Báo Le Figaro- Pháp viết: Chủ nghĩa Zion (phục quốc Do Thái) đã từng bao gồm nhiều yếu tố xã hội chủ nghĩa và thế tục. Nhưng ngày nay, khi hầu như không còn "một tổ hợp" nào ở Israel và thứ tôn giáo “đã trở thành một xu thế", những người theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái cảm thấy bị đe dọa. Từ đó, mong muốn của họ là bảo vệ Tòa án Tối cao khỏi Netanyahu và "cánh hữu".


 

CHỦ NGHĨA ZION (PHỤC QUỐC DO THÁI) SẮP KẾT THÚC?

(Báo LE FIGARO - Pháp)

Israel đang bị đe dọa bởi quả bom dân số Ả Rập, cũng như sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội nước này giữa những người Do Thái thế tục và người Do Thái tôn giáo.

Lịch sử đã dạy chúng ta nhận thức Israel là một quốc gia nhỏ bị đe dọa từ bên ngoài. Ngay sau khi David Ben-Gurion tuyên bố độc lập vào tháng 5 năm 1948, nhà nước mới của người Do Thái đã bị các quốc gia Ả Rập xung quanh lên án tử hình. Với cái giá phải trả là sự hy sinh và lòng dũng cảm đáng kinh ngạc, nhà nước mới đã xoay sở để chuyển hóa tình thế và giành chiến thắng trong cuộc chiến. Sau khi thông qua các hiệp định đình chiến vào năm 1949, Israel đã tăng đáng kể lãnh thổ được phân bổ theo kế hoạch phân vùng của Liên Hợp Quốc thông qua vào tháng 11 năm 1947, tăng tỷ lệ từ 58% lên 78% diện tích trước đây. Thuộc địa của Anh được gọi là Palestine dưới sự ủy trị của Anh.

Sự tồn tại của đất nước một lần nữa bị đe dọa vào tháng 5 năm 1967 khi Tổng thống Ai Cập Nasser đóng cửa Vịnh Aqaba- “lối đi” duy nhất của Israel tới Biển Đỏ. Được trang bị máy bay chiến đấu và xe tăng Pháp, người Israel bắt đầu cuộc chiến phòng ngừa và đánh bại quân đội Ai Cập, Syria và Jordan trong sáu ngày. Sinai, Cao nguyên Golan và Bờ Tây sông Jordan nằm dưới sự kiểm soát của Israel. LHQ đề nghị trả lại các lãnh thổ Ả Rập mới chiếm đóng để đổi lấy hòa bình. Nhưng, đã gặp nhau ở Khartoum trong tháng 9 năm 1967, ba quốc gia Ả Rập nói trên, cùng với Liban, Iraq, Maroc, Algeria và Sudan, tuyên bố học thuyết "ba không": không hòa bình với Israel, không công nhận Nhà nước Israel, không đàm phán với Israel.

Tháng 10 năm 1973, sự tồn tại của Israel lại bị đe dọa. Lợi dụng ngày lễ Yom Kippur của người Do Thái, quân đội Ai Cập và Syria, được trang bị công nghệ tốt nhất của Liên Xô, đã tấn công các vị trí của Israel ở Sinai và Cao nguyên Golan, thu được thành công bước đầu. iSrael lại được cứu nhờ những người lính dũng cảm (trong đó hơn 3.000hy sinh thân mình) và những quyết định táo bạo của các tướng lĩnh. Mỹ, nước đã kế vị Pháp với tư cách là người ủng hộ chính của Israel, cung cấp vũ khí và đạn dược cho người bảo hộ trẻ tuổi của mình bằng đường hàng không.

KHÔNG CÒN LÀ “KẺ THÙ LỚN CỦA Ả RẬP”

Với chiến thắng khó khăn vào tháng 10 năm 1973, Israel, sau khi phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của mình, đã gia tăng đáng kể sức mạnh quân sự. Vào tháng 3 năm 1979, Ai Cập đã ký một hiệp ước hòa bình riêng với Israel tại Washington để đổi lấy sự trở lại của Sinai. Nhà nước Do Thái đã thoát khỏi một kẻ thù láng giềng nghiêm trọng với dân số Ả Rập đe dọa trực tiếp biên giới phía nam của Israel. Kể từ đó Israel đã tham gia vào một số cuộc chiến, chẳng hạn như ở Lebanon và Dải Gaza, nhưng không cuộc chiến nào mang thực chất của sự tồn tại, Chúng không còn liên quan gì đến sự sống và cái chết của Israel. Điều này là do Israel đã trở thành một quốc gia hiện đại bất khả xâm phạm (có lẽ với sự giúp đỡ của Pháp, Israel thậm chí đã có được vũ khí hạt nhân vào đầu những năm 1960). Tuy nhiên, sau khi làm hòa với Ai Cập, Israel đã tìm cách mở rộng danh sách các quốc gia Ả Rập mà họ chung sống hòa bình: không còn quan hệ thù địch với Jordan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain, Maroc, Sudan. Những gì liên qua tới Ả Rập Saudi, thì sự giải hòa cuối cùng của đất nước này với Israel cũng chỉ là vấn đề trong vài tháng.

Thủ tướng Israel hiện nay luôn lặp lại rằng đất nước của ông đang bị Iran tấn công, nhưng ông ta không thuyết phục được cộng đồng thế giới về điều này. Giới trẻ Iran không có cảm tình nào với Israel và liên minh Shia (Tehran-Baghdad-Damascus-Beirut-Sanaa) càng có lợi thế lớn. Sự đối đầu giữa Israel và Iran là giả tạo, bởi vì cả hai bên đều được hướng dẫn bởi các động cơ chính trị trong nước.

CHIẾN THẮNG CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO KINH TẾ

Ngày nay, Israel bị đe dọa từ bên trong nhiều hơn là từ bên ngoài. Trước hết, nước này bị đe dọa bởi quả bom nhân khẩu học Ả Rập. Nếu Israel không tách mình như một một quốc gia Ả Rập ở Bờ Tây, như dự kiến ​​trong Hiệp định Oslo năm 1993, Israel cuối cùng sẽ bị kiểm soát lãnh thổ, nơi người Do Thái là thiểu số. Còn một mối đe dọa thứ hai: Israel bị đe dọa bởi sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội giữa những người Do Thái thế tục và người Do Thái tôn giáo. Chủ nghĩa Zion, ý tưởng về sự trở về của người Do Thái trên quê hương của họ, đã trở thành nguồn gốc của sự hình thành Nhà nước Israel. Thêm vào đó về mặt lịch sử, Zionism cũng là một phong trào xã hội chủ nghĩa, và cũng mang tính chất thế tục chứ không phải tôn giáo. Vì vậy, các yếu tố xã hội chủ nghĩa và thế tục của chủ nghĩa Zion đã xung đột với tính hiện đại: trong thời đại của chúng ta, chủ nghĩa tự do kinh tế đã chiếm ưu thế so với chủ nghĩa xã hội và số lượng người Israel theo tôn giáo từ lâu đã vượt quá số lượng thờ ơ với tôn giáo.

Và bây giờ, chính những người cánh tả và những người theo chủ nghĩa trung tâm đang tích cực phản đối luật được Knesset thông qua vào ngày 25 tháng 7 năm 2023 bởi những người theo chủ nghĩa dân tộc.Luật này quy định về việc loại bỏ quyền lực khỏi Tòa án Tối cao, điều này sẽ khiến quyền lực của các đảng phái tôn giáo và cánh hữu trong quốc hội không bị hạn chế. Cánh tả cảm thấy lối sống thế tục của mình bị đe dọa.

Đồng thời, những người hoạt động kinh tế chiếm thiểu số: 2/3 số công ty khởi nghiệp của Israel đã đồng ý chuyển các khoản đầu tư của họ ra nước ngoài. Joe Biden chỉ trích các điều khoản của luật mới. Nhưng ít người sẽ lắng nghe các đảng viên Đảng Dân chủ Hoa Kỳ: họ không thể đồng thời lên án quy tắc của các thẩm phán trong nước và bảo vệ nó trước các đồng minh Israel của họ... Cuộc khủng hoảng mà Israel đang trải qua càng nghiêm trọng hơn vì nó liên quan đến các vấn đề về hệ tư tưởng nội bộ. Ngày xửa ngày xưa, thì đó là một hệ tư tưởng chung góp phần tập hợp xã hội Israel.

TÔ HOÀNG chuyển ngữ