Nữ diễn viên kiêm nữ văn sĩ Ruth Marton gặp gỡ nhà văn Remarque lần đầu vào năm 1939 tại Hollywood. Quan hệ của họ cao hơn mức tình bạn. Thời gian họ gần gũi nhau ở Mỹ, được Ruth Marton viết lại trong một cuốn hồi ký tỉ mỉ và hấp dẫn. Nhà văn Tô Hoàng đã lược dịch 4 kỳ, như một tài liệu tham khảo thú vị.


RUTH MARTON kể về đời thường của REMARQUE

Vài lời về tác giả hồi ký:

RUTH MARTON tên thời con gái là Musam, lớn lên ở Berlin. làm việc ở Strasbourg, học kỹ năng diễn xuất tại Nhà hát Nhân dân ở Vienna. Kể từ cuối năm 1937, bà hoạt động ở Hollywood. Kể từ đó, cuộc đời gắn liền với điện ảnh, sân khấu và truyền hình. từng là trợ lý của đạo diễn nổi tiếng người Pháp Max Ophul.

Ruth Marton đã tham gia trong việc tạo ra một chương trình truyền hình nổi tiếng ở Hoa Kỳ, do Lilly Palmer đạo diễn.

Ruth Marton cũng là tác giả của một số tiểu thuyết được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng. Bà sống ở New York.

Họ gặp nhau vào một trong những buổi tối ở Hollywood năm 1939: nhà văn nổi tiếng E.M. Remarque và nữ diễn viên trẻ Ruth Marton, người vừa mới đến từ Áo. Cuộc gặp gỡ thoáng qua này đánh dấu sự khởi đầu của một tình bạn lâu dài, tình bạn chỉ bị gián đoạn khi nhà văn qua đời.

Về những năm E.M. Remarque sống ở Mỹ, người ta chủ yếu biết rằng ông có quan hệ với các nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng: đầu tiên là với Marlene Dietrich, sau đó là với Paulette Godard, người đã trở thành vợ của ông. Khía cạnh này trong cuộc đời E.M. Remarque, hầu như tất cả mọi người đều biết. Còn một khía cạnh khác của Remarque liên quan đến Ruth Marton, thì hầu như vẫn khá bí mật.

 Trong cuốn sách của mình, Ruth Marton kể lại những năm sống lưu vong mà bà đã chia sẻ với nhà văn E.M. Remarque, người mà chúng ta gặp lần đầu với tư cách như bước ra từ cái bóng của danh vọng toàn cầu.

 

Kỳ 1:

Mọi chuyện bắt đầu tại một trong những quán cocktail nổi tiếng của Hollywood tại nhà của William Wyler, vào ngày 22 tháng 10 năm 1939. Hitler đã chiếm Ba Lan, nhưng đối với những khán giả hào hứng tụ tập vào buổi tối hôm đó để tổ chức lễ kỷ niệm hàng tuần, châu Âu còn ở xa như sao Hỏa hay sao Mộc…

Erich Maria Remarque và Marlene Dietrich đang trên đường đến quán bar thì nhà văn Pháp Jacques Teri, đứng bên tôi, ngăn họ lại để hôn tay Marlene và chào đón ấy bằng sự cuồng nhiệt thuần túy của người Goloa.

Remarque, lúc đầu hơi bối rốicách xử sự ấy, ông nhìn tôi, hơi quay đầu lại để Marlene không nghe thấy ông nói, và ngập ngừng hỏi tôi bằng tiếng Anh:

- Chúng ta đã quen biết nhau chưa nhỉ?

-Em nghĩ, chắc chưa! Tôi trả lời. - Tên em là Ruth Marton, bạn của Ruth Albu

Ông ta lập tức nói nhỏ bằng tiếng Đức:

- Anh cần nói chuyện với em. Vui lòng gọi điện cho anh. Anh đang ở khách sạn Beverly Hills.

Cuộc gặp gỡ tình cờ đó chỉ kéo dài không quá một phút; tuy nhiên, chính đã được định sẵn để trở thành thời khắc mở đầu cho một tình bạn giữa tôi và Remarque kéo dài không gián đoạn trong ba mươi năm và kết thúc vào đêm sinh nhật cuối cùng của ông ấy với những lời mà Remarque đã nói với tôi trong cuộc nói chuyện điện thoại lần cuối giữa chúng tôi: Hãy chăm sóc bản thân, thiên thần của anh; anh cũng sẽ chăm sóc em”. Đúng ba tháng sau, ngày 25 tháng 9 năm 1970, Remarque ra đi…

Vào thời điểm chúng tôi đi ngang qua ngôi nhà Wyler, Remarque lớn hơn tôi nhiều - ông đã bốn mươi mốt. Điều đó xảy ra ở Berlin, nơi cha tôi- Tiến sĩ Kurt Mühsam, một nhà báo và nhà phê bình nổi tiếng- là tổng biên tập của đế chế xuất bản khổng lồ Ulstein, nơi xuất bản tiểu thuyết “Phía Tây không có gì lạ” lần đầu. Cha tôi không chỉ là một nhân vật có ảnh hưởng, mà còn là nhà văn đầu tiên suy nghĩ nghiêm túc về vai trò của điện ảnh sau thế chiến thứ nhất. Không lâu trước khi qua đời, ông đã cho đăng trên tờ báo đô thị hàng đầu "Berliner Zeitung am Mittag" một bài bình luận về các bộ phim "Phía Tây không có gì lạ” và "Thiên thần xanh".

Là công dân Áo, chúng tôi đã sống ở Berlin vì công việc của cha tôi.

Khi Đức Quốc xã lên nắm quyền ở Đức, tôi học diễn xuất tại Nhà hát Walter Frank. Ngay khi tôi bắt đầu sự nghiệp của mình tại Vienna Volkstheater, Áo đã bị đe dọa sẽ sát nhập Đức. Tôi lại phải nếm trải những cay đắng của cuộc sống lưu đày.

Những người bạn của tôi ở Hollywood đã sẵn sàng cho tôi tị nạn tạm thời,còn những người bạn ở Vienna là Alexander Lernet-Cholenia1 và Rolf Jan khăng khăng bảo tôi nên khởi hành ngay lập tức. Thực tế việc tôi làm theo lời khuyên của họ đã cứu mạng tôi.

Vào thời điểm đó, nhiều nhà văn, nhà viết kịch, đạo diễn và diễn viên người Áo và Đức định cư ở Nam California. Đó là một loại thuộc địa điện ảnh lắm màu nhiều vẻ. Không ít trong số những người di cư đã làm việc tại các xưởng phim, nhiều người biết cha tôi, và chính hoàn cảnh này đã mở ra cho tôi những cánh cửa thường bị đóng chặt trước đám thanh niên nghèo, còn ít người biết đến như chúng tôi. Ngược lại, tôi được mời đến những ngôi nhà tốt nhất, tới ăn ở những nhà hàng thời thượng, mặc dù tôi phải cố gắng nhanh chóng nắm bắt bất kỳ công việc nào vừa ý. Tôi có một diễm phúc lớn ngay từ thuở nhỏ đã sở hữu ba ngôn ngữ, vốn liếng ấy không phải là vô ích: tôi đã dạy những người mới đến một khóa học về những điều cơ bản của ngôn ngữ tiếng Anh do tôi phát minh ra, đọc cho họ nghe những cuốn tiểu thuyết và vở kịch tiếng Pháp nhằm mục đích chuyển lên màn ảnh, và giữa những lớp học này, tôi đã làm việc như một thư ký không có kiến ​​thức về tốc ký, kiên nhẫn gõ hai ngón tay trên bàn phím của máy đánh chữ.

Ngày có vô số công việc và những điều lo lắng, nhưng buổi tối vẫn bị vẫy gọi bằng sự lộng lẫy và vui vẻ. Sự tương phản ấy đơn giản chỉ thêm háo hức, tôi rất háo hức muốn biết Remarque sẽ nói với tôi điều gì, nhưng tôi nghĩ rằng đó sẽ là về Ruth Alba- một nữ diễn viên trẻ Berlin sống ở London vào thời điểm đó. Người phụ nữ này là tiền nhiệm” của Marlene trong cuộc đời của Remarque, và như tôi biết họ vẫn là bạn tốt của nhau. Để không thể hiện sự quan tâm của mình, tôi đã hoãn cuộc gọi trong vài ngày. Erich Maria mời tôi dùng bữa với ông ta tại khách sạn.

Những người đàn ông nổi tiếng thường không hấp dẫn lắm, nhưng Remarque thật tuyệt vời trong căn phòng khách sạn đầy nắng và trông ông không hề mất tự nhiên như trên các bìa sách. Ngoài đời, ông ấy khác hẳn: cười với đôi mắt xanh dưới hàng lông mày đen nhánh, rậm rạp. Chiếc sơ mi thể thao, cà vạt màu mắt và chiếc quần soọc kẻ sọc màu xanh lơ cho thấy ông ấy là một người rất phù hợp với cuộc sống ở California, cũng như cuộc sống ở Cote d'Azur- nơi tôi nghe nói ông ấy mới đến. Remarque quyến rũ một cách lạ thường, sở hữu kiến ​​thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và trên hết, từ ông tỏa ra sự tử tế và đáng tin cậy theo đúng nghĩa đen.

Remarque đã thích tôi ngay từ cái nhìn đầu tiên…

Lúc đầu, ông ấy ân cần nhưng hỏi ngắn gọn về tình hình của Ruth Albu, sau đó Remarque nói về cha tôi- người mà ông biết và cũng là người đã từng giúp đỡ ông rất nhiều, nhưng Remarque không đi sâu vào chủ đề này. Sau đó, ông ấy đặt cho tôi rất nhiều câu hỏi, và Remarque đặc biệt quan tâm đến lý do tại sao tôi rời bỏ sự nghiệp sân khấu.

Tôi giải thích chỉ với điều kiện ấy, bạn bè mới có thể đổi thị thực tạm trú của tôi bằng thị thực của người di cư. Vì tôi không có bất kỳ sự hỗ trợ tài chính nào, tôi không thể ngồi và đợi được giao vai, chưa kể đến thực tế là không một ai nói được tiếng nước ngoài thanh thoát có thể tin tưởng cho việc này. Giống như hầu hết những người di cư, tôi buộc phải kiếm sống, và không suy ngẫm về sự thăng trầm của số phận.

Remarque lắng nghe tôi một cách chăm chú, tỏ ra vô cùng thích thú. Đối với tôi, cho đến tận bây giờ vẫn còn là một bí ẩn, bởi làm thế nào chỉ trong hai giờ ông ấy đã tạo ra được bầu không khí thoải mái, tin cậy và thông cảm lẫn nhau trong mối quan hệ giữa chúng tôi. Và điều này đã được lưu giữ cho đến tận cuối đời…

Tôi không có xe hơi, Remarque đã gọi một chiếc taxi, trong khi chúng tôi chờ đợi xe , ông ấy quay sang tôi với một yêu cầu bất thường:

-Mong rằng chúng ta sẽ sớm gặp lại nhau!em đang ở với bạn bè, tôi không muốn gọi cho em để không làm phiền họ. Em không thấy phiền phức gì khi gọi cho tôi chứ?

- Việc ấy bình thường thôi, em không phản đối!

- Nhưng, em thấy đấy, ở đây đầy những tai mắt tò mò. Có lẽ em không nên sử dụng tên thật của mình. Em có thể nghĩ ra một bí danh cho mình?

- Bí danh sao? Tôi ngạc nhiên hỏi - Chẳng hạn như thế nào?

-Chà… có gì đó bí ẩn… bất thường! Ông ta nói rất nhiệt tình, như thể cuộc sống của ai đó phụ thuộc vào điều này. Công chúa Hohenlohe được không?- Remarque cười.

- Đó là ai đấy?

- Anh không biết ... Anh bịa ra thôi. Hay là cô ta có thực trên đời này?

- Rất có thể! Đấy chỉ là những gì cần thiết.

Một chiếc taxi đã tấp vào lề. Remarque đứng trước ngưỡng cửa khách sạn nhìn theo chiếc xe cho đến khi xe rẽ vào góc cua.

Ngay sau đó, tôi tìm được một công việc tạm thời tại Cơ quan Văn học Stanley Bergerman, nơi tôi làm biên tập viên văn học, kết nối với các nhà văn và đạo diễn châu Âu. Về mặt tài chính, thu nhập có phần thấp, nhưng, về lâu dài, đầy hứa hẹn.

(còn tiếp)

TÔ HOÀNG chuyển ngữ