Tôi đối với Remarque là "thiên thần của anh". Trong suốt những năm chúng tôi kết bạn, Remarque ít khi gọi tôi bằng tên thật, ít khi gặp mặt tay đôi, cũng thưa thớt nói chuyện qua điện thoại, thậm chí cả việc trao đổi thư từ.


RUTH MARTON KỂ VỀ ĐỜI THƯỜNG CỦA ERICH MARIA REMARQUE

(Tiếp theo và hết)

Remarque sẵn lòng đặt bí danh cho mọi người, thường là ngay cả những người mà anh không hề quen biết.

Ông ấy gọi Mary, như tôi đã nói, là "con đĩ", gọi Marlene là "phu nhân của tôi". Sau này, khi mối quan hệ của họ trở nên tồi tệ, là "vị hôn thê của tôi", và sau đó nữa là "hôn thê cũ của tôi". Ông ấy gọi một công chúa Nga tên Natasha là "con chim". Một người bạn rất thân của tôi, một diễn viên tuyệt vời mà Boni chỉ thấy trên màn ảnh, ông ấy mệnh danh là "người Scotland".

Tôi đối với Remarque là "thiên thần của anh". Trong suốt những năm chúng tôi kết bạn, Remarque ít khi gọi tôi bằng tên thật, ít khi gặp mặt tay đôi, cũng thưa thớt nói chuyện qua điện thoại, thậm chí cả việc trao đổi thư từ.

Bản thân anh đã có nhiều "cái tên" tự nghĩ ra cho mình.

Trong bữa ăn trưa đầu tiên của chúng tôi ở Beverly Hills, tôi đã hỏi biệt danh Boni đến từ đâu. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn như nhìn thấy nụ cười ranh mãnh trong mắt anh ấy. “Tất nhiên là từ Boniface Kizevetter”- anh ta trả lời.

Tôi không biết ông Kizewetter này là ai, nhưng tôi còn quá trẻ nên tôi không dám thú nhận sự thiếu hiểu biết của mình. Tất nhiên, ngay lập tức tôi quên cái tên xa lạ này, nhưng từ "Boniface" đã khắc sâu vào trí nhớ của tôi.

Bây giờ thì tôi biết rằng Boniface Kizevetter là một nhân vật gần như huyền thoại, một nhân vật trong văn học dân gian, "một tay khoác lác hạng nhất sẵn sàng trút ra những lời tục tĩu".

Sau này khi tôi phát hiện ra có một lần, trả lời câu hỏi của một cô gái tóc nâu xinh đẹp, người mà ông ấy đã nhấn mạnh khi hỏi lại: "Em hỏi tên anh à?", ông ấy đã trả lời với một tiếng cười: "Boniface Kizevetter". Tôi ngạc nhiên là người đàn ông này, người có thể nói thẳng một cách khéo léo và sử dụng những từ ngữ thô bạo trong các bài phát biểu của mình, lại chưa lần nào thốt ra một lời tục tĩu trước mặt tôi.

Trong những bức thư và những dòng ghi vội gửi cho tôi, ông ấy đã thường ký bằng cái tên "Boni" hoặc "Ông bố già của em. Sau này, như đã thành thói quen,ông  ấy sử dụng những biệt hiệu phù hợp với thời điểm, ví như "Ngón tay vàng". Một ngày nọ, khi đã cắt ngón tay,điều này khiến ông ấy không thể viết, ông ấy đã ký như vậy (Remarque cười rất nhiều về trải nghiệm đáng tiếc này của chủ nghĩa Freudi).

Vào một dịp khác, sau khi xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên của tôi, ông ấy đã ký vào bức thư với tên "Chopin". Ông ấy cũng ký tên "La Fontaine", khi viết trong hơi thở khó khăn,điều tốt nhất của mình sau ngày bị đột quỵ. Cuối cùng, "Boni" đã biến thành "Thiên thần".

Trong mười năm cuối đời, biệt danh này có một ý nghĩa ghê gớm. Cả hai chúng tôi, hóa ra đều rất thích hình ảnh các thiên thần theo phong cách Gothic và Phục hưng. Tôi bắt đầu gửi cho ông ấy những bức ảnh chụp các thiên thần từ nhiều nhà thờ và viện bảo tàng khác nhau. Remaeque sưu tập những bức ảnh như thế và bằng cách nào đó nhận ra rằng chính đám thiên thần này trên bàn làm việc của ông đã giúp ông tránh khỏi nhiều tai họa. Remarque nói điều này nghiêm túc.

Không còn nghi ngờ gì một người phụ nữ sẽ không đủ cho Remarque trong cuộc đời ông. Một phần, tôi tin điều đó là do ông ấy có ít bạn bè, nhưng còn quan trọng hơn về mặt này là nhu cầu được khẳng định sự độc lập của mình, điều đó xuất hiện vài ngày sau khi kết hôn với Paulette (1)

Giống như số đông các nhà văn, Remarque rất ham học hỏi, và trong các cuộc trò chuyện của chúng tôi về bản chất của con người, cả hai hiếm khi bất đồng quan điểm về tình huống này hoặc tình huống kia mà những người khác hoặc chính chúng tôi để mắt tới.

Remarque không cần phải mất thời gian để giải thích cho tôi lý do tại sao anh ấy thích đi cùng Marlene Dietrich đến những nơi mà cô ấy có thể gặp Jimmy Stewart, dù chỉ trong thời gian ngắn, còn hơn là hoàn toàn không nhìn thấy cô ấy. Tương tự như vậy, Remarque cũng không cần phải giải thích cho tôi hy vọng sâu thẳm nhất của anh ấy rằng, cuối cùng Marlene cũng sẽ đánh giá cao toàn bộ tình yêu của anh ấy, nhận ra và yêu anh ấy một lần nữa vì sự hy sinh này.

Marlene thường đến thăm anh trong một ngôi nhà có khu vườn rất đẹp, một hồ bơi nhỏ và hai phòng ngủ trên tầng hai. Đối với những người quan sát bên ngoài, ví như tôi, những ai hiếm khi nghe nói về những lần qua đêm của họ, rõ ràng Marlene từ lâu không muốn có mối quan hệ giường chiếu với Remarque, nhưng sẽ không từ chối anh ấy với tư cách là một người sủng ái bà ta. Và tại sao bà ấy phải từ chối, nếu xét theo quan điểm của bà ấy? Remarque là một người đàn ông tuyệt vời, như mọi người nghĩ về ông ấy như thế, một người kể chuyện xuất sắc, đáng tin cậy, tuyệt hay; lại là một kẻ nô lệ trung thành.

Tuy nhiên, không phải lúc nào và không phải ai cũng yêu thích tên nô lệ của mình ...

Trong mối quan hệ của Remarque và Marlene có tất cả mọi thứ nẩy sinh giữa đàn ông và đàn bà - cho dù đó là quan hệ hôn nhân hay quan hệ tình yêu. Đối tác bị trói tay trói chân, anh ta chỉ được rời đi khi được phép, để không mất anh ta hoàn toàn, để nhanh chóng bắt anh ta quay lại khi anh ta đã đi hơi quá xa.

Khi Boni bắt đầu phẫn nộ và thề rằng anh sẽ không bao giờ gặp lại bà ta nữa, Marlene ngay lập tức mời anh ở lại một buổi tối với bà ta, và Remarque, vui mừng vì hạnh phúc, đã chấp nhận những mẩu vụn của sự ưu ái này. Và cứ như thế...

Tôi lại bắt đầu làm việc theo một thời khóa biểu rảnh rỗi, bởi vì công việc trong một cơ quan văn học, mặc dù có triển vọng rực rỡ, nhưng không mang lại lợi nhuận như tôi mong muốn. Trong nửa ngày, tôi làm thư ký cho một nhà phân tâm học người Áo đã bỏ việc hành nghề để viết sách. Tôi dành hai tuần trong một ngôi nhà bỏ trống tại Mulholland Drive để thu dọn các tài liệu lưu trữ của nhà văn, diễn viên và đạo diễn người Anh Miles Mander khi ông này đi nghỉ ở bờ biển phía Đông; lục lọi chỗ này, chỗ kia, tự tìm, giờ giấc linh hoạt và cũng được trả rất ít tiền.

Đôi khi công việc mang lại cho tôi niềm vui, chẳng hạn như khi tôi đồng thời dịch sang tiếng Anh cho Carl Laemmle- người sáng lập “Universal City”, gia đình ông ấy và một số quý ông đi cùng họ trong tầng hầm khổng lồ của ngôi nhà của ông ấy- bộ phim Pháp “Mặt tiền cuối cùng, mà tôi muốn mua của công ty Laemmle. Năm 1929, trong chuyến thăm tiếp theo đến Berlin, Laemmle đã “phải lòng” cha tôi theo đúng nghĩa đen của 2 chữ này và cố gắng thuyết phục ông chuyển đến Hollywood. Nếu lúc đó cha tôi đồng ý, việc ấy chắc chắn có thể làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của tôi.

Trong lần gặp "chú Carl", một trong những người tiên phong của Hollywood, tại khung cảnh hoành tráng giống như một bộ phim của ông gần Benedict Canyon, Laemmle nhớ lại quá khứ, điều này khiến tôi rất xúc động. Laemmle “trẻ là nhà sản xuất của phim “Mặt trận phía Tây không có gì lạ- một bộ phim được cha tôi đánh giá cao.

Boni luôn tỏ ra rất quan tâm đến công việc của tôi và thực lòng giận dữ  mỗi khi tôi bị trả lương thấp một cách trắng trợn. Vì vậy, ví dụ, đã xảy ra với bản tóm tắt tiếng Anh của vở kịch tiếng Pháp "Tự do tạm thời". Một hợp đồng đã được ký một cách vội vã theo đó tôi bị yêu cầu phải hoàn thành công việc của mình vào ngay cuối tuần chỉ với giá $ 7,50. Thông thường một bản tóm tắt không được quá hai trang, nhưng lần này tôi đã phải viết tới hai mươi lăm trang trong cùng một khoảng thời gian. Mặt khác, tôi rất cần tiền nên không dám phản đối.

Vào cuối tuần, tôi thường chỉ sống bằng cà phê để vào ngày thứ hai ăn vận chỉn chu đi gặp những nhà tuyển dụng tiềm năng. Tuy nhiên, không tìm được công việc như ý, cũng không có hợp đồng dài hạn. Nhưng sáu tháng sau, một người bạn đưa tôi đi xem phim “Ông ta còn ngồi lại sau bữa điểm tâmvới sự tham gia của Melvin Douglas và Loretta Young (2) trong các vai chính. Khi những hàng tít đầu tiên xuất hiện, tôi hoàn toàn ngạc nhiên thấy chính vở kịch của Pháp là cốt lõi của kịch bản. Tôi cũng nhận ra rằng bản tóm tắt dài 25 trang mà tôi đã viết tạo nên kịch bản phân cảnh mà hãng “Columbia Pictures đã trả cho tôi một khoản phí “kỷ lục” là… bảy đô la rưỡi.

Sau sự việc này, tức giận vì tôi hoàn toàn không có năng lực tính toán, Remarque tuyên bố rằng ông ấy sẽ ngay lập tức “bán” tôi cho Louis B. Mayer với giá năm mươi nghìn đô la, một số tiền chưa từng nghe thấy vào thời điểm đó. Không nghi ngờ gì, một việc như vậy có thể sẽ giúp cải thiện tình hình tài chính của tôi. Nhưng, giống như hầu hết các kế hoạch khác của Boni, điều này cũng không bảo đảm sẽ thành hiện thực.

Trong suốt hai năm Boni sống trong ngôi nhà của Niels Bagge, ông đã uống rất nhiều. Trái với hầu hết những người cảm thấy khó khăn khi thiếu vắng một người bạn đồng hành nam hay nữ , Boni lại hoàn toàn thờ ơ với điều đó. Ông ấy mang về California tất cả nguồn dự trữ rượu Celestine của mình, thứ mà tôi thường uống không quá một ly. Sau đó, ở New York, khi bắt đầu lo lắng về lá gan của mình, Boni thích rượu vang đỏ hơn. Mỗi khi đến thăm ông ấy, tôi thường uống một hoặc hai ly, nhưng ông ấy có thể dễ dàng uống cạn vài chai trong một buổi tối.

Ở California, tôi hiếm khi đến thăm Remarque khi anh ấy uống rượu, và tôi không biết ai đã bầu bạn với ông ấy, nhưng tôi biết rằng Remaeque không thích uống rượu một mình. Ở Hollywood Remarque không có bạn thân.Từ New York dịch giả và cũng là người xuất bản sách của anh -Denver Lindley cùng Sam Saltz, nhà kinh doanh nghệ thuật thường đến gặp Boni. Ngoài ra còn có Otto Klement, người được coi là đại diện văn học của Remark. Ngày xửa ngày xưa, Otto đã

có một tình bạn tốt với Boni, Remarque thì không bao giờ quên bất cứ điều gì, còn nếu anh ấy thù oán với ai đó, thì đó sẽ còn mãi mãi.

Đối với mọi người xung quanh, Boni, Marlene và von Sternberg là những người bạn không thể tách rời. Và hoàn toàn dễ hiểu von Sternberg đã chia sẻ với Boni những trải nghiệm đau buồn của Remarque với Marlene; Boni đã kể cho tôi nghe những gì mà "Io tội nghiệpnào đó phải chịu đựng trong mối quan hệ với Marlene. Rõ ràng, đây là một ẩn ý rằng anh ta, Boni, không phải là "vật hy sinh" duy nhất.

Trong những năm đó, sau mỗi lần tự hành hạ như thế, đêm đêm Boni bị bao trùm bởi nỗi sợ hãi khủng khiếp và khi thức dậy vào buổi sáng ông đã rơi vào trạng thái cô độc hoàn toàn.

Con ma con quỷ nào  đã đe dọa ông ấy trong cơn say, tôi không biết nữa. Có lẽ ông ấy cũng không thể tự mình nói ra điều này, và Boni cũng chưa bao giờ bộc bạch với tôi cả.

Bây giờ khi nhìn lại cuộc sống và hành vi của Boni, cũng như những gì có thể đọc được giữa các dòng viết trong các cuốn sách của ông ấy, tôi có thể nói rằng Remarque đã gần như bị ám ảnh về cái chết và nỗi sợ hãi cái chết. Điều này hoàn toàn rõ ràng. Nỗi sợ hãi tột độ của ông ấy khi thức dậy một mình thực sự là nỗi âu lo không thể thức dậy được nữa ...

Vào thời điểm đó, ông ấy bắt đầu gọi điện cho tôi hầu như mỗi buổi sáng vào lúc rạng đông và yêu cầu tôi đến gặp. Tôi phải cong người lại ngủ trên chiếc ghế sô pha, để khi tỉnh dậy, mau mắn đến với ông ấy.

May mắn thay, lần nào tôi cũng đến kịp với ông, ngoài ra, những năm đó đó tôi còn trẻ và không cảm thấy cần ngủ nhiều. Nhưng đôi khi chiếc ghế sofa này trở thành một cỗ máy tra tấn thực sự đối với tôi, tuy nhiên, nhiều người luôn nói với tôi rằng tôi là một kẻ ngu dại.

Sau này, Rosa Horvath- một phụ nữ Hungary đã làm việc cho Remarque với tư cách là quản gia trong nhiều năm. Chị ta thường  đi nhón chân bước vào phòng và nói với tôi rằng Erich đang ngủ và sẽ khó thức dậy sớm hơn vài giờ nữa. Tôi lặng lẽ đứng dậy, đi xuống bếp khi Rosa đang chuẩn bị món trứng bác với mỡ lợn và dọn bàn ăn ngay tại trong bếp. Boni cũng sẵn lòng ngồi ăn trong căn bếp, lắng nghe những câu chuyện của Rosa Horvat về việc chị ấy khi còn trẻ đã từng là người giúp việc trong khu đất của William Randolph Hearst (2) như thế nào và trong thời gian cấm rượu, khi không có bạn bè Hearst đã trèo qua các phòng trống và tìm những chai rượu whisky giấu sau những tấm gương ra sao.

Đương nhiên, tôi gặp Boni không chỉ vào buổi sáng. Chúng tôi ăn trưa ăn tối, đôi khi nằm cạnh nhau bên hồ bơi của anh ấy, nghĩa là chúng tôi luôn ở bên nhau và cũng luôn luôn ở trong nhà anh ấy. Kể từ sau lần đi dạo trong công viên đại dương đó, chúng tôi không bao giờ và ở bất cứ đâu còn đi cùng nhau nữa.

Điều này không làm phiền hay khó chịu cho tôi chút nào. Tôi có đủ đám bạn bè đi với tôi đến các nhà hàng hoặc buổi tiệc tùng mỗi khi Remarque rủ. Rosa là một đầu bếp xuất sắc, và rượu của Boni là ngon nhất. Mãi sau này, ở New York, ông ấy mới bộc lộ tài năng nấu nướng đáng nể. Rosa có nhúng tay vào việc này không? Cô ấy giống như một con gà mái mẹ đối với anh ấy, Boni đắm mình trong sự chăm sóc và nhân từ của cô ấy, một số điều mà tôi cũng được thừa hưởng. Sau này khi chúng tôi nhớ lại những khoảng thời gian đó, Remarque thường nói: “Ô, Rosa của tôi! Cô ấy yêu anh nhiều và ghét Marlene vô cùng! ”.

Một lần tôi đã bị thuyết phục về điều này, khi Rosa, trước sự ngạc nhiên không thể diễn tả được của tôi, gọi điện cho tôi. Chị ta hoàn toàn tuyệt vọng.

- Đêm qua Marlene đã ở đây- Rosa như hét vào điện thoại– Mụ ấy đang nấu ăn. Căn bếp sau đó chẳng khác nào bãi chiến trường. Nhưng người phụ nữ này đã làm gì anh ta? Anh ta đi quanh nhà, như thể người mất hồn... Anh ta không nói. Anh ta không ăn. Suốt ngày chỉ nhấm nháp một vài lá rau diếp và một củ cải; thậm chí không đụng dao thìa đến những gì còn lại. Tại sao anh ấy lại bối rối đến như thế? Em có thể đến ngay được không? Vâng, hãy làm ơn...

Không, tôi không thể đến, nếu bản thân Boni không bảo tôi đến.

Nhưng ngay sau khi Rosa cúp máy chính Boni đã gọi điện cho tôi

Ông ấy bắt đầu cuộc trò chuyện như thông lệ: "Em có thích anh gọi tới không?" Tôi thì nghĩ đến một người phụ nữ nấu ăn cho một người đàn ông nhưng lại không chịu ngủ với ông ta sao? Theo tôi, chuyện ồn ào trên giường của hai người được cho là yêu nhau là gì?

“Cái chuồng gà” tôi tự trả lời. Tất nhiên, điều này đúng, nhưng ...

Rosa đã tạo thói quen gọi để tôi đến thường xuyên hơn.

Cô ấy đã cầu nguyện cho Remarque theo đúng nghĩa đen, đối với cô ấy ​​những đau khổ của Boni còn khủng khiếp hơn cả trải nghiệm của chính bản thân. Những cuộc trò chuyện như thế đối với tôi  không dễ chịu chút nào, nhưng tôi không có khả năng trốn tránh chúng, vì ai khác, ngoài tôi ra, có thể mở lòng hứng lấy cái tâm hồn tội nghiệp kia? Rosa nói đi nói lại về những lá rau diếp và cái củ cải dù Boni rất thích món salad nhưng bây giờ lại không muốn nhìn những món ăn ngon lành mà Rose đã cố gắng quyến rũ ông một cách vô ích. Tất cả những điều này nói lên trạng thái tâm hồn thực sự của Boni, mặc dù đối với thế giới xung quanh, mọi thứ trong cuộc sống của ông ấy đều như đang diễn ra theo một cách hoàn hảo.

Vào những ngày thứ bảy, Remarque thường ở nhà một mình, hoặc là  yêu cầu tôi đến với ông hoặc đơn giản chỉ  gọi điện cho tôi.

Tôi vẫn còn nhớ Boni đã muốn mời tôi tham gia bộ phim “Nhà độc tài vĩ đại” ra sao. Rồi cũng không có gì xảy ra cả, nhưng đã có một sắc thái ngọt ngào trong lời mời này, đặc biệt là dưới ánh sáng của cuộc hôn nhân sau đó giữa Boni với Paulette Godard- người đóng vai nữ chính trong bộ phim ông ấy mời tôi và là vợ của Charlie Chaplin.

TÔ HOÀNG chuyển ngữ

 

(1) Paulette Godard, nữ diễn viên Hollywood, đã từng là vợ của Charlie Chaplin

(2) Ông trùm truyền thông người Mỹ