Theo báo chí Mỹ, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực quân sự có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc. Các tác giả bài viết so sánh nó với cuộc chạy đua hạt nhân của thế kỷ trước. Họ kêu gọi rút ra những bài học lịch sử và hãy nắm quyền kiểm soát sự phát triển của trí tuệ nhân tạo trước khi quá muộn.


MỐI ĐE DỌA MỚI TỪ VIỆC SỬ DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TAO TRONG QUÂN SỰ  

(Tạp chí FOREIGN AFFAIRS – Mỹ)

Năm nay đánh dấu 78 năm (1945-2023) kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử loài người và bắt đầu thời kỳ dài nhất trong thời hiện đại không có xung đột vũ trang giữa các cường quốc. Bởi vì chỉ có hai chục năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất liền bùng nổ Thế chiến thứ hai. Liệu bao lâu nữa thì chiến tranh thế giới ba nổ ra?

Bởi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã liên quan đến thứ vũ khí có sức tàn phá lớn đến mức- về mặt lý thuyết- chúng có thể hủy diệt toàn bộ nhân loại. Và mối đe dọa ấy kéo dài suốt nhiều thập kỷ của Chiến tranh Lạnh sau đó. Khi Hoa Kỳ sử dụng bom nguyên tử hủy diệt ở Hiroshima và Nagasaki buộc Nhật Bản phải đầu hàng ngay lập tức và vô điều kiện, không ai nghĩ rằng thế giới sẽ chứng kiến ​​một lệnh cấm sử dụng vũ khí hạt nhân “ảo” trong suốt bảy chục năm sau.

Càng khó tin hơn nữa là gần 8 thập kỷ sau, thế giới vẫn chỉ còn 9 cường quốc hạt nhân. Việc Hoa Kỳ đi đầu trong những thập kỷ này việc ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, làm chậm sự phổ biến vũ khí hạt nhân và hình thành một trật tự quốc tế đảm bảo hòa bình trong nhiều thập kỷ giữa các cường quốc sẽ đi vào lịch sử như một trong những thành tựu quan trọng nhất của Hoa Kỳ.

Ngày nay, khi thế giới phải đối mặt với những thách thức đặc biệt do một công nghệ khác chưa từng có và thậm chí còn đáng sợ hơn ở một khía cạnh nào đó- trí tuệ nhân tạo AI, thì không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều người đang quay về lịch sử để tìm lời khuyên. Liệu những cỗ máy có khả năng siêu phàm có đe dọa đến loài người như những chủ nhân của hành tinh? Liệu AI có thể làm suy yếu sự độc quyền của từng quốc gia về vũ khí hủy diệt hàng loạt? Liệu AI có cho phép các cá nhân hoặc nhóm nhỏ tạo ra loại virus có khả năng tiêu diệt trên quy mô mà trước đây chỉ dành cho các cường quốc không? AI có thể phá hủy khả năng răn đe hạt nhân vốn là nền tảng của trật tự thế giới ngày nay không?

Hiện tại, không ai có thể trả lời những câu hỏi như vậy một cách chắc chắn. Nhưng sau khi nghiên cứu những câu hỏi này trong hai năm qua với một nhóm các nhà lãnh đạo công nghệ hàng đầu trong cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo, chúng ta đã kết luận rằng, triển vọng phát triển AI một cách không giới hạn sẽ tạo ra những hậu quả thảm khốc cho Hoa Kỳ và cho toàn thế giới, khám phá thuyết phục đến mức các nhà lãnh đạo thế giới phải hành động ngay lập tức. Mặc dù cả họ và bất cứ ai đều không biết tương lai sẽ ra sao, nhưng hôm nay chúng ta biết đủ để bắt đầu đưa ra những lựa chọn khó khăn và phải hành động, khi nhận ra rằng những lựa chọn ấy  sẽ phải được sửa đổi nhiều lần khi chúng ta ngày càng khám phá thêm nhiều điều mới.

Khi các nhà lãnh đạo đưa ra những lựa chọn ấy, những bài học kinh nghiệm trong thời đại hạt nhân có thể ảnh hưởng đến quyết định của họ. Ngay cả đối thủ của chúng ta, những người đang tìm cách phát triển và triển khai những công nghệ chưa từng có có thể giết chết hàng trăm triệu người, cũng đã khám phá ra những hòn đảo của lợi ích chung.

Xưa kia hai quốc gia đối cực, cả Hoa Kỳ và cả Liên Xô đều quan tâm đến việc ngăn chặn sự lan truyền nhanh chóng của những công nghệ như vậy sang các quốc gia khác có thể đe dọa họ. Cả Washington và Moscow đều có ý thức rằng nếu công nghệ hạt nhân rơi vào tay những kẻ xấu hoặc những kẻ khủng bố trong biên giới của họ, chúng có thể được sử dụng để đe dọa Hoa Kỳ và Liên Xô, và vì vậy mỗi nước đều phát triển hệ thống an ninh mạnh mẽ cho kho vũ khí của chính mình.

Và bởi vì cả hai quốc gia này đều có thể bị đe dọa nếu những kẻ tấn công sẽ có được vũ khí hạt nhân, nên họ cảm thấy việc thảo luận về rủi ro này với nhau là vì lợi ích tốt nhất của chính họ và họ đã phát triển các phương pháp và công nghệ để đảm bảo rằng điều này sẽ không xảy ra. Khi kho vũ khí hạt nhân của họ đạt đến mức bên này không thể tấn công bên kia mà không gây ra một cuộc tấn công trả đũa và tự hủy diệt, họ phát hiện ra sự ổn định nghịch lý của "sự hủy diệt được đảm bảo lẫn nhau" (MAD).

Khi thực tế khủng khiếp này trở thành nỗi lo chung, mỗi cường quốc học cách hạn chế bản thân và tìm mọi cách thuyết phục đối thủ hạn chế các sáng kiến ​​​​quân sự nhằm tránh đối đầu có thể dẫn đến chiến tranh. Thật vậy, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Liên Xô đã hiểu rằng ngăn chặn một cuộc chiến tranh hạt nhân mà đất nước họ sẽ là nạn nhân đầu tiên là trách nhiệm quan trọng nhất của họ.

Những thách thức mà trí tuệ nhân tạo AI phải đối mặt ngày hôm nay không chỉ là chương thứ hai của thời đại hạt nhân. Lịch sử không phải là một cuốn sách dạy nấu ăn với các công thức làm bánh soufflé. Sự khác biệt giữa AI và vũ khí hạt nhân cũng hết sức quan trọng như những điểm tương đồng giữa chúng. Tuy nhiên, nếu được hiểu và điều chỉnh đúng cách, những bài học rút ra từ việc hình thành một trật tự quốc tế dẫn đến thực tế là gần 8 thập kỷ không có chiến tranh giữa các cường quốc sẽ là lời chỉ dẫn tốt nhất có thể tiếp cận được đối với các nhà lãnh đạo của các quốc gia có trí tuệ nhân tạo đối đầu.

TÔ HOÀNG chuyển ngữ