Trung Quốc sẵn sàng cung cấp các khoản vay với các điều kiện phục vụ cho quyền lợi của họ. Tất cả vật liệu xây dựng sẽ được đưa từ Trung Quốc sang và việc xây dựng sẽ do công nhân Trung Quốc thực hiện.


“CHÚNG TÔI THỨC DẬY, KHẮP NƠI TOÀN NGƯỜI TRUNG QUỐC”

(Bài trên báo “Nhân chứng và Sự kiện”- Nga)

Tôi luôn nói rằng tôi coi ẩm thực là một trong những hình thức mở rộng văn hóa. Bạn có thể nhận thấy ngay tầm ảnh hưởng của quốc gia này đối với quốc gia khác. Đây, ở trung tâm thành phố chỉ có hàng loạt quán ăn Trung Quốc. Bên trái là những người Hồi giáo gốc Hoa đang rót súp thịt cừu với bánh mì dẹt, bên phải họ đang mời món Lẩu Bắc Kinh: tự nấu thịt, trước mặt là bánh bao Quảng Đông với tôm, phía sau - mì Tứ Xuyên.

Các chủ sở hữu của các quán hầu như không nói được tiếng Anh. Họ đến từ Trung Quốc, và đã quen với khách hàng của mình. Điều tương tự, ở khắp mọi nơi, là rất nhiều khách sạn nhỏ với nhân viên đến từ Trung Quốc. Tôi đến một khách sạn và hỏi giá phòng bao nhiêu: trong một thời gian dài người chủ không thể hiểu tôi muốn gì - suy cho cùng, chỉ có người Trung Quốc mới ở đó!

Các công ty du lịch từ Trung Quốc cung cấp các chuyến đi đến Tây Tạng rẻ hơn nhiều so với các tổ chức địa phương. Bị kẹp giữa hai cường quốc lớn (Trung Quốc và Ấn Độ), xứ sở Nepal đã được coi là thái ấp của Ấn Độ trong hàng trăm năm, nhưng giờ đây nó đang dần rơi vào ảnh hưởng của Trung Quốc. Điều này đã xảy ra như thế nào và Nga nên rút ra bài học gì từ những gì đã và đang xảy ra? Một nhà báo của “Nhân chứng và Lịch sử” đã tham gia vào chuyên đề này.

"MỌI NGƯỜI VÔ CÙNG SỢ HÃI”

Điều thú vị là Nepal và Trung Quốc luôn có mối quan hệ không mấy tốt đẹp trong lịch sử. Các bộ lạc Gurkha hiếu chiến thường xuyên chiến đấu với Đế quốc Mặt trời, và vào năm 1950, ngay khi quân Trung Quốc chiếm đóng nước láng giềng Tây Tạng, Nepal đã lo sợ trước nguy cơ bị xâm chiếm.

 Ông Narendra Abhiraj, chủ công ty du lịch tại Nepal, nhớ lại: “Cha mẹ tôi nói: người Trung quốc thuở đó thực sự đang ngồi trong vali để trốn sang Ấn Độ. Bọn họ đang thảo luận về những gì Mao Trạch Đông đã công khai nói trong cuốn sách “Cách mạng Trung Quốc và Đảng Cộng sản” rằng biên giới chính xác của CHNDTH bao gồm Miến Điện, Bhutan và... Nepal. Mọi người vô cùng sợ hãi. Hãy tưởng tượng xem thức dậy vào một buổi sáng và nhận ra trên đường phố tràn ngập những người lính Trung quốc”.

Nepal quay sang Ấn Độ để xin hỗ trợ quân sự, quốc gia này đã hỗ trợ quân sự, nhưng bắt đầu can thiệp vào cả thương mại và các vấn đề quốc tế của Nepal, ra lệnh cho Nepal phải làm gì. Tình hình trở nên trầm trọng hơn khi những người di cư từ Ấn Độ bắt đầu ồ ạt kéo tới Nepal. Kết quả là vua Nepal đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào năm 1955, đồng thời công nhận Tây Tạng là một phần của Trung Quốc. Sau khi Ấn Độ bị đánh bại trong cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1962, rõ ràng là không còn ai để bảo vệ Nepal.

KHÔNG TIN SAO, NHƯNG ĐÓ LÀ SỰ THẬT

Năm 1996, một cuộc nổi dậy của du kích cộng sản theo tư tưởng của Mao Trạch Đông đã diễn ra ở Nepal. có vẻ như Trung Quốc nên đứng về phía các đồng chí Nepal của mình - những người theo chủ nghĩa Mao. Quân đội hoàng gia Nepal đã đàn áp cuộc nổi loạn bằng những phương pháp rất tàn bạo, rất đẫm máu, còn Mỹ, Anh và Ấn Độ từ chối cung cấp vũ khí cho chính phủ Nepal lúc bấy giờ. Sau đó nó được... trợ giúp bởi Trung Quốc.

Cựu sĩ quan quân đội Ashok Bahadur nói: “Tôi bị sốc. Các đảng phái đã chiến đấu dưới những biểu ngữ màu đỏ, những bức chân dung của Chủ tịch Mao được treo trong nhà của những người chỉ huy của họ, và Trung Quốc đã bán những vũ khí mà nhà vua Nepal dùng để giết họ”. Tuy nhiên, không có gì bất thường đối với Trung Quốc - về mặt chính thức, Trung Quốc ủng hộ chính phủ hợp pháp, chính phủ này đã yêu cầu giúp đỡ.

Đồng thời, Trung quốc cũng giúp đỡ cả quân nổi dậy. Đấy là thói quen của Đế chế Mặt trời mọc. Người Trung Quốc đặc biệt tinh tế và nhã nhặn với mỗi bên trong cuộc xung đột (ở mức độ này hay mức độ khác), duy trì sự cân bằng và chờ đợi xem ai sẽ thắng trong cuộc đấu tranh kéo dài đó. Năm 2008, chế độ quân chủ của Nepal sụp đổ và một chỉ huy phiến quân trở thành thủ tướng. Nhưng cuối cùng ai chiếm được Kathmandu thì Trung Quốc sẽ là người chiến thắng trong mọi trường hợp. Không tin sao? Nhưng đó là sự thật.

“HỌ GẦN NHƯ LÀ CHỦ NHÂN Ở ĐÂY”

Trong các cửa hàng ở Kathmandu, các kệ chất đầy quần áo Trung Quốc - nhiều thứ hơn đáng kể cả áo khoác hoặc quần jean của Ấn Độ sản xuất. Các dự án xây dựng quy mô lớn đang được tiến hành bên ngoài thủ đô. Trung Quốc đã vượt qua qua Ấn Độ về đầu tư vào nước cộng hòa nhỏ bé này. Một đường cao tốc tám làn đang được xây dựng xung quanh Kathmandu, các nhà máy mì, nhà máy chế biến thịt, nhà máy điện đang được xây dựng trong tỉnh, một tuyến đường sắt cao tốc đang được xây dựng từ Tây Tạng sang và một sân bay hiện đại đã được mở tại thị trấn du lịch Pokhara.

Trung Quốc sẵn sàng cung cấp các khoản vay với các điều kiện phục vụ cho quyền lợi của họ. Tất cả vật liệu xây dựng sẽ được đưa từ Trung Quốc sang và việc xây dựng sẽ do công nhân Trung Quốc thực hiện. Năm 2006, tỷ trọng kim ngạch thương mại của Nepal với Trung Quốc là 3%, hiện nay là 31% và đang tăng lên hàng năm. Ngay cả ở các hiệu thuốc, nơi luôn chỉ bán thuốc Ấn Độ, nay thay bằng thuốc Trung Quốc.

Doanh nhân Randir Andrik chia sẻ: “Chỉ một thập kỷ rưỡi trôi qua, và đột nhiên hóa ra chúng tôi, một quốc gia theo đạo Hindu, luôn cam kết với Ấn Độ, bỗng nhiên sống trong những ngôi nhà Trung Quốc, lái xe trên đường Trung Quốc, ăn mì Trung quốc và bay đi từ các sân bay Trung Quốc. Suốt đời tôi lo sợ người Trung Quốc sẽ tràn qua. Và bây giờ chúng tôi thức dậy vào buổi sáng, ngoài cửa sổ có những chữ tượng hình, và mọi người đều vỗ tay tán thưởng những vị khách Trung Quốc, những người gần như là bậc thầy ở đây. Thật thú vị khi họ làm được điều đó phải không? Tất cả những gì còn lại là giơ hai tay lên!”

“KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN ĐƯỢC SỰ ẢNH HƯỞNG”

Đại sứ Nga tại Nepal Alexey Novikov lưu ý trong một cuộc phỏng vấn với báo “Nhân chứng và Sự kiện”: “Sau khi cuộc cải tổ nội các ở Nepal diễn ra vào tháng 3 năm nay, số lượng người cộng sản nắm giữ các vị trí chủ chốt trong chính phủ đã tăng lên đáng kể”. Nhiều nhà quan sát địa phương không chấp nhận điều này khi có sự can thiệp của “bàn tay của Bắc Kinh”, nhưng các chính trị gia Nepal liên tiếp cho rằng đây là kết quả của một cuộc đấu tranh chính trị nội bộ.

Điều này càng rõ hơn là sau khi được bổ nhiệm, Ngoại trưởng Nepal Narayan Shrestha đã chọn Trung Quốc là quốc gia cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình. Gia tăng ảnh hưởng ở Nepal dĩ   nhiên, Đế quốc Mặt trời càng củng cố hơn ảnh hưởng của mình. Tuy nhiên, ngay cả khi tính đến các sự kiện gần đây, Nepal khó có thể lựa chọn giữa hai cường quốc láng giềng - trong tình thế đó có khả năng cao Nepal sẽ trở thành con bài thương lượng trong cuộc cạnh tranh giữa hai cường quốc Ấn độ và Trung quốc…

...Vào buổi tối ở Kathmandu, tôi tự nấu thịt lợn trong một nồi lẩu, đặt trực tiếp trên bếp ga, ở giữa bàn tại một nhà hàng. Đó là những gì làm theo cách của người Trung Quốc chỉ dẫn, nồi lẩu ngon quá! Trung Quốc đang quảng bá thực phẩm, hàng hóa, văn hóa, du lịch của mình. Sau khi bị cuốn hút vào “những món quà” của Đế chế Mặt trời, một số quốc gia sớm nhận ra rằng họ không thể tồn tại nếu không có Trung Quốc.

Nước Nga nghĩ gì và có kịp hành động không đây?

TÔ HOÀNG chuyển ngữ