Thế giới - với tư cách là một hệ thống sinh học xã hội phức tạp – đã mất cân bằng và chắc chắn sẽ rơi vào hỗn loạn cho đến khi ai đó, thông qua việc sử dụng vũ lực trên quy mô lớn, tạo nên một sự cân bằng mới..


NĂM 2023 QUA ĐI, ĐỂ LẠI ĐIỀU GÌ?

PETR VLASOV

(Nhà văn, Tổng Biên tập báo Văn Hóa- Nga)

Về lý thuyết, trước Năm Mới, chắc bạn phải viết điều gì đó có tính chất khích lệ và tạo sự thư giãn trong các tin nhắn công khai. Đương nhiên, đang trên thế giới ngay hôm nay,điều gì đó giống như địa ngục đang diễn ra,nhưng chúng ta hãy chân thành hy vọng rằng năm tới 2024- mọi thứ -cuối cùng sẽ lắng xuống bằng cách nào đó và cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Những phần tử cực đoan ở Ukraine sẽ yêu người Moskva, người Do Thái sẽ yêu người Palestine, Biden sẽ yêu Trump.v.v.

Lại cũng đương nhiên sẽ không có chuyện đó xảy ra. Thế giới - với tư cách là một hệ thống sinh học xã hội phức tạp - mất cân bằng và chắc chắn sẽ rơi vào tàn bạo cho đ ến khi ai đó, thông qua việc sử dụng vũ lực trên quy mô lớn, hình thành một sự cân bằng mới, có giới hạn như trường hợp đã xẩy ra sau Thế chiến thứ hai.Việc thay thế một số cá nhân bằng các cá nhân khác sẽ không mang lại kết quả gì mà chỉ làm chậm hoặc tăng tốc một chút quá trình hoàn toàn khách này.

Tại sao thế giới mới chỉ cách đây vài năm như chúng ta có cảm giác vẫn có vẻ ngoài ổn định, đồng nhất bỗng đi chệch đường? Các nhà kinh tế và nhà bình luận quốc tế vốn nhìn thấy thực tế dưới góc độ riêng của mình sẽ cho bạn biết, những độc giả thân mến ơi, về các trung tâm quyền lực toàn cầu mới như Ấn Độ và Trung Quốc, sự bất bình của các quốc gia khác ở Châu Phi và Châu Á trong việc vẫn nằm trong tình trạng thuộc địa trên thực tế của phương Tây, khi áp đặt những điều khoản thương mại bất lợi lên họ, về dầu mỏ, vai trò của đồng đô la -nhân dân tệ ..v.v.

 Quan điểm của chúng tôi hơi khác: trên thế giới hôm nay đã hình thành hai cách tiếp cận cơ bản đối với con người, chúng không bị giới hạn bởi địa lý của một quốc gia hay thậm chí là một lục địa, và cuộc xung đột vì tương lai của chúng ta đang diễn ra chính giữa những người ủng hộ hai cách tiếp cận các hệ tư tưởng hoàn toàn đối lập này.

Tất nhiên, chúng ta chỉ có thể mô tả những cách tiếp cận ấy một cách chung chung. Một sự đơn giản hóa rất đáng kể là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, hãy cứ thử xem! Ví như, cách tiếp cận đầu tiên coi bước tiến của nhân loại về phía trước là tiến bộ công nghệ thuần túy. Công nghệ, sự xuất hiện và những hoàn thiện liên tục của chúng đúngcái cốt lõi mà mọi thứ được xây dựng và phát triển xung quanh.

Chúng tôi sử dụng thuật ngữ “công nghệ” ở đây theo nghĩa rất rộng; nó không chỉ đơn giản là kiến ​​thức về cách sản xuất thứ vật chất này hay vật chất kia, mà trên thực tế,đó là toàn bộ quá trình tích lũy để tổ chức lại thế giới vật chất cho phù hợp với những nhu cầu nhất định của con người (ai và làm thế nào để xác định chúng là một vấn đề riêng).

Rõ ràng là khi công nghệ trở thành điều được ưu tiên và mục tiêu chính thì bản thân con người dần dần bị chuyển xuống hàng thứ hai. Con người chỉ còn trở thành một yếu tố phụ trợ của chuỗi công nghệ - và khi công nghệ càng phát triển, thì con người ngày càng trở nên ít cần thiết hơn (những lo ngại hiện đại rằng trí tuệ nhân tạo có khả năng “vô hiệu hóa” hoàn toàn loài người là sự ngoại suy của xu hướng này ngày càng làm tăng thêm tính vô dụng của nó).

Kết quả là, một xã hội như vậy không còn quan tâm đến việc một người nghĩ gì, làm gì, tin vào điều gì, v.v. Một người trong thế giới như vậy có thể trở thành bất kỳ ai - xét cho cùng, không còn ranh giới rõ ràng. Với cách tiếp cận này, khái niệm “con người” bị mờ nhạt và trên thực tế mất đi ý nghĩa của nó. Như ở đây không quay lại tư tưởng nổi tiếng của Dostoevsky: “Nếu không có Chúa thì mọi thứ đều được phép”. Tất nhiên, không phải theo nghĩa “Chúa sẽ trừng phạt” nếu anh ta tồn tại. Vấn đề là nếu không có Chúa thì không có ai để kính trọng và do đó, có thể là bất kỳ ai.

Cách tiếp cận ngược lại về ý nghĩa của sự phát triển con người phản đối quan niệm đó, coi điều quan trọng chính ở chỗ bản thân con người thay đổiphát triển như thế nào. Đương nhiên, để ghi lại những thay đổi nào đó, nhất thiết cần phải có một hệ thống xác định chúng - “bộ giá trị” được thử lửa và mang tính vững bền nhất. Một hình ảnh lý tưởng nào đó được dùng làm mẫu để so sánh. Nói cách khác, người ta mặc nhiên công nhận rằng “Có Chúa” và do đó người ta không thể là “bất cứ ai”. Không, bạn cần phải cố gắng trở thành “giống như hình mẫu” – chính đây là điều tạo nên một con người.

Đúng, không có bằng chứng “khoa học” trực tiếp nào cho thấy bạn cần đi theo con đường thứ hai. Cũng như những câu trả lời hợp lý cho câu hỏi tại sao việc giữ con người theo nghĩa “cổ điển” lại quan trọng. Tuy nhiên, hàng trăm triệu người không muốn thế giới trông giống như cách phương Tây tưởng tượng ngày nay, điều này thực sự giết chết những gì tạo nên con người trong con người.

Hai con đường mà nhân loại hiện đang đồng thời đi theo ngày càng khác nhau. Điều này nghe có vẻ quá ồn ào - nhưng con người ở thời đại chúng ta đang dần bị chia thành hai loài khác nhau, ngày càng khó tìm được một ngôn ngữ chung, giống như người Cro-Magnon và người Neanderthal đã từng làm. Xung đột là điều không thể tránh khỏi, vì tranh chấp thậm chí không phải về việc một người sẽ như thế nào mà là liệu người đó có còn là một con người hay không?

TÔ HOÀNG chuyển ngữ