Một trong những câu hỏi được đặt ra: Vì sao trong hơn 30 năm vừa qua, nước Nga không còn “những thiên thạch trên vòm trời văn hóa thế giới” như ở thế kỷ 19 và 20?
VĂN HÓA NGA VỚI NHỮNG TRĂN TRỞ, ÂU LO
PIER VLASOV
(Tổng Biên tập báo “Văn hóa NGA”)
Trung tuần tháng 12 vừa qua, tại Saint
–Petrebuorg (Nga) đã
diễn ra “Diễn đàn các
nền văn hóa thống nhất”. Nhiều nhà văn, đạo diễn, diễn viên sân khấu, điện ảnh,
các nhà soạn nhạc, các họa sỹ danh tiếng của Nga tham gia. Cũng có đại diện của
hơn 50 nước trên thế giới tham dự.
Một trong những câu hỏi được đặt ra: Vì
sao trong hơn 30 năm vừa qua, nước Nga không còn “những thiên thạch trên vòm trời
văn hóa thế giới” như ở thế kỷ 19 và 20?
Tại Diễn đàn các nền văn hóa thống nhất
St. Petersburg, cũng như tại bất kỳ sự kiện chính thức cấp cao nào, tôi nghĩ có
rất ít người có mặt có đủ khả năng để có thể phát biểu một cách chân thành nhất,
chứ không phải theo cách “được cho là theo những gì đã được công nhận”. Tôi
nghĩ một trong những phát biểu đó có thể là bài phát biểu của bậc thầy về văn
hóa Nga- đạo diễn, diễn viên Nga cự phách Nikita Mikhalkov. Ngay lập tức, không
cần rào đón, ông vạch ra mâu thuẫn chính trong cuộc sống của chúng ta hôm nay:
“Ở đây, tại Diễn đàn Văn hóa này, những người sành nghề, thông minh sẽ nói những
điều đúng đắn, đầy hứa hẹn. Nhưng tôi không thể rũ bỏ cảm giác về một loại đối
ngẫu nào đó: chúng ta làm một việc bằng một tay và tay kia chúng ta làm điều
ngược lại hoàn toàn.”
Cảm giác hai mặt tương tự về những gì đang
xảy ra cũng đến với tôi khi tham dự diễn đàn. Một mặt, mọi thứ đều chính xác -
cú xoay kiểu Nga của chúng ta là tối đa, rất mạnh. Mặt khác, câu hỏi không thể
tránh khỏi: ngày nay chúng ta có thể đưa ra giải pháp nào sau khi đã thấm đẫm
mùi khó ngửi của nền văn hóa đại chúng phương Tây suốt ba thập kỷ vừa qua? Theo
nghĩa không phải là những giải pháp của Tchaikovsky và Tolstoy - mà là một cái
gì đó mới, phù hợp và hơn thế nữa, mạnh mẽ và quyền lực đến mức để có thể thu
hút ít nhất hơn 50 quốc gia đã cử phái đoàn chính thức tới diễn đàn này?
Tất nhiên, ở đây ai đó có thể phản đối
tôi: Họ nói rằng Nga không hề phấn đấu để trở thành một nhà lãnh đạo văn hóa
toàn cầu (cho đến gần đây, ở nước ta nhiều người thích lặp lại câu thần trú: “chúng
ta không còn muốn trở thành siêu cường, chúng ta cần từ từ, và trước hết hãy
tăng GDP”). Nga chỉ nên đưa ra một nền tảng cho “sự thống nhất giữa các nền văn
hóa”, nơi những nền văn hóa giống nhau sẽ tương tác với nhau theo mọi cách có
thể và làm giàu cho bản thân. Nhưng ngay lập tức có một lỗ hổng. Nếu các quốc
gia tham gia khối văn hóa chung này không có cảm giác rằng chính văn hóa Nga đã
gợi
mở, đã thúc đẩy họ tiến lên và là môi trường
trong đó họ phát triển, làm giàu một cách sáng tạo, thì nền văn hóa ấy hoàn
toàn không cần thiết nữa.. Hãy chuyển vai trò này cho Trung Quốc! Nhưng chính
những người bạn nước ngoài của chúng ta tham gia diễn đàn đã trực tiếp nói: thế
giới mong đợi ở Nga không chỉ một “phương hướng thay thế” mà còn cả “những mẫu
hình thay thế”. Chẳng hạn, tại cuộc họp báo của diễn đàn, Vladimir Tolstoy, cố
vấn của tổng thống về các vấn đề văn hóa, đã kể câu chuyện sau: “Hôm nọ, một
nhân vật văn hóa lớn của một nước đã nói với tôi: chúng tôi đang nhìn về hướng
của các bạn với hy vọng cùng niềm tin nước Nga sẽ sớm mang đến cho thế giới nhiều
nhà văn, nghệ sĩ, nhạc sĩ sáng giá mới” (tôi trích theo trí nhớ, nhưng ý nghĩa
chắc chắn không bị bóp méo).
Và ở đây chúng ta đi đến vấn đề chính - nếu
trong ba mươi năm vừa qua, Nga không thể cho thế giới thấy “những thiên thể văn
chương dẫn đường”, không tái diễn những thành công của văn hóa Nga trên phạm vi
toàn cầu như hai thế kỷ 19-20, thì
hãy chỉ ra vì những lý do gì mà nó không thể làm được điều này?
Tại diễn đàn, người ta đã nói rất đúng rằng
trong những thập kỷ vừa qua, nguồn tài trợ cho văn hóa đã tăng gấp 20 lần (!) -
và tôi nghĩ tất cả chúng ta đều có thể thấy kết quả của những khoản chi tiêu
quy mô lớn này trong cuộc sống hàng ngày của mình. Nhưng liệu việc hiện đại hóa
rạp chiếu phim, các thư viện, các cơ sở hạ tầng khác có đủ để hình thành những ảnh
hưởng văn hóa mang tính toàn cầu không?
Theo tôi, đáng tiếc, câu trả lời là không. Cần phải có thêm những biện pháp, những
tầm nhìn gì khác.
Thứ nhất, một quá trình sáng tạo sống động,
một hệ thống chuyển giao kinh nghiệm, tái tạo và suy ngẫm về những truyền thống
cho phép chúng ta nói về một nền văn hóa độc lập, có chủ quyền (những người
tham gia diễn đàn từ các quốc gia khác đã nhiều lần nói rằng các tác phẩm kinh
điển của Nga có giá trị như thế nào đối với họ).
Thứ hai, cần lựa chọn khách quan các nhà
lãnh đạo công tác văn hóa theo bộ tiêu chí rõ ràng liên quan đến quá trình hành
nghề,tài cán, mà không liên quan đến quan hệ họ hàng, thân quen, hoặc những âm
mưu tham nhũng, v.v. Điều này rất quan
trọng. Đối với lĩnh vực múa ba lê thôi khỏi nói, nhưng trong lĩnh vực văn học,
hiện tại chúng tôi thấy thiếu vắng cả điều thứ nhất lẫn điều thứ hai. Ấy vậy
nhưng văn học không “chỉ là văn học”! Nó là mảnh đất rất màu mỡ mà cả điện ảnh
và sân khấu đều “chăn thả”.
Hãy bắt đầu với thực tế là văn học tại các
bộ máy nhà nước hôm nay dường như không được coi là thứ gì đó đáng giá, đáng
quan tâm. Người ta có thể nhớ lại việc bãi bỏ Cơ quan xuất bản quốc gia- một bộ
phận riêng biệt phụ trách văn học và chuyển giao chức năng của nó cho Bộ Phát
triển Kỹ thuật số (mang tính biểu tượng như thế nào!).
Người ta thắc mắc tại sao không chuyển việc
quan tâm đến văn học cho Bộ Năng lượng? Nói chung ra, nhà nước đã rời bỏ thị
trường sách từ lâu, và bạn không thể tìm thấy bất cứ nhà xuất bản nào thuộc quản
lý của nhà nước nhiều hay ít. Tất cả những điều đó đã được biến đổi trong cuộc
cách mạng internet,trong bối cảnh nghèo nàn về trí tuệ và tinh thần nói chung,
để thực sự thay thế tầng lớp nhà văn.
Nói
tóm lại, doanh nghiệp tư nhân không quan tâm đến những gì họ xuất bản, cái
chính đối với họ là có gì để bán: “Chúng tôi chỉ cần biết, cứ mỗi mùa thu, phải
đưa lên kệ bán hàng một chiếc iPhone mới và một cuốn tiểu thuyết mới của tác giả
Pelevin. Và chúng tôi không cần biết cuốn tiểu thuyết của Pelevin kể về cái gì
và nó được xuất bản ở đâu ”. Vậy chừng nào tác giả Pelevin còn sống và chừng
nào iPhone còn được sản xuất, nhà xuất bản sẽ tồn tại!
Nhà nước của chúng ta thậm chí không còn sử
dụng một công cụ rẻ tiền nhưng rất hiệu quả để quản lý quá trình văn học là các
giải thưởng văn học. Tất nhiên, có một số giải thưởng nhà nước về văn học -
nhưng liệu bạn có thể kể tên một trong số đó không?Ví dụ, điều quan trọng là giải
thưởng Yasnaya Polyana được quảng bá rầm rộ, nhưng đến cuối năm thứ ha, giải
thưởng này không tìm được nhà tài trợ và lặng lẽ biến mất..
Gần đây, một trong những thành viên ban
giám khảo giải thưởng này (và chỉ có năm người trong số họ), nhà văn Pavel
Basinsky, trên các trang của “Báo nước Nga” kêu gọi không lên án những nhà văn
đã rời bỏ đất nước, mà hãy hiểu và tha thứ cho họ. Tiếp đó ông Basinsky cũng
lên tiếng chế giễu một nhà văn yêu nước nào đó, người mơ ước bãi bỏ các giải
thưởng văn học trước đây và thành lập giải thưởng văn học của riêng mình để có
thể tự mình nhận được.
Cả một hệ thống chưa tạo ra được một tên tuổi
mang đẳng cấp thế giới nào trong văn học trong suốt ba mươi năm, thôi hãy gắng
tự bảo vệ mình để tái tạo chính xác những gì nó đã từng có.
TÔ HOÀNG chuyển ngữ