Theo gia đình Franz
Beckenbauer, huyền thoại bóng đá vĩ đại nhất nước Đức, đã ra đi ở tuổi 78 “một người chồng và một người cha tuyệt vời đã đến với Chúa, bình yên từ biệt cuộc
sống trong phạm vi gia đình mình”.
THƯƠNG
TIẾC HOÀNG ĐẾ SÂN CỎ FRANZ BECKENBAUER
Báo
“Der
Spiegel” của Đứac, đã viết: Cái chết của huấn luyện
viên bóng đá nổi tiếng nhất hành tinh- Franz Beckenbauer khiến mọi người đau buồn. Trong
thế giới đầy rắc rối ngày nay, người hùng thể thao 78 tuổi, người đã trở thành
"đại sứ toàn cầu" của Chương trình Trẻ em Quốc tế “Tình bạn vì Bóng đá”, được coi là lời nhắc nhở về những thời kỳ tốt đẹp hơn.
Theo gia đình Franz
Beckenbauer, huyền thoại bóng đá vĩ đại nhất nước Đức, đã ra đi ở tuổi 78 “một người chồng và một người cha tuyệt vời đã đến với Chúa, bình yên từ biệt cuộc
sống trong phạm vi gia đình mình”. Gia đình cũng
yêu cầu “họ được phép để tang người đã khuất trong im lặng mà không cần phải trả
lời bất kỳ câu hỏi nào”.
Vào giữa những năm 1960, Beckenbauer gia nhập Bayern Munich khi còn là một cầu thủ trẻ và nhanh chóng vươn lên trở thành niềm hy vọng
hàng đầu của CLB. “Cầu thủ bóng đá sân sau” trẻ tuổi đến từ một quận không mấy
danh giá ở Munich tên là Giesing đã được định sẵn để trở thành nhà vô địch Đức
bốn lần, sau đó ba lần mang về cúp vô địch châu Âu và cuối cùng trở thành đội
trưởng của chính đội tuyển Đức sẽ trở thành vô địch thế giới năm 1974.
Trên
sân, ông nổi bật bởi sự thanh lịch và đôi
chân nhẹ nhàng, điều này cho phép Beckenbauer xác định lại vai trò của một
libero - trung vệ thường xuyên đưa bóng vào vị trí tấn công. Nhờ những phẩm chất này,
Beckenbauer đã đăng quang sự nghiệp của mình với danh hiệu vô địch thế giới mà
đội tuyển quốc gia Đức đã giành được vào năm 1974 tại Giải vô địch thế giới được
tổ chức trên lãnh thổ của mình.
Beckenbauer
đã làm việc vài năm ở Mỹ, nơi ông có cơ hội chơi cùng đội với huyền thoại Pele người
Brazil. Sau đó, Beckenbauer trở lại Đức và không phải với đội Bavaria mà là đội Hamburg, đã giành chức vô địch quốc
gia vào năm 1982. Beckenbauer thậm chí còn không có chứng chỉ huấn luyện được cấp
chính thức khi với tư cách là huấn luyện viên chứ không phải cầu thủ, nhưng ông đã dẫn dắt đội tuyển quốc gia Đức vào chung kết FIFA
World Cup 1986. Sau đó, người Đức thua Argentina với tỷ số 2:3. Nhưng bốn năm
sau, tại Giải vô địch thế giới ở Rome, Beckenbauer vẫn đưa đội tuyển Đức trở
thành nhà vô địch thế giới, giành chiến thắng trong trận đấu quan trọng nhất -sự
trả thù tại công ty bóng đá "Maradona and Company". Sau đó Beckenbauer vẫn phải làm huấn luyện viên ở câu lạc bộ
quê nhà Bayern, đội bóng được ông dẫn dắt thoát khỏi cuộc khủng hoảng vào giữa
những năm 1990.
Liên đoàn bóng đá Đức (DFB) đã tận dụng sức hút của Beckenbauer để giành quyền đăng cai chức vô địch năm 2006 cho Đức. Chiến thắng của Đức trong cuộc đua đăng cai chức vô địch là kiệt tác của Beckenbauer với tư cách là một quan chức nhưng cá nhân ông đã phải trả giá đắt cho chiến thắng này. Họ cố gắng tạo ra những nghi ngờ chống lại ông về việc nhận hối lộ để thực hiện chức vô địch ở nước này hay nước khác.
Đặc biệt, đã có rất nhiều lời bàn tán về việc ông được cho là ủng hộ một cách phi lý đối với nỗ lực giành
chức vô địch năm 2018 của bóng đá Nga. Nhưng nếu không ai bắt đầu biện minh cho mối quan hệ
của mình với Nga, thì liên quan đến chức vô địch năm 2006 tại Đức, một số chính
trị gia cấp cao của Đức đã đưa Beckenbauer vào sự bảo vệ của họ. Nhưng, bất chấp sự ủng hộ của họ, những nghi ngờ liên quan đến
“câu chuyện cổ tích mùa hè nước Đức” (Giải vô địch thế giới ở Đức năm 2006),
cũng như các chức vô địch ở Nga và Qatar, đã theo Beckenbauer đến mộ của ông.
Tuy nhiên, ngay cả trong bộ phim tài liệu được phát hành theo đúng nghĩa đen vào ngày Beckenbauer qua đời, các chính trị gia và nhà phân tích có lý trí cũng lưu ý rằng trong những câu chuyện khó chịu này, vị huấn luyện viên vĩ đại đã trở thành nạn nhân của những tin đồn. "Tôi không bao giờ có thể chấp nhận được việc Franz nhanh chóng biến từ một nhân vật được mọi người tôn thờ thành một "cậu bé bị đánh đòn" đối với giới truyền thông, bất chấp tất cả những công trạng to lớn của ông.
Tuy nhiên, ở nước Đức
ngày nay, những tiếng kêu "Vinh quang cho ông ta!" và "Hãy đóng đinh ông ta!”ngày càng vang lên liền kề bên nhau”- bộ phim trích lời cựu Ngoại trưởng Đức Joschka Fischer.
TÔ HOÀNG chuyển ngữ