Ignat Solzhenitsyn nhấn mạnh rằng lời chỉ trích của cha ông không nhằm vào nước Nga trong “hiện thân” Xô Viết. Người viết đã chỉ ra sự nguy hiểm của bất kỳ sự đàn áp nào do chủ nghĩa cuồng tín tư tưởng gây ra.

 

IGNAT SOLZNHENITSYN: SỨ MỆNH CỦA CHA TÔI LÀ TRỞ THÀNH KÝ ỨC CỦA MỘT DÂN TỘC TRONG QUÁ KHỨ ĐÃ TỪNG BỊ TƯỚC ĐOẠT TIẾNG NÓI”

(Báo LE FIGARO - Pháp)

Con trai của tác giả Quần Đảo Gulag nói về cha mình

Ignat Solzhenitsyn nhấn mạnh rằng lời chỉ trích của cha ông không nhằm vào nước Nga trong “hiện thân” Xô Viết. Người viết đã chỉ ra sự nguy hiểm của bất kỳ sự đàn áp nào do chủ nghĩa cuồng tín tư tưởng gây ra.

 

 

IGNAT SOLZNHENITSYN: SỨ MỆNH CỦA CHA TÔI LÀ TRỞ THÀNH KÝ ỨC CỦA MỘT DÂN TỘC TRONG QUÁ KHỨ ĐÃ TỪNG BỊ TƯỚC ĐOẠT TIẾNG NÓI”

(Báo LE FIGARO - Pháp)

Nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh của Alexander Solzhenitsyn, báo Figarođã phỏng vấn con trai út của ông, một nhạc sĩ. Ignat Solzhenitsyn nhấn mạnh rằng lời chỉ trích của cha ông không nhằm vào nước Nga trong “hiện thân” Xô Viết. Người viết đã chỉ ra sự nguy hiểm của bất kỳ sự đàn áp nào do chủ nghĩa cuồng tín tư tưởng gây ra.

Ignat Solzhenitsyn sinh năm 1972, chỉ vài tháng trước khi xuất hiện cuốn sách quan trọng trong tiểu sử của cha ông, cuốn Quần đảo Gulag. Hiện nay ông là nhạc trưởng và nhà soạn nhạc được thế giới công nhận. Ignat Solzhenitsyn cũng tham gia vào việc phổ biến các tác phẩm của cha mình, Alexander Solzhenitsyn.

FIGARO: Năm 1973, Ông chưa đầy một tuổi khi Quần đảo Gulag được xuất bản.

IGNAT SHOZHENITSYN: Tôi có cơ hội quan sát cuộc đời của cha tôi trong một giai đoạn quan trọng cuộc sống của ông. Khi cha tôi mất, tôi 35 tuổi, hóa ra là ký ức của tôi về ông trải dài từ thời thơ ấu cho đến những năm tháng trưởng thành của tôi. Cũng từng có những khoảnh khắc thân mật trong giao tiếp giữa hai cha con, khi cha tôi đọc cho tôi nghe tác phẩm của ông ở nhà hay những lúc cần đi dạo trong đêm, khi ông đưa tôi ra cánh đồng để kể cho tôi nghe về những sao có thể được nhìn thấy vào thời điểm đó. Và ngay cả trong những chuyến đi như vậy, chúng tôi vẫn không ngừng kể về cuộc sống và nghệ thuật. Tôi cũng nhớ những lần xuất hiện trước công chúng của ông, ví như bài phát biểu chia tay ở Vermont hay bài phát biểu của ông ở Moscow khi ông đến đó vào năm 1994, sau một thời gian dài sống lưu vong.

FIGARO: Khi nào ông nhận ra cha mình là một nhà văn lớn nổi tiếng khắp thế giới?

IGNAT SOLZHENITSYN: Đối với tôi, trước hết ông ấy luôn là cha tôi, đó là cách duy nhất tôi nhìn nhận ông ấy. Nhưng ngay cả khi còn rất nhỏ, mẹ tôi đã giải thích với cả hai anh em tôi rằng gia đình chúng tôi không bình thường, rằng nó sẽ luôn khác biệt với những gia đình khác. Và điều đó không chỉ liên quan đến danh tiếng của cha tôi mà chủ yếu còn liên quan đến sứ mệnh của ông. Điều này trở nên rõ ràng với tôi ngay ở thời kỳ đó. Khi cha tôi viết hoặc phát biểu, ông ấy đều lên tiếng với tư cách là đại diện cho những người mà trong một thời gian dài của lịch sử họ bị tước đi tiếng nói, mất đi cơ hội để kể về mình.

 

FIGARO: Ông phát hiện ra những cuốn sách của cha mình từ khi nào?

IGNAT SOLZHENITSYN: Lần đầu tiên tôi nghe thấy chúng chuyện trò của người khác vào năm 6-7 tuổi. Và năm tám tuổi tôi bắt đầu tự đọc chúng. Tôi như đắm chìm trong thế giới của “Quần đảo Gulag” vào năm 11 tuổi và tôi nhớ rằng cuốn sách đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi rất lâu.

FIGARO: Ông có thể mô tả cuộc sống hàng ngày ở ngôi nhà Vermont của mình trong thời thơ ấu của ông không?

IGNAT SOLZHENITSYN: Những năm ở Vermont là khoảng thời gian khám phá và viết lách của cha tôi. Lần đầu tiên trong đời, ông được hưởng những điều kiện thuận lợi để sáng tạo. Sự biệt lập khét tiếng ngôi nhà của chúng tôi chỉ cần thiết để không có gì có thể ngăn cản cha tôi tập trung vào nhiệm vụ lớn laoông ấy đã đặt ra cho mình. Và không phải ngẫu nhiên mà phần lớn cuốn “ Bánh xe đỏ” được viết ở Vermont.

Nhưng cha tôi vẫn dành thời gian mỗi ngày để ở bên chúng tôi-các con trai của ông, chính ông dạy chúng tôi toán, vật lý và lịch sử. Cha tôi chơi quần vợt và đi bơi cùng chúng tôi. Ông ấy làm tất cả những điều này khi chia sẻ suy nghĩ của mình với chúng tôi, bao gồm cả việc nói về những sự kiện đang xẩy ra. Và tất nhiên, cha tôi đã cầu nguyện cho những người bạn của chúng tôi vẫn còn lại ở Nga. Cha tôi cầu nguyện cho tương lai của nước Nga.

FIGARO: Thái độ của cha ông đối với niềm đam mê âm nhạc đã trở thành nghề nghiệp của ông là gì? Cha ông có quan tâm đến tương lai nhạc trưởng và nghệ sĩ piano của ông không?

IGNAT SOLZNHENITSYN: Cha tôi rất yêu âm nhạc. Hiếm khi tôi bước vào văn phòng của ông và không nghe thấy tiếng nhạc đang phát trên radio hoặc từ loa trên bàn xoay có đĩa nhựa. Không phải một nhạc sĩ và không được đào tạo về âm nhạc, ông đã tự lựa lọc lấy một nhóm các nhà soạn nhạc mà ông yêu thích - từ Bach đến Shostakovich. Trong số những người ấy ông yêu thích nhất là Beethoven, Schubert và Tchaikovsky.

Bản thân tôi bắt đầu chơi piano một cách tình cờ - chỉ là khi chúng tôi chuyển đến một ngôi nhà ở Vermont, trong số đồ đạc mà những người chủ trước của ngôi nhà để lại cho chúng tôi, có một cây đàn piano. Lúc đầu, cha mẹ tôi không hề chú ý đến tôi: họ không có lý do gì để nghĩ rằng bất kỳ đứa trẻ nào cũng sẽ lựa chọn âm nhạc.

Nhưng sau đó bản thân tôi tỏ ra thích thú và bắt đầu chơi nhạc trên cây đàn piano mà người chủ cũ để lại. Niềm yêu thích của tôi tăng lên dần và tôi bắt đầu học đàn. Kể từ thời điểm tôi đạt được một số thành công, bố mẹ tôi không bao giờ cản trở tôi - ngược lại, bằng mọi cách họ khuyến khích tôi học tập trong lĩnh vực tôi đã chọn. Và rồi trong suốt cuộc đời tôi - cả trong sự nghiệp nghệ sĩ piano của tôi, và sau đó, khi tôi chọn con đường chỉ huy - họ đã cố gắng có mặt tại các buổi hòa nhạc của tôi. Hơn thế, họ không chỉ có mặt trong hội trường lớn mà cả tại các buổi hòa nhạc thính phòng, riêng tư tại nhà.

 

FIGARO: 50 năm sau khi Quần đảo Gulag” ra mắt, di sản nào khác còn lại cho nhân loại? Điều đó là gì: một sự kể lại đơn giản về những sự kiện cách đây đã lâu? Hay đó là một văn bản sống động mang đến những bài học cho nhân loại ngày nay?

IGNAT SOLZNHENITSYN: Những bài học của "Quần đảo" tuy đen tối, nhưng chúng có thể có ích cho mọi thời đại, không chỉ cho thời kỳ Xô Viết cụ thể. Những trang sách ấy nói với tất cả các thế hệ ở bất kỳ quốc gia nào rằng có một điều sẽ xảy ra: một người, trong những điều kiện nhất định, hóa ra có khả năng đối sử vô lương với đồng loại của mình. Cuốn sách cho chúng ta thấy chiều sâu khủng khiếp của sự tàn ác và mất nhân tính với chính đồng loại, nhưng hóa ra trái tim con người lại có khả năng chịu đựng được. "Quần đảo" cho thấy vai trò khủng khiếp của hệ tư tưởng cuồng tín trong đời sống xã hội, thúc đẩy con người làm những điều rất xấu. Tôi trích dẫn: "Hãy nhìn những nhân vật phản diện khủng khiếp nhất trong Shakespeare - sự khát máu của chúng chỉ đủ cho chục xác chết. Và tại sao tất cả lại như thế? Những nhân vật phản diện thời đó không có ý thức hệ, tham vọng của họ không vượt ra ngoài việc giành lấy quyền lực".

Nhưng tôi sẽ không coi sáng tác của Solzhenitsyn là hoàn toàn u ám. Vẫn còn  có một khoảnh khắc tích cực quan trọng trong tác phẩm của ông: tính cho cùng, các tác phẩm của ông tôn vinh sự chiến thắng của tinh thần con người và khả năng của nó. Hóa ra con người ta có thể tìm ra cách thoát khỏi tình huống khó khăn nhất bằng cách thể hiện sự dũng cảm và lòng vị tha.

FAGARO: Ộng nghĩ gì về cuộc tranh cãi bùng nổ ra sau khi cuốn sách được xuất bản ở châu Âu? Ông nghĩ sao đối với một số nhóm người không chấp nhận sách? Những người này không muốn nhìn thẳng vào sự thật?

IGNAT SOLZHENITSYN: Nhà văn người Mỹ Tom Wolfe đã mô tả một cách khó quên phản ứng của một số trí thức cánh tả đối với cuốn “Quần đảo”. "Họ cảm thấy xấu hổ khi nhìn thấy cuốn sách này".Những người cánh tả phương Tây không thể tìm được một đối thủ xứng đáng cho lời nói về sự thật trong cuốn sách đến từ 257 nhân chứng sống ở “Quần đảo”. Tất nhiên, phe tả cố gắng bịt tai để không nghe thấy tiếng rên rỉ của thế giới và nhắm mắt trước “vực thẳm sa đọa” mà chính họ đã nhúng tay vào. Rốt cuộc, chính họ, những người cánh tả phương Tây, là những người đầu tiên mơ về một “thiên đường tiến bộ trên trần gian”, những của nó đã phải trả một cái giá đẫm máu như vậy.

TÔ HOÀNG chuyển ngữ