Vai diễn trong bộ phim “Sự im lặng của bầy cừu”, Anthony Hopkins được trao giải Oscar năm 1992.  Và vai diễn trong bộ phim “Người cha”, Anthony Hopkins được trao giải Oscar năm 2020. Sự lạnh lùng của hời gian chỉ có ý nghĩa khẳng định tài năng Anthony Hopkins.


Vai diễn nổi tiếng nhất của Anthony Hopkins - Tiến sĩ Hannibal Lecter trong bộ phim kinh dị “Sự im lặng của bầy cừu” của đạo diễn Jonathan Demme, phản ánh toàn bộ sự nghiệp của ông ấy: Ngay cả trong những nhân vật vô hại nhất, bạn vô tình vẫn tìm kiếm được dấu vết của một con quái vật ẩn sâu bên trong, sẵn sàng nhảy ra bất cứ lúc nào.

Anthony Hopkins biết cách biến quán tính này trong nhận thức của khán giả thành lợi thế của mình, để không bao giờ lặp lại chính mình và mỗi lần tìm thấy một tỷ lệ mới của trí thông minh bên ngoài và một mối đe dọa bên trong có thể cảm nhận được trong tất cả các nhân vật của ông.

SHAKESPEARE VÀ CÔNG TY

Đối với Anthony Hopkins, không chỉ trải dài dấu vết ăn thịt người của Tiến sĩ Lecter độc ác. Ngoài ra, ông còn có hào quang của một diễn viên Shakespearean danh giá có thể cảm nhận được ngay cả trong những bộ phim bom tấn khiêm tốn nhất như “Thor” hay “Transformers”, những bộ phim mà giá trị văn hóa của chúng tự động tăng lên chỉ nhờ sự xuất hiện ngắn ngủi của Hopkins trên màn ảnh. Trong những năm 1960 và 1980, ông đã vượt qua phần lớn vai diễn trong các tiết mục cổ điển, bao gồm Vua Lear, Macbeth, Mark Antony và Coriolanus tại sân khấu của Nhà hát Quốc gia Hoàng gia, nơi ông được chính đạo diễn bậc thày Laurence Olivier mời. Tuy nhiên, ngay cả với tư cách là người thừa kế danh dự của Olivier vĩ đại- như nhiều người đánh giá, cũng không ngăn được nam diễn viên trẻ Hopkins chuyển đến Los Angeles.

Vâng, kể ra cũng không còn quá trẻ - khi dưới 40 tuổi ông ấy bắt đầu dần dần chuyển đến Hollywood, nơi nam diễn viên của trường phái cổ điển Anh thực sự phát triển, và không chỉ trong những hình ảnh của các quý ông người Anh nguyên thủy, mặc dù những vai như vậy thuộc về Hopkins như một chiếc găng tay. Ví dụ, trong bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết “ Buổi tà dương” của Kazuo Ishiguro, do James Ivory làm đạo diễn, người mà Hopkins là một trong những diễn viên yêu thích của đạo diễn này (Ivory cũng mời Hopkins tham gia trong hai phim khác là “Howards End” và “Living Life with Picasso”). Nhân vật của Hopkins trong bộ phim “Buổi tà dương” người quản gia lý tưởng thời Victoria bị đóng khung trong công việc của mình, nom giống như một hồ bơi yên tĩnh với những con quỷ khổng lồ bên trong, không cho phép anh ta thoát ra chỉ bằng ý chí siêu phàm.

NỤ CƯỜI SƯ TỬ

Hopkins thực hiện bộ phim đầu tay của mình, với tư cách đạo diễn vào năm 1968 với bản chuyển thể từ vở kịch nổi tiếng “Sư tử mùa đông” của James Goldman, rất được các đạo diễn sân khấu yêu thích. Phim kể về cách ba người con trai tranh giành ngai vàng của người cha già ăn thịt người của họ- vua Henry II của Anh. Ứng cử viên kiên quyết nhất cho chiếc vương miện, Richard the Lionheart-do Hopkins thủ vai, người đã học được những bài học quý giá trên phim trường từ người bạn đời Katharine Hepburn, người đóng vai mẹ anh, Eleanor xứ Aquitaine. Cho đến ngày nay, Hopkins vẫn nhớ lại một cách biết ơn lời khuyên tốt nhất mà một ngôi sao đáng kính như Hepburn có thể dành cho một người mới bắt đầu vào nghề: “Đừng diễn gì cả. Bạn có ngoại hình đẹp, giọng nói của bạn đã được xác định, chỉ cần bạn đọc thuộc thoại tìm và đừng lạm dụng nó, máy quay phim sẽ tự làm mọi thứ”.

Trong môi trường sân khấu của Anh, Hopkins cảm thấy mình như một người ngoài cuộc và diễn viên bắt đầu cảm thấy nhàm chán các kịch mục của Shakespeare. “Tôi ghét những năm sáu mươi- sau này Hopkins nhớ lại thời kỳ mày mò để tự khẳng định của mình. “Tôi không muốn trở thành một diễn viên Shakespearean vĩ đại, tôi không hiểu “bạn là Olivier tiếp theo” nghĩa là sao, tôi không muốn diễn trên sân khấu của Nhà hát Olympic suốt đời. Nó giống như một ngày thứ Tư mưa bất tận trên đường Waterloo. Hầu hết thời gian đó, tôi chỉ uống đến bất tỉnh”.

Hopkins từ bỏ rượu vĩnh viễn vào năm 1975, nhưng công việc của ông trong thập kỷ này vẫn không hề suôn sẻ cũng không tốt đẹp gì hơn.

PHÉP MA THUẬT ĐƠN GIẢN

Một đạo diễn quan trọng trong cuộc đời của ông là Richard Attenborough, người sở hữu một trong những bộ phim thú vị nhất trong tiểu sử của Hopkins- phim “Magic” năm 1978. Trong phim này nhân vật của Hopkins là một nhà ảo thuật, được công chúng yêu thích, người ngày càng lao vào vực thẳm của một nhân cách chia rẽ do giao tiếp với con búp bê của mình, can thiệp một cách khó chịu vào cuộc sống của anh ta và đẩy anh ta đến những hành động chí mạng. Cũng trong bộ phim này, bạn có thể thấy một Hopkins thoải mái như thế nào trong yếu tố tâm lý học và trạng thái ý thức bị thay đổi, đồng thời không dùng đến những thủ thuật sân khấu rẻ tiền khi miêu tả hệ thống thần kinh bị suy sụp của nhân vật.

Hình ảnh bác sĩ Lecter cũng được xây dựng dựa trên những sắc thái tinh tế hơn là dựa trên hiệu ứng gây sốc. Nó đủ để nhớ lại sự xuất hiện đầu tiên của kẻ điên trên màn hình, khi anh ta lặng lẽ và bất động đứng trong phòng giam của mình, không giống như những người hàng xóm hay thay đổi của anh ta, nhưng chính sự điềm tĩnh và lịch sự của kẻ ăn thịt người đã gây ấn tượng ớn lạnh hơn nhiều.

Hai giải Oscar mà Anthony Hopkins đoạt được dành cho một diễn viên tầm cỡ như vậy và với một bộ phim dài như vậy không phải là nhiều, đặc biệt là vì chúng cách nhau một số năm kỷ lục. Đối với “Sự im lặng của bầy cừu”, Hopkins đã được trao giải vào năm 1992 và Oscar sau cho bộ phim tâm lý của Florian Zeller “Người cha”, mãi vào năm 2020. Nam diễn viên 83 tuổi trở thành người chiến thắng nhiều tuổi nhất ở hạng mục của mình.

Đến thời diểm này, Anthony Hopkins đã đạt được sự thành thục nghề nghiệp tới độ mỗi nhân vật của ông đều như một nhân vật của Shakespearean, và trong "Người cha", ông cũng thể hiện một phiên bản về chủ đề của Vua Lear, người đau khổ vì sự vô ơn của cô con gái không thể dành hết thời gian cho người cha mất trí nhớ của mình. Và về phần mình, “ Người cha” đã giành lại chiến thắng bằng cách bắt nạt lại các kẻ lạnh giá với mình và thể hiện không chỉ sự bất lực cảm động mà còn cả sự tinh vi tàn bạo, được nhân lên với sự tự tin vào khả năng không bị trừng phạt của bản thân, điều này một lần nữa gợi lên hình ảnh đầy màu sắc của Tiến sĩ Lecter.

KẺ NUỐT LINH HỒN

Với vai Tiến sĩ Lecter, đạo diễn Jonathan Demme đã gọi điện cho Hopkins khi nhìn thấy ông trong bộ phim truyền hình “ Người Voi”(1980) của đạo diễn David Lynch. Hopkins vào vai một bác sĩ đã trợ giúp cho một người không bình thường ngay từ khi mới sinh ra để anh ta thích nghi được với cuộc sống bình thường. Mối quan hệ cộng tác với đạo diễn David Lynch không thành công: Hopkins thường không hiểu đạo diễn muốn gì. Chỉ nhiều năm sau, Hopkins đã viết cho David Lynch một lá thư xin lỗi vì cách xử thế của anh ấy trên trường quay, nơi Hopkins thường xuyên ở trong trạng thái cáu kỉnh. Nhưng, có lẽ, đây cũng là lý do tại sao phim “Người voi” hóa ra không chỉ kể về một bác sĩ tốt bụng giúp đỡ tất cả trẻ mồ côi và người nghèo, mà còn kể về một người phức tạp với những con quỷ bên trong của mình, không phải lúc nào cũng tin chắc chắn rằng động cơ mà anh ta nhượng bộ “Người voi” bất hạnh là hoàn toàn cao quý và vô tư.

"Tôi là người tốt hay người xấu?" - Nhân vật của Hopkins trong phim “ Người voi” hỏi một câu hỏi hoang mang, và thường không có câu trả lời chắc chắn nào cho câu hỏi này khi đối mặt với bất kỳ nhân vật nào của Hopkins. Ngay cả khi chúng ta đang nói về Adolf Hitler, nhân vật mà Hopkins đóng trong phim “Boongker”(1981) của đạo diễn George Schaefer. Vai Hitler bị quỷ ám, chỉ còn ba tháng để sống, là một màn trình diễn xuất sắc của Hopkins, cho thấy những điều kỳ diệu của sự biến đổi tâm sinh lý.

Không kém phần thuyết phục là vai diễn Richard Nixon của nam diễn viên trong bộ phim tiểu sử của đạo diễn Oliver Stone, bộ phim đã mang về cho Hopkins một đề cử Oscar. Hopkins tự coi phim “Nixon” là một trong số những bộ phim mà nam diễn viên tự hào nhất, mặc dù lúc đầu Hopkins nghĩ rằng Oliver Stone đã phát điên khi giao cho một diễn viên người Anh đóng vai "người Mỹ nhất trong tất cả các tổng thống Mỹ". Stone giải thích sự lựa chọn của mình: đạo diễn đã đọc trong một bài báo rằng Hopkins là một "kẻ tâm thần nguy hiểm". Hopkins thực sự đã sắm vai Nixon theo đúng nghĩa của một con bệnh tâm thần, một kẻ hoang tưởng, chắc chắn rằng mọi người đều căm ghét anh ta, nghiến răng và hung dữ chìa hàm dưới ra, nhưng đôi khi lại lấp lánh với một nụ cười răng trắng sáng, được làm gần giống nhau một cách khó chịu như từ lời thì thầm bóng gió của bác sĩ hay liếm môi- Lecter.

TÔ HOÀNG chuyển ngữ