Ở Nga có rất nhiều phim đạo đức hóa rao dạy đạo đức. Và thật tốt nếu các phim ấy dạy tốt, nhưng cái để xem được thì không nhiều.


Karen Shakhnazarov đạo diễn, biên kịch, nhà sản xuất, Nghệ sĩ Nhân dân Liên bang Nga, Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị của “Mosfilm Film Concern” đã đến đài phát thanh “Komsomolskaya Pravda” để nói về bộ phim mới của ông “Khitrovka, dấu hiệu thứ 4" và không chỉ có vậy…

“Ở GILYAROVSKY, KHÔNG GIỐNG VỚI CÁC NHÀ VĂN HIỆN ĐẠI, KHÔNG CÓ SỰ KHIÊM TỐN”

@ Bộ phim được quay vừa dựa trên tiểu luận tài liệu của Vladimir Gilyarovsky và câu chuyện "Dấu hiệu thứ 4" của Conan Doyle. Làm sao ý tưởng ấy lại nẩy sinh trong đầu ông?

- Chà, nói chung, đây là một câu hỏi khá khó ... Tôi thực sự thích Gilyarovsky, tôi đã đọc tất cả của anh ấy, đây là một nhân vật rất thú vị. Nhưng đồng thời, tôi thực sự muốn quay một câu chuyện trinh thám - tôi chưa bao giờ làm việc với thể loại này. Trong câu chuyện của có một nhân vật như vậy - Raja, một người Ấn Độ bị giết, nhưng điều này không tìm thấy bất kỳ sự tiếp nối nào. Và trong “Dấu hiệu thứ 4”, Ấn Độ cũng được đề cập… Chà, bằng cách nào đó có sự trùng hợp ngẫu nhiên, và chúng tôi đã viết kịch bản.

@ Nhưng Gilyarovsky mô tả Khitrovka là địa ngục trần gian, một nơi hoàn toàn khủng khiếp.Nhưng trong phim của ông nó nhẹ hơn, sáng hơn và gần như vui vẻ.

- Thực tế là tôi đã quay một bộ phim thể loại, một cuộc phiêu lưu nhẹ nhàng, theo một nghĩa nào đó là một câu chuyện trinh thám lãng mạn, thậm chí có thể để xem dành xem trong gia đình. Đây không phải là một bộ phim truyền hình xã hội. Sau đó, theo tôi, với Gilyarovsky-không giống như các nhà văn Nga hiện đại- không có cảm thấy bóng tối vô tận nào đó. Từ những mô tả của anh ấy về Khitrovka, tôi không có cảm giác tuyệt vọng, dù sao đi nữa, có một loại ánh sáng bên trong nào đó. Và đây là một motiv của điện ảnh, chúng tôi kết hợp văn bản của hai tác giả và tạo ra phiên bản của riêng mình - theo cách chúng tôi muốn ...

Truyện trinh thám có quy tắc riêng của nó. Bạn không nên kết thúc nó bằng âm nhạc bi thảm. Cái kết phải có hậu, cái ác phải bị trừng phạt. Chúng tôi có một nhân vật - một công tước; cô ấy xuất thân từ giới quý tộc, nói tiếng Pháp giỏi, nhưng cuối cùng lại đến với Khitrovka. Có điều ở Gilyarovsky, cuối cùng người tình của cô đánh cô đến chết, cô chết trong bệnh viện. Nhưng chuyện này để dành cho một bộ phim khác!.. Điều này không nên làm trong phim trinh thám.

"CHÚNG TÔI BỊ LÙA VÀO ARTHOUSE"

@ Ông cũng đã đề cập đến nước Nga hiện đại và một số điều vô vọng ...

- Không, ở nước Nga hiện đại không phải là vô vọng. Ý tôi là, thật đáng tiếc, đối với một bộ phận nào đó trong giới trí thức sáng tạo của chúng ta, điều này đã biến thành một bức tranh thế giới hoàn toàn u ám, vô vọng. Những gì chúng ta gọi là đáng ghê tởm. Còn tôi muốn làm một bộ phim nhẹ nhàng, điều rất hiếm hiện nay. Ở Nga có rất nhiều phim đạo đức hóa rao dạy đạo đức, và thật tốt nếu các phim ấy dạy tốt, nhưng cái để xem được thì không nhiều. Còn tôi lại yêu những cái xem được.

Tôi cũng đã quay thứ nghệ thuật gia đình (arthouse) và tôi biết nó được thực hiện như thế nào: Tôi đặt máy quay và để nhân vật đi trước máy trong nửa giờ, nói năng gì đó, tốt nhất là trong bóng tối và nói những câu tục tĩu. Sau đó, các nhà phê bình sẽ nói với bạn: “ồ, sâu sắc làm sao!”. Đấy là cách chúng ta đã được nuôi dưỡng trong những thập kỷ qua. Trong ý nghĩa ấy, chúng ta cần phải xây dựng lại.

Giờ đây, trong điều kiện Hollywood tẩy chay, chúng ta buộc phải tự làm lấy phim giải trí. Và thật tốt khi nền điện ảnh của chúng ta có những bộ phim lớn như "Thử thách" hoặc "Cheburashka". Thứ điện ảnh như thế nên trở thành dòng chính. Công chúng cần được nghỉ ngơi. Và không phải vì người xem ngu ngốc... Người cha quá cố của tôi là một người đặc biệt, thông minh nhất, khắt khe nhất, ông không chỉ thuộc lòng "Eugene Onegin", mà còn cả Camões- nhà thơ người Bồ Đào Nha của thế kỷ 16. Với phim ảnh, ông yêu thích “Đêm đại vũ hội”,”Bản Serenat dành cho thung lũng mặt trời”, “Những đứa trẻ vui vẻ”.. Ông không tìm kiếm siêu hình học trong phim, ông đã có đủ rồi. Cha tôi đến rạp chiếu phim để thư giãn, nhận một số khái niệm nào đó. Cha tôi yêu thích những bộ phim ca nhạc, hài hước. Yêu các phim trinh thám.

Và tôi có cảm giác rằng một cách thức xử sự như thế đối với điện ảnh cần phải được tôn trọng. Điều này không có nghĩa là chỉ điện ảnh mới cần như vậy. Nhưng hơn ba mươi năm qua, chúng ta đã bị đẩy vào thứ nghệ thuật gia đình (arthouse).

Nhân tiện, không phải ngẫu nhiên mà trong thời kỳ chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, điện ảnh Xô Viết chủ yếu làm phim hài - “Bước đi lặng lẽ trên trời”, “Nền kinh tế không ngừng nghỉ”, “6 giờ chiều sau chiến tranh”. Họ hiểu những gì cần thiết. Còn điện ảnh Mỹ trong chiến tranh chủ yếu là để giải trí. Mặc dù phim "Ivan khủng khiếp" được quay trong chiến tranh ...

@ Gần đây chúng tôi đã phỏng vấn đồng nghiệp của ông là ông Klim Shipenko, và ông ấy nói rằng rất tiếc vì bộ phim "Thử thách" của ông ta không được phát hành ở nước ngoài. Bây giờ đang diễn ra Liên hoan phim Cannes, nơi các bộ phim Nga đơn giản là không được phép tới. Có một nền văn hóa hủy bỏ đã xẩy ra với chúng ta; có thể nói rằng chúng ta hiện đang bị ngắt mạch kết nối về mặt văn hóa và kinh tế với phương Tây. Chúng ta có thể xử lý việc hủy bỏ này hoặc có thể nói ở đây: và thật tuyệt, các bạn, chúng ta cứ làm việc việc của chúng ta?

- Và bộ phim "Người đưa thư" đã bị loại khỏi chương trình "Điện ảnh kinh điển" tại Liên hoan phim Venice ... Chà, bằng cách nào đó, tôi sẽ tìm được sự bình tĩnh đây. Tôi có cảm giác, dường như bộ phim "Thử thách" đang ở một tình huống khác và sẽ có cơ hội nhận giải Oscar. Một bộ phim xứng đáng, cả về công tác đạo diễn và diễn xuất. Bộ phim này biểu lộ sự tôn thờ ý tưởng của nhà sản xuất, và chúng ta phải bày tỏ lòng kính trọng đối với Konstantin Lvovich Ernst- người đã nghĩ ra tất cả những điều này. Bộ phim này được quay trong vũ trụ, mở ra một trang mới trong điện ảnh. Giống như phim "Chuyến tàu đến." Nhưng về phương diện khác, tôi không thấy bi kịch trong câu chuyện bị "gạt bỏ" này. Chúng ta phải sử dụng những gì chúng ta có.

@ Nhân tiện, một câu hỏi về lịch sử nghệ thuật với bộ phim "Người đưa thư", mà đối với chúng tôi dường như đó là một kiệt tác: có giả thuyết cho rằng nhân vật của Dunaevsky cuối cùng cũng đi lính, bị điều tới Afghanistan và chết ở đó. Ông đã tạo ra tình thế đó, hay là suy đoán?

- Tôi không biết nữa. Khi bạn quay phim, bạn không thể nói rằng bạn luôn luôn dấu kín một số ý nghĩa bí mật ... Bạn đến với một số cảnh hoàn toàn theo thực nghiệm. Bạn thấy bạn phải làm như thế. Tại sao bạn không biết? Nhưng bạn nghĩ nó tốt. Có lẽ sẽ tốt hơn nếu có một kết thúc có hậu trong “Người đưa thư”, để Ivan và Katya ở bên nhau. Nó sẽ có thêm người xem. Mặc dù bộ phim đã được bán năm mươi triệu vé ở Liên Xô ...

"MỘT BỘ PHIM XUẤT SẮC SẼ RA SAO SAU 20 NĂM KỂ TỪ BUỔI CHIẾU RA MẮt LẦN ĐẦU?"

@ Ông có nghĩ rằng xã hội tiêu dùng thô tục ở Nga đang đi tới hồi kết? Điều gì đó đang sinh ra?

- Tôi có cảm giác, ở một mức độ nào đấy, có điều gì đó đang nẩy sinh. Đối với tôi, dường như nói chung ra, một quốc gia Nga mới đang hình thành. Nó đứng trên vai của quốc gia Xô Viết xưa, nhưng nó vẫn là một cái gì đó khác. Rốt cuộc, khái niệm về một quốc gia không phải là bất biến, nó được hình thành lại ở vào những thời điểm nhất định. Đây là một quá trình rất thú vị. Nó đến từ bên dưới, chính quyền hoàn toàn không thể nhận ra theo bất kỳ cách nào, và nói chung, ít người nhận ra. Có lẽ tôi không phải là người duy nhất có suy nghĩ như vậy... Và chính chiến dịch quân sự đặc biệt khích thích điều này. Theo tôi, đó sẽ là thành tựu chủ yếu của chúng ta.

@ Điện ảnh Nga bây giờ có khủng hoảng không? Liệu nó có mang chất nghệ thuật thực sự?

- Nghệ thuật là gì, hai mươi ba mươi năm nữa sẽ rõ. Khi “Người đưa thư” ra mắt, công chúng thực sự thích nó, nhưng các nhà phê bình lại mắng mỏ tôi. Năm 1987, bộ phim này được gửi tới Liên hoan phim San Sebastian, gần như đảm bảo giải thưởng chính, nhưng nó đã được chuyển đến Liên hoan phim Moscow. Và tại đó diễn ra một sự sắp đặt ngớ ngẩn - đừng trao giải cho các bộ phim của Liên Xô. Liên hoan phim thật tuyệt, Fellini đã tham gia, Robert De Niro là chủ tịch ban giám khảo. Fellini được giải nhất, tôi được giải nhì.

Chà, tôi đã khoe khoang ... Nhưng đó không phải là vấn đề, mà vấn đề là ở chỗ tôi nhớ nó đã được những lời chỉ trích của Liên Xô như thế nào. Làm sao có thể tặng thưởng cho bộ phim ấy, tại sao phim lại cần thiết?”. Thế mà, ở thời điểm đó những cái lưỡi đã được cởi trói, perestroika đang diễn ra sôi nổi... còn bây giờ bạn đang nói với tôi: "Ồ,"Người đưa thư”  là một bộ phim xuất sắc!" Nghệ thuật không bao giờ thực sự được đánh giá cao ngay khi nó xuất hiện. Điểm số sẽ đến sau một thời gian.

Do đó, tôi không nói rằng bây giờ điện ảnh Nga không còn tồn tại…Tôi nghĩ rằng chắc chắn nó ít đơn nghĩa hơn thời Liên Xô. Vì bây giờ không có một hệ tư tưởng thống soái. Nghệ thuật được hình thành theo cách nó xuất hiện cùng với một ý thức xã hội mạnh mẽ. Phục hưng - Thiên chúa giáo xuất hiện. Đó là điều d hiểu.

Bức tranh thánh biểu tượng của Nga đã chin muồi như thế nào? Cũng dựa trên ý tưởng về Cơ đốc giáo, về Chính thống giáo. Pushkin – là sự xuất hiện của Nga như một đế chế. Ý tưởng đế chế - đó là điều đứng đằng sau sự xuất hiện những tác phẩm kinh điển vĩ đại của nước Nga thế kỷ XIX - Pushkin, Dostoevsky, Tolstoy. Điều này không có nghĩa là họ viết về đế chế, mà chính ý tưởng về đế chế Nga, xuất hiện cùng với Peter I, đã kích thích sự xuất hiện của cả một thế hệ những nghệ sĩ vĩ đại.

Ý tưởng nước nga thời Xô Viết cũng vậy- một ý tưởng cộng sản mạnh mẽ. Bây giờ không có ý tưởng nào cả. Nhưng tôi không phải là người bi quan về phương diện này. Đơn giản là cần có thời gian. Đối với một đời người, như thường nói, chỉ là một khoảnh khắc, nhưng còn đối với một xứ sở ...

TÔ HOÀNG chuyển ngữ