Tuy chưa được công chiếu ở Việt Nam, nhưng qua hệ thống NETFLIX, chắc nhiều khán giả Việt đã được xem tác phẩm điện ảnh đặc sắc  “Phía Tây không có gì lạ đang gây ra những cuộc tranh cãi trên thế giới.


LỜI NGUYỀN RỦA CHIẾN TRANH HAY SỰ BIỆN MINH CHO CHỦ NGHĨA QUÂN PHIỆT?

(Kỷ niệm sinh nhật lần thứ 125 nhà văn Đức HENRICH MARIA REMARQUE 22/6/1898-22/6/2023)

Bộ phim “Phía Tây không có gì lạ” (mới) do chính người Đức dàn dựng đã được trao giải OSCAR cho phim nói tiếng nước ngoài hay nhất, kèm theo 3 giải OSCAR khác cho các hạng mục,tại Lễ trao giải của Viện Hàn lâm nghệ thuật điện ảnh Mỹ diễn ra vào trung tuần tháng 3/2023 vừa rồi.

Tuy chưa được công chiếu ở Việt Nam, nhưng qua hệ thống NETFLIX, chắc nhiều khán giả Việt đã được xem tác phẩm điện ảnh đặc sắc  “Phía Tây không có gì lạ đang gây ra những cuộc tranh cãi trên thế giới. Xin giới thiệu bài viết đăng trên tờ báo Đức “DIE WELT”…

Bộ phim Đức giành bốn giải Oscar - điều này chưa từng xảy ra trước đây! Và bây giờ bộ phim " Phía Tây không có gì lạ” chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn nổi tiếng Erich Maria Remarque đang được phân tích kỹ lưỡng trên khắp thế giới. Các nhà phê bình tập trung sự chú ý của họ vào một huyền thoại lịch sử và sự tương đồng đáng ngạc nhiên với tình hình hiện tại ở Ukraine.

Trong phần cuối của bộ phim, một vị tướng Đức, nửa giờ trước khi tuyên bố về một thỏa thuận đình chiến đạt được, đã điều binh lính cho một cuộc tấn công cuối cùng để kết thúc chiến tranh với ít nhất là một chiến thắng dù nhỏ. Và anh lính tốt bụng Paul Bäumer đã đột nhập vào vùng đất không người, nhảy xuống chiến hào của kẻ thù, nơi một người lính Pháp lao vào anh ta và suýt nhấn chìm anh ta trong bùn lỏng. Trong trận chiến tay đôi, cả hai đều trượt vào một khúc hầm tối. Ở đó, họ đứng dậy, căng thẳng nhìn nhau trong vài giây. Đúng lúc này, một người nào đó trong bóng tối, từ phía sau dùng lưỡi lê đâm xuyên qua Bäumer. Bạn có thể thấy rõ đầu lưỡi lê đâm ra phía trước vào vùng tim của anh lính tội nghiệp. Và sau một lúc, đâu đó ở đằng xa, tiếng kèn thông báo đình chiến vang lên…

Khung cảnh cho thấy sự tàn khốc và vô nghĩa của chiến tranh, và có thể vì  chính trường đoạn này đã gây ấn tượng sâu sắc với Ban giám khảo Oscar. Quyết định trao giải thưởng cho bộ phim được đưa ra bất chấp định kiến ​​​​cho rằng công chúng Anh-Mỹ đều mong đợi các nhân vật chính của phim về chiến tranh nên để sống sót. Nhưng phản ứng ở Đức là mâu thuẫn. Về cơ bản, đạo diễn Edward Berger đã bị chê trách vì đã xa rời tiểu thuyết của một cựu chiến binh Đức trong Thế chiến thứ nhất và là chiến sỹ chống phát xít trong tương lai-nhà văn Erich Maria Remarque và tập trung quá nhiều vào các cảnh bắn giết. Các nhà phê bình nước ngoài thì chú ý đến một điều khác: ở những nước mà cho đến nay bộ phim vẫn được chấp nhận với sự nhiệt tình vô điều kiện, họ đột nhiên bắt đầu tìm kiếm những ý nghĩa ẩn giấu trong đó.

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT: MỘT ÁM CHỈ XẤU VỀ VIỆC “ĐÂM SAU LƯNG”

Trước hết, điều này liên quan đến cảnh về cái chết của anh lính Paul Bäumer. Anh ta bất ngờ bị đâm bằng lưỡi lê, và lưỡi lê ấy trông giống như một nhát dao găm từ phía sau. Tất nhiên, điều này gợi nhớ đến lý thuyết "đâm sau lưng" theo chủ nghĩa dân tộc của người Đức, mà Đức Quốc xã có thời đã cố gắng giải thích sự sụp đổ của Đức vào cuối Thế chiến thứ nhất. Truyền thuyết đã được Bộ chỉ huy tối cao của Lực lượng trên bộ Đức tung ra ngay sau khi chiến tranh kết thúc. Rằng quân đội Đức không bị đánh bại, mà đã nhận một đòn đánh phía sau lưng từ phong trào cách mạng trong chính nước Đức- phong trào đã tổ chức các cuộc đình công và lật đổ quốc vương William II. “Quân đội Đức đã bị đâm sau lưng”- Thống chế Paul von Hindenburg dẫn lời một tướng Anh giấu tên vào thời điểm đó. Đồng thời, Hindenburg ngượng ngùng quên đề cập rằng vào năm 1918, chính chỉ huy cấp cao của ông đã yêu cầu đình chiến khẩn cấp, vì mặt trận của Đức có nguy cơ sụp đổ.

Thế Chiến Một. Chiến đấu tay đôi trong trận chiến Doberdo.Truyền thuyết về cú “đâm sau lưng” có thể được coi là một trong những thuyết âm mưu ra đời sớm nhất và mạnh mẽ nhất. Nó đã trở thành một công cụ tuyên truyền cho các nhóm theo chủ nghĩa quân chủ, dân tộc chủ nghĩa và các nhóm cực đoan cánh hữu khác,kẻ đã hành động chống lại chế độ dân chủ đầu tiên ở Đức - Cộng hòa Weimar.

Và bây giờ, trong bộ phim mới “Phía Tây không có gì lạ”người lính yêu nước dũng cảm, xả thân Paul Bäumer đã bị giết chính xác bằng một nhát dao vào lưng. Ấy vậy mà trong cuốn sách của Remarque, nhà văn không miêu tả như vậy. Trong bộ phim chuyển thể lần đầu cuốn tiểu thuyết này, anh lính Paul Bäumer bị bắn chết.

HÒA BÌNH ĐÃ ĐƯỢC THƯƠNG THẢO NHƯ THẾ NÀO.

Trong phim của Berger, chỉ thấy hình bóng của kẻ đã đâm Bäumer. Nhưng rõ ràng đây là lính Pháp. Tất nhiên, không thể bỏ qua tính biểu tượng của cuộc tấn công bằng lưỡi lê kết thúc chiến tranh. Hơn nữa, bộ phim, không giống như tiểu thuyết của Remarque, cố tình cho thấy chiến tranh đã kết thúc như thế nào. Chúng ta thấy các cuộc đàm phán đình chiến giữa người Đức và người Pháp, thực tế không phải như bất kỳ "cuộc đàm phán" nào: người đứng đầu phái đoàn Đức- Matthias Erzberger (do Daniel Brühl vào vai), đã được yêu cầu trong vòng 72 giờ phải công nhận các yêu cầu của người Pháp rằng ông ấy đã thiếu các lựa chọn để cho những gì cuối cùng đã xảy ra. Có thể nói, bộ phim của Berger đã chỉ ra sự cứng nhắc của những điều kiện này, là một trong những động lực của phong trào phản dân chủ ở Cộng hòa Weimar, chiếc vương miện mục nát là sự trỗi dậy của Hitler.

Dự án làm bộ phim mới chuyển thể từ tiểu thuyết của Remarque nảy sinh vào năm 2020, khi không ai có thể nghĩ đến khả năng sẽ xảy ra một cuộc chiến mới ở châu Âu. Tuy nhiên, ngay cả khi đó, các lực lượng theo chủ nghĩa dân túy và dân tộc chủ nghĩa đang ngày càng to mồm hơn. Việc bấm máy đã bắt đầu vào mùa xuân năm 2021, một năm trước những sự kiện khủng khiếp ở Ukraine. Tuy nhiên, ngày nay, bộ phim của Berger đã làm dấy lên cuộc thảo luận về một thỏa thuận ngừng bắn có thể xảy ra giữa Ukraine và Nga. Rốt cuộc, bộ phim cũng cho thấy hậu quả của một thỏa thuận đình chiến được ký kết "không đúng lúc" và "bằng mọi giá".

Đây là một cuộc thảo luận khá kỳ lạ, nơi những thứ khó so sánh được đem ra so sánh. Quân đội của ai trên lãnh thổ của ai? Trước kia là quân đội Đức trên đất Pháp và Bỉ, ngày nay quân đội Nga trên đất Ukraine. Ai quan tâm đến một thỏa thuận ngừng bắn? Trước kia Đức bị đe dọa thất bại. Ngày nay (chính thức) không ai đàm phán hòa bình, vì một mặt là phương Tây và mặt khác, Nga vẫn hy vọng vào một "hòa bình thắng lợi", các điều khoản mà mỗi bên mong đợi sẽ tự quyết định. Và những gì sau đó nên là một thỏa thuận ngừng bắn? Trong mọi trường hợp - và điều này, như đã nói trong phim - nó không nên giống như Hiệp ước Versailles, nơi đã trở thành cội nguồn sinh sôi cho cuộc chiến tiếp theo - Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng Nga sẽ cảm thấy thế nào nếu cũng giống như Đức, Nga cảm thấy mình trong vai kẻ thua cuộc?

TỘI LỖI CỦA CHIẾN TRANH

Ngày đó cũng như bây giờ, nghĩ ngợi về thế giới của tương lai luôn là câu hỏi về tội lỗi ai gây ra cuộc chiến. Chính thức, tại hội nghị Versailles, Đức tự nhận là kẻ gây ra chiến sự vào năm 1914. Nhưng hàng triệu người Đức sau đó đã không đồng ý với điều này. Đối với đạo diễn Edward Berger mọi thứ đều rõ ràng. “Nỗi xấu hổ mà chúng ta phải chịu trách nhiệm cho hai cuộc chiến tranh thế giới đã trở thành một phần trong DNA của chúng ta”- ông khẳng định ngay trước khi bộ phim được trao giải Oscar trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo “Welt”.Và không có gì trong phim của ông ấy chứng tỏ tác giả của bộ phim nghi ngờ về điều này.

Nhưng có điều gì đó trong bộ phim của ông khiến gần đây đã bị các bài phê bình bằng tiếng Anh và tiếng Pháp bác bỏ, dù họ đều ghi nhận sự hoàn hảo về mặt kỹ thuật của bộ phim. Ví dụ, phát thanh viên người Anh Adrian Chiles đã viết trên tờ “Guardian”: "Bộ phim cho thấy người Pháp như những con quái vật ngoài trái đất trong những chiếc xe tăng đáng sợ. Trong khi Paul và các đồng đội của anh ấy xuất hiện như những người bạn tội nghiệp đang chiến đấu với nhiều gian kh”. Một trong những người bạn của Paul đầu hàng và yêu cầu người Pháp tha cho anh ta, nhưng họ thiêu sống anh ta bằng súng phun lửa... Một người bạn khác bị con trai của một nông dân Pháp - một loại có "con nhím" trên đầu và đôi mắt vô hồn - bắn một cách lạnh lùng. Theo Chiles, người Pháp trong phim của Berger là "những kẻ hung ác tàn nhẫn và khát máu", trong khi người Đức được thể hiện với màu sắc tươi sáng. Nhưng trong tiểu thuyết, Remarque có nhiều khả năng gây thiện cảm với người Đức hơn: chẳng hạn, Boymer đến thăm một người bạn trong bệnh xá, và anh ta phàn nàn với anh bạn kia rằng chiếc đồng hồ của mình đã bị đánh cắp ở đó. Cảnh này không có trong phim.

CHÚNG TA ĐÃ ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG PHIM NHƯ THẾ NÀO?

Tất cả những điều này gợi nhớ đến cách những người lính Đức được miêu tả trong các bộ phim của Anh, Pháp và Mỹ trong nhiều thập kỷ qua. Ngay cả trong bộ phim "1917" của Sam Mendes, quay một trăm năm sau các sự kiện được mô tả, bạn có thể tìm thấy những câu chuyện tương tự. Quân Đức rút lui, nhưng để lại những cái bẫy mìn xảo quyệt. Những người lính Anh giải cứu một phi công Đức khỏi chiếc máy bay đang bốc cháy bị bắn rơi, nhưng viên phi công này lao vào họ với con dao trên tay. Trên cây cầu, người anh hùng người Anh bị một tay súng bắn tỉa Đức bắn vào lưng.

Bộ phim của Edward Berger là một góc nhìn khác. Đây là bộ phim chuyển thể đầu tiên của tiểu thuyết “Phía Tây không có gì lạ” theo quan điểm của người Đức. Bộ phim khác, ra mắt vào năm 1930 được quay ở Hollywood. Các bộ phim của Anh và Pháp về Chiến tranh thế giới thứ nhất được làm theo quan điểm của những người chiến thắng, và họ vẫn biện minh cho cách tiếp cận này với quan điểm "trách nhiệm duy nhất thuộc về nước Đức", các phim đều phản đối cuộc chiến và hậu quả của nó, như đã nêu trong Hiệp ước Versailles.

Việc tranh chấp về "tội lỗi trong chiến tranh" đã được các nhà sử học của tất cả các quốc gia tiến hành trong 100 năm nay, sự đóng góp đáng kể của Đức trong việc kích động tình cảm quân phiệt được họ công nhận, nhưng không phải là "tội lỗi duy nhất" của nước này. Chính vì vậy bộ phim của Berger, mô tả cuộc chiến với góc nhìn từ các chiến hào Đức, bác bỏ mối nghi ngờ của người Anh và người Pháp về cuộc chiến phòng thủ cao cả chống lại nước Đức Và mối nghi ngờ này được sinh ra bất kể đạo diễn Berger có ý định như vậy hay không. Xuất hiện thứ "chủ nghĩa xét lại", tức là mong muốn viết lại lịch sử, điều mà một số người buộc tội bộ phim của họ?

Một thế kỷ khác biệt giữa câu hỏi cũ về tội lỗi trong cuộc chiến với câu hỏi mới, và bộ phim của đạo diễn Berger “Phía Tây không có gì lạ” trở thành cái cớ làm bùng nổ những cuộc tranh cãi về vấn đế này. Hầu hết những người ở phương Tây coi cuộc tấn công vào Ukraine của Nga là một cuộc tấn công vô trách nhiệm, điều tương tự như cuộc xâm lược của Đức vào Pháp qua đất Bỉ xưa kia. Nhưng đối với một số người, mọi thứ không rành rõ như vậy, giống như "tội lỗi duy nhất của Đức” trong Thế chiến thứ nhất. Họ coi việc NATO tiến chậm về phía biên giới Nga là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến hiện nay. Trong mọi trường hợp, những người lính bình thường, cả xưa kia và hôm nay, đều bị lừa dối. Năm 1914, họ được cho là sẽ trở về nhà vào dịp Giáng sinh, còn vào năm 2022 – qua một vài tuần sau cuộc diễu hành chiến thắng ở Kiev.

TÔ HOÀNG chuyển ngữ