Tuy có rất ít hình ảnh về hoạt động trận mạc, nhưng không thể làm chúng trong một tháng. Một bộ phim hay phải mất hai đến ba năm để thực hiện.


ĐIỆN ẢNH NGA RA SAO SAU CUỘC CHIẾN VỚI UKRAINE?

(Trả lời phỏng vấn báo “Nhân chúng và Sự kiện” của Tổng Giám đốc Liên hợp phim “Mosfilm”, đạo diễn KAREN SHAKHNAZAROV)

AI CẤM TSYPLAKOVA KHỎA THÂN

@ Một cuộc thăm dò VTsIOM mới xuất hiện, 63% người tham gia tin rằng chúng ta cần sự kiểm duyệt của chính phủ. Là một người làm công việc sáng tác, có lẽ ông sẽ phản đối điều này?

K. SHAKHNAZAROV: Tôi không thể nói một cách dứt khoát như thế. Kiểm duyệt thực sự luôn tồn tại. Tôi lớn lên thời Viết, khi một số chi tiết bị cắt khỏi phim của tôi. Tôi không thể nói rằng tôi vui vì điều đó, nhưng tôi cũng không thể nói rằng tôi đã không vượt qua được nó.

Trong thế giới hiện đại, điều này thật khó thực hiện được. Internet làm lu mờ mọi khả năng kiểm duyệt. Và nói chung, tôi tin rằng các ý tưởng phải được đấu tranh bằng các ý tưởng. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ một loại ủy ban kiểm duyệt? Tôi không hiểu ý nghĩa.

@ Với ý nghĩa kiểm duyệt như thời Viết cũ.

K. SHAKHNAZAROV: Ở Liên Xô cơ quan kiểm duyệt cũng là duy nhất. Giả như nó không tồn tại như thể? Không ở đâu viết rằng có thể cắt cảnh Elena Tsyplakova khỏa thân khỏi bộ phim “Chúng tôi đến từ Jazz” của tôi. Về mặt chính thức, việc kiểm duyệt chỉ liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, phần còn lại hoàn toàn là vấn đề sở thích. Ông chủ đã đưa ra quyết định. Chính tổng giám đốc của Mosfilm Nikolai Trofimovich Sizov và tổng biên tập của hãng phim đã quyết định cắt bỏ cảnh có Tsyplakova khỏa thân. Có thể nói nhà sản xuất cũng như thế. Hôm nay khi sản xuất một bộ phim, đôi khi tôi cũng phải nói với đạo diễn: cảnh này cần phải bỏ đi.

@ Ông cũng tuân thủ lý do kiểm duyệt?

K. SHAKHNAZAROV: Tôi chỉ nghĩ cảnh này chưa đủ tính nghệ thuật hoặc về mặt tư tưởng không trùng với quan điểm của tôi. Điều đó có thể được gọi là kiểm duyệt hay không? Cũng đúng thôi. Nhưng đây là toàn quyền của tôi với tư cách là nhà sản xuất. Và khi tôi làm việc với các nhà sản xuất phương Tây, họ cũng nói với tôi: bạn biết đấy, cảnh này không nên thực hiện. Có lần họ còn cho tôi tiền để xóa một cụm từ. Tuy nhiên, tôi đã không loại bỏ nó.

@ Ví dụ, ngày nay người ta có tục che đậy chữ Vạn. Ngay cả trong bộ phim tuyệt vời của Liên Xô “Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân”...

K. SHAKHNAZAROV: Xin chờ một chút. Trong kỳ nghỉ lễ, tôi vô tình xem được một tập của phim “Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân” trên một kênh truyền hình nào đó. Mueller đi lại với hình chữ thập ngoặc sáng trên tay áo và không ai che nó lại. Đây là những yêu cầu nực cười đối với một bộ phim chiến tranh. Rõ ràng là bạn có kẻ thù Đức Quốc xã, rõ ràng là họ sẽ có hình chữ Vạn. Trong những trường hợp như vậy, không cần phải che đậy bất cứ điều gì. Nhưng tôi chưa thấy ai che đậy nó ở đâu cả.

TẠI SAO NHÀ NƯỚC KHÔNG CUNG CẤP CHO HÃNG “MOSFILM MỘT XU NÀO CẢ?

@ Ngày 30 tháng 1 sắp tới là ngày kỷ niệm 100 năm Liên hợp phim Mosfilm. ÔngTổng Giám Đốc của Liên hợp này. Liệu “Mosfilm” có mới đây?

K. SHAKHNAZAROV: Có mọi thứ! Chúng tôi đã xây dựng một Mosfilm mới, một studio mới. Năm ngoái, chúng tôi đã hoàn thành một dự án quy mô lớn bao gồm hai công trình mới - Nhà Trang phục, nhà Đạo cụ và quan trọng nhất là Trung tâm Chiếu phim, ngay ở cửa vào “Mosfilm”… Trung tâm này đã hoạt động rồi, xin mời mọi người, phim được chiếu ở đó, 4 sảnh với bãi đậu xe. Đó là một sự kiện lớn đối với chúng tôi. Bởi vì việc xây dựng như vậy đã không được thực hiện ở Mosfilm kể từ những năm 1950. Xét về mặt công nghệ thì studio mới không hề thua kém bất kỳ studio nào trên thế giới. Tôi đã đến thăm nhiều nơi, cả Mỹ và Châu Âu.

Đôi khi tôi cũng nghe đến tai: tất cả những điều đó kiếm đâu ra tiền nhỉ? Tôi xin nói ngay Mosfilm là hãng phim duy nhất không nhận được một xu nào từ nhà nước trong 30 năm qua.

@ Sao như vậy? Đây là một cơ sở làm phim của nhà nước!

K. SHAKHNAZAROV: Đây đúng là doanh nghiệp nhà nước. Một hình thức rất hay - có địa vị của nhà nước, nhưng chúng ta có thể hoạt động theo kinh tế thị trường. Vì vậy, không có một xu tiền công nào được đổ vào việc xây dựng Mosfilm mới. Tiền lương, tiền trang thiết bị, tiền sửa chữa đường ống, mái nhà – Mosfilm tự kiếm tiền lo cho mọi thứ.

@ Có lẽ nhà nước đã quay lưng lại với các ông, vì không cấp tiền cho các ông?

K. SHAKHNAZAROV: Tôi nghĩ, có thể mọi việc là như vậy, nhưng tôi không thấy có vấn đề gì. Tôi lại thấy có vấn đề khi nhà nước trợ cấp mọi thứ.

@ Nhân tiện, đang có một cuộc thảo luận về việc tư nhân hóa mới. Ông chống lại hay ủng hộ?

K. SHAKHNAZAROV: Họ đã nhiều lần muốn tư nhân hóa Mosfilm. Tôi đã chiến đấu đến cùng và tôi không đơn độc. Nếu việc ấy xẩy ra sẽ gây thiệt hại lớn cho văn hóa và nhà nước Nga.

@ Vậy tư cách nhà nước mang lại cho Mosfilm những lợi lộc gì?

K. SHAKHNAZAROV: Tin tưởng rằng sau khi chúng tôi ra đi, mọi việc chúng tôi đã làm sẽ không uổng phí. Chúng tôi đã trải qua những năm 90, tôi nhớ chúng tôi đã nói chuyện như thế nào về việc tư nhân hóa Mosfilm. Đơn giản là các trung tâm mua bán sẽ được xây dựng ngay ở vị trí của “Mosfilm”. Và tư cách nhà nước của chúng tôi đã bảo vệ “Mosfilm” một cách chính xác khỏi những âm mưu bán lại. Hơn thế, chúng tôi làm ăn có lãi và không tốn một đồng nào của nhà nước. Cần phải tư nhân hóa những gì không mang lại lợi nhuận. Chúng ta đã trải qua thời kỳ mà những thứ tốt nhất, sinh lợi nhất đều được tư nhân hóa, không rõ lý do sao.

SỰ THẬT CỦA CUỘC SỐNG THUỘC VỀ NHỮNG NGƯỜI TRẢI QUA LỬA ĐẠN

@ Đã có rất nhiều lời chỉ trích rằng điện ảnh của chúng ta không yêu nước.

K. SHAKHNAZAROV: Tôi không biết đến những thứ phim như vậy. Phim của Menshov có yêu nước không? Theo tôi thì rất yêu nước. Mặc dù đây là những bộ phim hài - “Tình yêu và chim bồ câu” rồi “Moscow không tin vào nước mắt”. Thế nào được coi là điện ảnh yêu nước? Với tôi, dường như tinh thần dân tộc của chúng ta nằm ở đây. Những bộ phim như vậy vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Vì lý do nào đóchỉ những bộ phim về chiến tranh mới được gọi là yêu nước thôi sao? Nhưng điều đó không đúng! Cái chính là các tác giả rất yêu quê hương...

@ Người ta nói có rất ít phim về Chiến dịch quân sự đặc biệt?

K. SHAKHNAZAROV: 11 năm trước, tôi thực hiện bộ phim “Bạch Hổ”. Thực ra là phim về quân đội. Tuy có rất ít hình ảnh về hoạt động trận mạc. Nhưng bạn không thể làm chúng trong một tháng. Một bộ phim hay phải mất hai đến ba năm để thực hiện. Như Danelia đã nói, phải mất một năm để viết được một kịch bản hay. Sau đó, bạn cần tìm nguồn tài trợ, và thực hiện nó. Một bộ phim chất lượng cao phải mất ít nhất một năm nữa mới hoàn thành. Bạn sẽ không nhận được nó ngay lập tức đâu. Và nếu bạn làm hỏng nó, nó sẽ không phải là loại phim bạn cần cho một chủ đề quan trọng như vậy. Những bộ phim hay nhất về Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại xuất hiện vào cuối những năm 1950, khi chính những người lính tiền tuyến tìm đến các hãng phim và bắt đầu thực hiện chúng. Còn trong chiến tranh, chúng ta đã quay nhiều phim hài hơn - "Sên thiên đường","Nông nghiệp không ngừng nghỉ". Và đúng như vậy, những người lính nơi tiền tuyến rất cần những bộ phim như thế.

@ Chúng ta đã thông qua những đạo luật cấm làm mất uy tín của quân đội. Vì vậy, có lẽ sẽ khó làm được một bộ phim thẳng thắn, chân thật về Chiến dịch quân sự đặc biệt?

K. SHAKNZAROV: Cái gì, cấm làm mất uy tín của quân đội thì không thể làm một bộ phim trung thực sao? Tại sao “Bài ca người lính” và “Đàn sếu bay qua” là những bộ phim tuyệt vời không có bất kỳ lời chê nào, nhưng bạn không thể gọi chúng là không trung thực. Và trong phim có mọi thứ.

@ Có thể vô tình động chạm tới những mất mát, những thiếu sót của cá nhân chẳng hạn..

K. SHAKHNZAROV: Tất cả phụ thuộc vào tài năng nghệ thuật. Bạn có thể nói về mọi thứ, điều quan trọng là nói như thế nào, truyền tải ý nghĩa gì. Tôi chắc chắn hình ảnh trung thực sẽ xuất hiện. Nhưng mọi chuyện sẽ thực sự thành công khi chính những người tham gia Chiến dịch quân sự đặc biệt đến với điện ảnh. Như trường hợp của “Bài ca người lính”. Yezhov, tác giả kịch bản, là người lính tiền tuyến, Chukhrai là người lính tiền tuyến. Họ biết và cảm nhận được mọi thứ về cuộc chiến. Chúng ta cần làm một việc đơn giản. Như thời Xô Viết, sau chiến thắng, những người lính tiền tuyến trở về được nhận vào bất kỳ trường đại học nào mà không cần phải thi. Cha tôi đã phục vụ ngoài mặt trận hai năm và ngay lập tức được nhận vào trường đại học mà không cần thi tuyển. Điều này cũng đúng với những người lính chiến đấu trên tiền tuyến ngày nay. Tôi biết sẽ ý kiến phản đối điều này đây. Tôi nghe thấy rồi: không, họ sẽ có thể yếu kém về kiến ​​thức. Về mặt này họ thua bạn, nhưng ở nhiều mặt khác họ sẽ dạy bạn. Vì ở họ chứa đựng sự thật của cuộc sống.

@ Ông hãy trả lời như một nghệ sĩ đang cố gắng hiểu một con người. Tại sao phương Tây lại căm ghét chúng ta như vậy? Do đâu họ muốn tiêu diệt chúng ta?

K. SHAKHNZAROV: Đó là điều đương nhiên đối với phương Tây. Có một triết gia người Anh, Arnold Toynbee, đã nói thẳng như thế này: Nền văn minh phương Tây về bản chất là hung hãn. Đây là công thức của cuộc sống. Chúng ta là kẻ thù truyền kiếp của họ. Đơn giản là vì chúng ta khổng lồkhông giống ai nên phương Tây không bao giờ có thể chinh phục được chúng ta. Phương Tây đã chinh phục tất cả mọi nơi, ngoại trừ Nga.

Nhưng nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đè bẹp đối thủ, bạn cũng sẽ mưu toan làm điều ấy. Đó là điều đương nhiên. Sói giết cừu có phải là điều bất thường không? Không, điều này là bình thường đối với một con sói. Điều này không tốt cho đàn cừu.

@ Tại sao họ coi chúng ta là cừu?

K. SHAKHNZAROV: Rõ ràng, chúng ta đã nêu ra lý do trong suốt 30 năm qua. Sau năm 1991, chúng ta bị giải giáp, trở nên yếu hơn, chúng ta gặp nhiều vấn đề, họ thấy hết cả. Tại sao họ không tận dụng những điều này? Nếu tôi là họ thì tôi cũng sẽ làm như thế. Và chúng ta cũng cần phải làm như vậy khi họ phải gặp vấn đề tương tự. Và tình thế là như vậy.

@ Sự khát máu ấy đến từ đâu?

K. SHAKHNZAROV: Đó không phải là sự khát máu. Bất cứ thế lực nào cũng luôn nỗ lực để tự khẳng định mình. Vấn đề không phải là sự hủy diệt mà là sự khuất phục. Họ mong biến chúng ta trở lại những năm 90.

@ Họ chỉ sử dụng Ukraine như một công cụ?

K. SHAKHNZAROV: Chắc chắn là như vậy! Phương Tây không muốn kiềm giữ Ukraine mà kiềm giữ nước Nga. Để chúng ta đừng lùi về phía đông.

Họ giả vờ như thế thôi! Nếu họ thắng, Nga sẽ lại trở thành một thực thể lỏng lẻo dưới sự kiểm soát của họ. Lúc đó nước Nga sẽ đi về đâu? Không đi về đâu được cả. Đây chính xác là nhiệm vụ của phương Tây. Hãy để Nga đi về phía đông ư? Đây cũng lại là một thảm họa đối với họ! Trung Quốc, có hậu phương khổng lồ như Nga, với nguồn tài nguyên như vậy, sẽ bất khả chiến bại. Vì vậy, cuộc chiến không phải dành cho Ukraine mà dành cho Nga. Ukraine chỉ là một bước để làm điều này.

NƯỚC NGA SẼ ĐI VỀ ĐÂU?

@ Ông  hiểu thuật ngữ “Con đường đặc biệt của Nga” ra sao?

K.S HAKHNZAROV: Vâng, chúng ta có một con đường đặc biệt. tất cả chúng ta đều đặc biệt. Mỹ có con đường đặc biệt không? Có! Và họ luôn chăm lo cho nó. Họ luôn nói về sự độc quyền của họ

Người Trung Quốc có con đường đặc biệt không? Có!

Vậy tại sao Nga không nên có nó?

@ Về hệ tư tưởng. Nó bị cấm theo Hiến pháp của chúng ta. Và điều tra viên trưởng, Bastrykin, nói rằng còn thiếu hệ tư tưởng.

K. SHAKHNZAROV: Tôi đồng ý với điều này. Nhưng tôi, với tư cách là một người Xô Viết, tôi đã lỗi thời về điều này. Tôi vẫn chắc chắn tin rằng tương lai thuộc về chủ nghĩa xã hội. Nhưng ở nước ta, khi nói về chủ nghĩa xã hội, không hiểu sao nhiều người lại cứ tưởng tượng ngay ra năm 1973, Mátxcơva, các cửa hàng trống rỗng, những hàng người đợi mua hàng kéo rồng rắn. Chủ nghĩa xã hội, cũng như chủ nghĩa tư bản, có thể rất khác nhau Ví dụ, như ở Trung Quốc – CNXH nhưng kinh tế thị trường. Bản thân tôi cũng là một nhà tiếp thị.

Nhưng việc ra lệnh không còn là việc của tôi nữa. Đúng hơn là của bạn. Ở tuổi 40-50 các bạn phải tranh luận và xác định cần phải theo hệ tư tưởng nào. Nhưng tôi vẫn coi cái của tôi- thời Xô Viết ấy- là đúng nhất, với chủ nghĩa quốc tế, sự công bằng, sự quan tâm đến con người... Nhiều người nói với tôi: những điều như thế đã và sẽ không còn xảy ra trên thực tế. Nghe này, ít nhất chúng ta nên cố gắng thực hiện những điều như thế. Vâng, hãy tìm ra cách của riêng bạn, như vậy tốt hơn.

TÔ HOÀNG chuyển ngữ