Tôi đã ở bên Remarque vào buổi tối năm mới năm 1957, khi ông quyết định cưới Paulette. Lúc đó ông đã gần sáu mươi tuổi, và mặc dù ông hy vọng có thể sống đến già - cha ông đã sống tới tuổi tám sáu - nhưng ông không hoàn toàn chắc chắn về điều này.


RUTH MARTON kể về đời thường của REMARQUE

Kỳ 3

Ở Vienna, tôi rất yêu Alexander Lernet-Golenia, và chắc chắn chúng tôi đã kết hôn nếu không có luật phân biệt chủng tộc của Hitler. Đúng lúc này tôi được biết từ Karl Zuckmayer rằng Alexander đã đến Ba Lan. May mắn thay, sau đó tin đồn hóa ra là vô căn cứ, nhưng đúng lúc ấy, trong tâm trạng bàng hoàng đầu tiên, tôi hướng về Boni, và ông ấy đã cho tôi mượn bờ vai để tựa, “ngay tại chỗ”.

Những năm sau đó, Boni luôn là bờ vaingay tại chỗ” trong các tình huống tương tự. Số phận đã sắp đặt rằng chính Boni đã gọi điện cho tôi ở New York vào năm 1950 để báo cho tôi tin khủng khiếp về cái chết của Alexander- người thân yêu nhất của tôi.

Đổi lại, Boni mong đợi ở tôi sẽ luôn “có mặt” với ông ấy ở mọi nơi, mọi lúc, không cần phải có việc gì, trách nhiệm gì, điều mà như ông ấy tuyên bố, không liên quan gì đến mối quan hệ giữa chúng tôi với nhau. Mối quan hệ này tự nó đã là một thứ không có chỗ cho từ “không” trong đó. Vì thế, tôi không bao giờ muốn trải nghiệm nó, vì Boni không muốn chấp nhận vấn đề của tôi một cách thờ ơ, mà luôn đáp lại chúng bằng cả trái tim.

Với tất cả các khủng hoảng cảm xúc - không có khủng hoảng nào mà Boni tiếp nhận một cách thờ ơ, vô trách nhiệm. Boni lắng nghe không mệt mỏi, an ủi và khuyên bảo. Ông giải thích động cơ thúc đẩy và lý do cho hành động này, hành động khác - cho dù nó liên quan đến bản thân chúng tôi hay những người xung quanh - để những gì đang xảy ra trở nên rõ ràng. Khi Boni cố gắng trấn an tôi, ông ấy bỗng trở nên giống như một người mẹ ân cần dỗ dành đứa con của mình.

Tuy nhiên, tôi và ông ấy nói về mối quan hệ của chúng tôi không chỉ trong những lúc cảm xúc rối loạn. Nói chung ra, chúng tôi hiếm khi nói về bất cứ điều gì khác. Tôi không biết ông ấy đề cập đến chủ đề gì khi giao tiếp với người khác, nhưng chúng tôi chỉ nói về bản thân mình, về nhu cầu hàng ngày của mình, về những khó khăn, về tình yêu, tình bạn, tình dục và mọi thứ liên quan đến nó.

Phải nói rằng tôi xuất thân từ một gia đình rất trí thức. Cha tôi nhận bằng tiến sĩ về lịch sử nghệ thuật và luật tại Đại học Vienna. Mẹ tôi viết những bài phê bình về mỹ thuật và âm nhạc. Ngoài ra, còn là một nghệ sĩ piano và một họa sỹ xuất sắc. nhận được một nền giáo dục từ gia đình và khi gần bốn mươi tuổi, đã vượt qua kỳ thi đặc biệt để được nhận vào giảng dạy lịch sử nghệ thuật và khảo cổ học tại Đại học Berlin, nơi nhận bằng tiến sĩ năm 1936, cùng năm đó chị gái và anh trai tôi cũng nhận bằng tiến sỹ lần lượt ở Vienna và Lausanne. Tất cả họ đều tự đạt được mà không cần sự trợ giúp từ bên ngoài.

Tôi đã hơn một lần nói rằng khi gia đình chúng tôi quây quần bên bàn ăn, họ chỉ nói tiếng Hy Lạp cổ, một ngôn ngữ mà mọi người đều nói hoàn hảo, ngoại trừ tôi, con quạ trắng trong “gia đình xuất chúng” này. Họ nói về nghệ thuật, lịch sử, thảo luận về các chủ đề trí tuệ, nhưng không bao giờ nói về quan hệ giữa con người với nhau.

Remarque luôn “dạy tôi” điều gì đó, và tôi nghĩ rằng một trong những khía cạnh trong mối quan hệ của chúng tôi với ông ấy là mối quan hệ giữa cha và con gái. Chính từ Boni mà trước hết tôi đã học được cách hiểu một con người và những điểm yếu của .

Boni nhanh chóng nắm bắt được những nét đặc biệt trong tính cách của tôi và luôn luôn có thể cảm nhận rõ ràng liệu tôi đang nói chuyện với ông ấy một cách nghiêm túc và chân thành hay đang nói chuyện phiếm - pep talk (trong những trường hợp như vậy, ông ấy luôn sử dụng cách diễn đạt bằng chữ tiếng Anh này). Ông ấy có thể hài hước một cách đáng kinh ngạc và khi kết thúc một cuộc trò chuyện qua điện thoại, đặc biệt là một cuộc trò chuyện đường dài hoặc một lá thư, ông ấy thường nói hoặc viết: “Chà, cuối cùng thì em cũng cất tiếng cười”.

Tiếng cười rất quan trọng đối với ông ấy. Boni biết cách cười nhạo chính mình, cười nhạo số phận, đặc biệt khi mọi thứ trở nên không thể chịu nổi và tôi đã muốn khóc. Ông ấy không bao giờ từ bỏ việc cố gắng làm tôi cười. Với niềm đam mê phi thường, Boni luôn nhận ra rằng mọi thứ khác đều vô nghĩa chừng nào con người còn sống; và chính đó là lý do tại sao thỉnh thoảng bạn cần phải khoe răng của mình với cuộc sống – để cười.

Tôi có cảm giác, có vẻ như một trong những lý do khiến Boni cảm thấy rất thoải mái khi ở bên tôi là vì tôi tỏ ra không quan tâm đến hôn nhân, dù với chính ông ấy hay với bất kỳ ai khác. Boni thường nói rằng tôi đơn giản là may mắn khi tránh được việc kết hôn và có thể có một cuộc sống “thú vị” mà không trở thành “con bò của gia đình”, như cách ông ấy nói.

Đối với Boni, bản thân khái niệm gia đình đã gắn liền với sự bình yên mọc rêu, với đủ mọi thứ khó khăn, buồn chán và lệ thuộc đến ngột ngạt. Chỉ nghĩ đến điều đó thôi đã khiến ông ấy căm ghét.

Boni sống trong một căn hộ ở Beverly Hills, còn Marlene Dietrich ở một căn hộ riêng, nơi cô sống với cô con gái trẻ Maria, vừa là thư ký vừa là thợ làm tóc. Điều đó khiến Boni vô cùng tức giận. Đoàn tùy tùng của nữ hoàng điện ảnh, tất cả những thứ kim tuyến long lánh này, và đặc biệt là người thợ làm tóc (như Boni tin, là bạn tâm giao của Marlene), đã khơi dậy sự tức bực ở Boni. Nhưng trên hết, ông ấy cảm thấy khó chịu, và chẳng vì lý do gì cả, ông ta gọi Maria, con gái của Marlene, là một “con đĩ”.

Đó là lần đầu tiên tôi nghe một người đàn ông gọi con gái của người mình yêu là “con đĩ”. Nói chung, không thể gọi một cô thiếu nữ như thế, chưa nói rằng con gái của Marlene là một thiếu nữ ngoan ngoãn. Tuy nhiên, Maria là hiện thân của “gia đình” đối với Remarque. Và thế là đủ.

Trong các cuốn tiểu thuyết của Remarque, người phụ nữ mà cốt truyện xây dựng xung quanh, có hay không mối quan hệ với nhân vật chính, thường thích một người đàn ông khác hoặc nhiều người trong số họ. Không chỉ vậy, nhân vật nữ ấy còn thường xuyên có những mối quan hệ yêu đương với những người khác. Trong “đời thực”, ngay cả sự nghi ngờ đơn giản rằng Boni cũng đang ở trong hoàn cảnh tương tự đã đẩy Remarque vào nỗi tuyệt vọng sâu sắc nhất.

Tuy nhiên, đối với tôi, có vẻ như Boni thậm chí còn thích cơ hội này hơn là sự an toàn có thể đo lường được của các mối quan hệ gia đình “bình thường”. Boni luôn nói rằng ông ấy chỉ nhìn thấy một lý do duy nhất để tiến tới hôn nhân: con người ta chỉ cần kết hôn năm phút trước khi chết, để không thấy mình cô đơn trước cái chết. Dù thế nào đi nữa, Boni chân thành tin rằng, hoàn toàn không có lý do gì để gắn kết cả cuộc đời mình với cuộc đời của một người khác.

Nhiều năm sau này, khi tôi sống ở New York, và dự định lấy chồng, Boni vẫn nhất quyết không chịu chấp nhận ý muốn ấy của tôi. Remarque coi như đấy là sự phản bội niềm tin yêu mà ông ấy đã dành cho tôi, phản bội sự độc lập và thậm chí cả giá trị của tôi. Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày Boni như đã lãng quên cụm từ “con bò của gia đình”, kể từ thời Marlene, đột nhiên bây giờ lại xuất hiện.

Tôi có thực sự ngu ngốc đến mức có thể tự nguyện từ bỏ quyền tự do của mình để vào tù không đây? Nhưng theo ý kiến ​​​​của ông ấy, việc bản thân Boni kết hôn với Paulette Godard lại là một vấn đề hoàn toàn khác.

Tôi đã ở bên Remarque vào buổi tối năm mới năm 1957, khi ông quyết định cưới Paulette.

Lúc đó ông đã gần sáu mươi tuổi, và mặc dù ông hy vọng có thể sống đến già - cha ông đã sống tới tuổi tám sáu - nhưng ông không hoàn toàn chắc chắn về điều này. Trước đó không lâu, Boni đã ly dị vợ Jeanne lần thứ hai, mặc dù ông ấy kiên quyết khẳng định rằng mối quan hệ của ông với Paulette không liên quan gì đến cuộc hôn phối này. Kể từ đầu những năm ba mươi, Boni đã không sống lâu với Jeanne hay với bất kỳ người phụ nữ nào khác. Tôi nghi ngờ ông ấy đã mệt mỏi với sự bấp bênh trong cuộc sống và đã sẵn sàng cho một cuộc hôn nhân mới.

Tôi nghĩ ông ấy yêu Paulette. Remarque muốn Paulette luôn luôn ở nhà với ông, không chỉ gặp ông lúc nào cô muốn.

Tối hôm đó, Paulette đang đi lưu diễn với vở kịch “Waltz of the Toreadors” và hứa sẽ gọi cho Boni vào lúc nửa đêm. Do chênh lệch múi giờ, có vẻ như lúc đó cô ấy đang ở Louisiana, mãi đến 1 giờ sáng mới gọi điện tới. Trong khi Boni đang nói chuyện, tôi bước vào phòng ngủ của ông ấy và nghĩ: Paulette đã chơi bài đúng cách, lần này ông ấy nhất định sẽ kết hôn.

Vào ngày 25 tháng 2 năm 1958, sáu tuần sau, họ biến mất để kết hôn, tránh xa sự nhộn nhịp, ồn ào của New York.

...Nhưng rồi, vào năm 1939, mọi chuyện đã khác. Nó rất xa so với mọi thứ có thể được kết nối với “gia đình”. Ông lập luận rằng Marlene vẫn chưa ly hôn với người chồng trước- Rudolf Sieber, nhưng lại có ý định kết hôn với Remarque, ông nói, Remarque sẽ không bao giờ cho phép điều này.

Remarque không thể và không muốn vượt qua vực sâu ngăn cách hình ảnh Marlene Dietrich do Joseph von Sternberg tạo ra trong công chúng và con người thật của cô. Marlene thật là một người phụ nữ thực tế, thích nấu ăn và dọn dẹp.

Remarque coi thường một người phụ nữ như vậy. Ông ấy cần một nhân vật cổ tích mà von Sternberg đã tạo dựng nên và Boni muốn làm tổn thương. Nhưng đối với Marlene thật thì sao? Có cảm giác là điều này đã xẩy ra vào năm 1942 khi mọi người đều biết tới mối tình của Marlene với Jean Gabin khi Boni đến thăm cô tại ngôi nhà mà hai vợ chồng vừa thuê. Boni nhìn thấy Marlene ở đó với bàn chải và xô, đang bận dọn dẹp. Remarque chỉ tìm được một từ để định nghĩa nó: bà nội trợ. Boni chỉ có thể cười nhạo khía cạnh này của cuộc đời cô, như thể một thần tượng tình dục không có quyền trong cuộc sống thật lại là một phụ nữ bình thường.

Boni luôn luôn ngạc nhiên khi nhóm bạn của tôi có nhiều người quen của anh ấy, trong đó có Sternberg, Fritz Lang và Karl Vollmoeller. Tôi đã quen biết họ khi tôi vẫn còn là một thiếu nữ trong nhà của cha tôi ở Berlin. Vollmoeller - biệt danh là Peter - đáng tuổi ông nội tôi. Một con người tuyệt vời, phi thường, nổi bật bởi trí tuệ được tích lũy qua nhiều năm, một nhà tâm lý học xuất sắc, một nhà văn nổi tiếng và thực sự là một công dân thế giới - một người mà tôi chưa từng gặp trong đời. Ở tuổi đôi mươi, anh là người tình của Josephine Baker.

Có một lần, Boni đưa Anna May Wong đến Waldorf, cô gái sợ rằng, với tư cách là một phụ nữ Trung Quốc, họ sẽ từ chối cung cấp phòng cho cô. Nỗi sợ hãi này hóa ra là vô căn cứ. Trong thời gian ấy, vở kịch “The Miracle” của Vollmöller, do Max Renhardt đạo diễn được trình diễn tại Mỹ, và Peter, đồng tác giả kịch bản “The Blue Angel”, hóa ra lại là người đã đưa von Sternberg và Marlene đến đây.

Liệu tôi nên hy vọng Boni sẽ kể cho tôi nghe câu chuyện này không?

Io von Sternberg và Peter Vollmoeller là bạn cũ và gần như là hàng xóm ở San Fernando gần Los Angeles. Khi Io đến Berlin vào năm 1928 để quay bộ phim The Blue Angel với Emil Jennings, vai Lola còn chưa có người diễn. Quyết định lựa chọn nữ diễn viên nào vẫn chưa được đưa ra. Họ đã thử tài với hầu hết các nghệ sĩ trẻ, nhưng Vollmöller nhất quyết yêu cầu Marlene Dietrich vào vai này, mặc dù trước đó cô chỉ đóng vai phụ, chỉ một lần trong vai chính trong phim “An Hấp dẫn Người phụ nữ”, tuy nhiên không mấy thành công.

Io là một người rất phức tạp, nhưng mọi chuyện đều phụ thuộc vào quyết định của ông ta. Peter đã phải mất nhiều công sức và thời gian để Marlene có được vai diễn này. Cuộc gặp diễn ra tại nhà ông, cạnh đại sứ quán Mỹ, cách Cổng Brandenburg không xa. Thật khó để tưởng tượng ra một khung cảnh ấn tượng như vậy. Peter đã hướng dẫn chi tiết cho Marlene về cách cô ấy nên ăn vận ra sao và những gì cô ấy nên làm, nên nói. Cảnh này được dàn dựng đến từng chi tiết nhỏ nhất, bao gồm cả tín hiệu có điều kiện mà Marlene phải đứng dậy, tháo găng tay và bắt đầu nói lời tạm biệt với vẻ mặt tiếc nuối.

Mọi chuyện diễn ra đúng như Vollmöller mong đợi. Marlene xử sư đúng theo kịch bản của Peter. Cô kiên quyết và không muốn nán lại một phút nào nữa. Io chết lặng. Điều này rất không bình thường. Không một nữ diễn viên trẻ nào tự nguyện gặp gỡ một đạo diễn, càng không phải là một đạo diễn người Mỹ đang ở đỉnh cao danh vọng. Đương nhiên, vào thời điểm đó không ai đóan trước được rằng Joseph von Sternberg sẽ đạt đến đỉnh cao danh vọng với bộ phim “The Blue Angel” do Marlene Dietrich trong vai chính.

Sternberg im lặng.

Đột nhiên ông đứng lên, đi đến cửa sổ và lặng lẽ nhìn Marlene rời khỏi nhà để băng qua quảng trường.

“Nếu có ai đó dụ cô ấy đi thì sao?” – Joseph von Sternberg lẩm bẩm.

Tại thời điểm này, Vollmöller nhận ra rằng Marlene Dietrich sẽ nhận được vai diễn này và Io đã yêu nữ diễn viên trẻ đến chết.

Điều duy nhất anh không thể đoán trước là Joseph von Sternberg, đạo diễn vĩ đại và bậc thầy về điện ảnh, có thể biến một nữ diễn viên nhỏ bé kín đáo thành biểu tượng cho giấc mơ của mình và khiến hàng triệu người nhìn thấy một vị thần ở người phụ nữ này.

Có một số giai thoại của câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ này, một trong số đó được nêu trong cuốn tự truyện “Niềm vui trong tiệm giặt Trung Quốc” của Joseph von Sternberg (trong bản dịch tiếng Đức “The Blueness of an Angel”), nhưng tôi có cảm tưởng câu chuyện của Vollmöller gần với sự thật hơn.

(còn 1 kỳ)

TÔ HOÀNG chuyển ngữ