và nghĩ: Đại thẩm phán có thể đúng. Thật
vậy, chúng ta biết rằng sự tự do vô hạn không phải là chìa khóa dẫn đến hạnh
phúc. Các nhà tâm lý học từ lâu đã chứng minh rằng tự do, đặc biệt là trong một
nền văn hóa đề cao chủ nghĩa cá nhân, dễ dàng biến thành chế độ chuyên chế vì
chính những lý do mà Đại thẩm phán đã nêu ra. Bí quyết của sự hài lòng có thể
chỉ là suy nghĩ như mọi người khác, ổn định và phục tùng hoàn cảnh. Bạn có thể
thư giãn, tận hưởng sự điên rồ của thế giới này và ngừng lấp đầy đầu mình bằng
những thứ triết học vô nghĩa.
Rõ ràng Dostoyevsky sẽ không đồng ý với điều này. Người
viết đã đưa ra lựa chọn đạo đức của mình - sự lựa chọn của Chúa Giêsu chứ không
phải của Đại Thẩm phán, mặc dù điều đó rất đau đớn.
CẨN THẬN VỚI “CUNG ĐIỆN BẰNG PHA LÊ”.
Dostoyevsky tin rằng để đổi lấy tự do, thế giới đang
trao cho chúng ta một thứ hoàn toàn giả tạo - một "cung điện pha lê",
mà ông đã viết về cuốn tiểu thuyết “ Những ghi chép từ dưới tầng hầm” xuất bản
năm 1864 của mình. Vào thời của ông, cũng như ở thời đại chúng ta, một xã hội
không tưởng về mặt kỹ trị đã ngự trị ý tưởng khá phổ biến rằng tất cả các vấn đề
phức tạp về sự tồn tại và tình yêu của con người có thể được đơn giản hóa và giải
quyết thông qua nỗ lực của khoa học và quyền lực (nếu chúng ta phục tùng các cơ
quan chức năng này). Dostoyevsky đã không cố gắng tìm kiếm một tương lai như vậy
- một cách rập khuôn và được tính toán với độ chính xác toán học. Ông lập luận
rằng những nỗ lực như thế sẽ làm tê liệt các giác quan và làm mất nhân tính của
chúng ta.
Vậy ông ấy có lỗi gì? Một thế kỷ rưỡi qua mang đến cho
chúng ta những tiến bộ công nghệ, đã thực sự cải thiện sự tồn tại của con người
về nhiều mặt. Nhưng ngày nay các nhà khoa học cũng đang cảnh báo chúng ta về
tác động mất nhân tính của việc lạm dụng mạng xã hội và điện thoại thông minhm
thay thế cho
sự kết nối và mối quan hệ giữa con người với nhau.
Dostoyevsky dường như sẽ nói rằng trải nghiệm sự đau khổ của một cuộc sống trọn
vẹn trong thế giới có thực sẽ tốt hơn nhiều so với việc lãng phí và mòn mỏi
trong cung điện pha lê.
TÔ HOÀNG chuyển ngữ