Địa chính trị toàn cầu có thể được đưa vào cuộc đối đầu giữa Phương Tây Toàn cầu và Phương Đông Toàn cầu, như thể đó là một câu hỏi về Chiến tranh Lạnh một lần nữa.



THẾ GIỚI ĐANG TRỞ THÀNH 3 CỰC VỚI QUY LUẬT RIÊNG 

(Báo LES ECHOS - Pháp)

 

Thế giới đã trở thành ba cực rồi sao? Trước cuộc đối đầu "kinh điển" giữa phương Tây và phương Đông, thấy rõ Nam bán cầu, vốn không công khai ủng hộ Nga trong chiến dịch đặc biệt ở Ukraine, nhưng lại thể hiện sự kiềm chế đối với thế giới phương Tây.

Cần phải thừa nhận rằng trật tự thế giới ba cực mới, nói một cách nhẹ nhàng, là bất đối xứng. Nam bán cầu có thành phần đa dạng hơn so với Tây bán cầu và Đông bán cầu. Nhưng chúng ta không còn hài lòng với tầm nhìn thế giới về sự lưỡng cực chỉ giữa Mỹ và Trung Quốc. Thế mà châu Âu hãy còn lâu mới trở thành một bên tham gia độc lập trong một thế giới đa cực.

 

TÁI CÂN BẰNG GIỮA CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ 

Hãy bắt đầu bằng Thế giới Phương Tây.Vì Hoa Kỳ không còn được ưu tiên về kinh tế và thậm chí cả về quân sự như thời Chiến tranh Lạnh, nên sự cân bằng giữa các bên các thành viên của Thế giới Phương Tây đã trở nên rõ ràng hơn sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Không nhất thiết phải đặt ra câu hỏi "châu Âu nhiều hơn" hay "Tây Á nhiều hơn" khi đụng chạm tới các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc. Thực tế là nước Mỹ đã trở nên nhỏ hơn. Farid Zakaria, một nhà báo người Mỹ gốc Ấn Độ, mô tả "thế giới hậu Mỹ" trong một cuốn sách xuất bản năm 2008, đã thu hút sự chú ý không phải đến sự suy tàn của Hoa Kỳ, mà là sự trỗi dậy của "phần còn lại", đặc biệt là Trung Quốc. Đúng vậy, việc phát biểu luận điểm này trùng với Thế vận hội Olympic ở Bắc Kinh.

Việc có một số hình thức tái cân bằng nào đó giữa Châu Âu và Hoa Kỳ ngày nay chủ yếu là do Hoa Kỳ không còn như trước đây nữa. Ngay cả khi châu Âu đang có những bước đi đúng hướng. Các sự kiện gần đây ở Ukraine minh họa điều này.

 

SỢ HÃI VÀ KIÊN CƯỜNG  

Tại hội nghị thượng đỉnh Hội đồng châu Âu vừa tổ chức ở Iceland, Anh và Hà Lan đã có lập trường táo bạo hơn Mỹ trong việc ủng hộ chuyển giao chiến đấu cơ F-16 cho Kiev, buộc Washington phải rút lại những bảo lưu ban đầu.

Bằng cách đoàn kết khi đối mặt với mối đe dọa từ Nga, Phương Tây Toàn cầu đã làm suy yếu một chút sự cạnh tranh với Trung Quốc. Về mối quan tâm, Phương Tây Toàn cầu dao động giữa sợ hãi và khả năng phục hồi. Các nước này lo sợ sự suy tàn và mất kiểm soát đối với tương lai, nhưng cũng muốn duy trì, nếu không muốn nói là mở rộng, các giá trị dân chủ và tự do của mình.

 

MOSCOW DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA TRUNG QUỐC 

Cực thứ hai, cực của Phương Đông Toàn cầu, nghĩa là Trung Quốc và Nga (có lẽ thêm Iran?), mất cân bằng hơn nhiều so với Phương Tây Toàn cầu. Ảnh hưởng của Trung Quốc ở đây ngày càng tăng, trong khi ảnh hưởng của Nga không ngừng giảm đi.

Chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi ngoạn mục trong cán cân quyền lực tồn tại giữa hai quốc gia này trong những năm 1950 và 1960. Và cuộc xung đột ở Ukraine chỉ đẩy nhanh quá trình “chư hầu hóa” Nga của Trung Quốc. Bắc Kinh đã thành công trong quan hệ với Moscow, điều mà Nga đã không thể đạt được trong quan hệ với Ukraine: trên thực tế, họ đã khuất phục nước láng giềng lớn phía tây là Nga.

Còn trong quá khứ, Liên Xô và Trung Quốc đã được thúc đẩy bởi dự án xã hội chủ nghĩa, một lý tưởng tích cực mà trái ngược với thực tế. Ngày nay, chủ nghĩa độc đoán, thậm chí là sự cám dỗ của chế độ toàn trị, là một học thuyết ở cả hai quốc gia này, và sự hoài nghi tuyệt đối của họ được giải thích bằng sự sỉ nhục mà phương Tây đã khiến họ phải chịu ngày hôm qua hoặc ngày hôm trước.

 

NGƯỜI KHỔNG LỒ MỚI CỦA THẾ GIỚI 

Địa chính trị toàn cầu có thể được đưa vào cuộc đối đầu giữa Phương Tây Toàn cầu và Phương Đông Toàn cầu, như thể đó là một câu hỏi về Chiến tranh Lạnh một lần nữa. Nhưng ngoài thực tế là Trung Quốc về cơ bản đã thay thế Liên Xô, và Bắc Kinh-khác với Moscow- là một cường quốc đa diện chứ không chỉ là quân sự, tầm nhìn về một thế giới lưỡng cực này không thể không tính đến một thực tế phức tạp hơn.

Thực tế là Nam bán cầu ngày nay, mặc dù cực kỳ đa dạng, không chỉ là phong trào không liên kết của ngày hôm qua. Và điều này là do các lý do về kinh tế, chiến lược, cũng như nhân khẩu học.

Khác biệt chủ yếu nằm ở sự xuất hiện của một người khổng lồ của thế giới mới - Ấn Độ. Đất nước này trở thành trung tâm sự chú ý của người Mỹ, người Châu Âu và người Nga. Được lãnh đạo bởi Narendra Modi - và bất chấp ông ta và chủ nghĩa dân tộc Tôn giáo của ông ta - Ấn Độ đang dần dần bắt đầu nhận ra vai trò và tầm quan trọng của mình trong các vấn đề của thế giới.

 

LỜI ĐÁP CHO PHƯƠNG TÂY THUỘC ĐỊA 

Tựa như một cầu nối giữa Đông và Tây, Ấn Độ trước hết trở thành thủ lĩnh không còn phải tranh cãi của miền Nam , điều mà nó không hoàn toàn có được vào thời điểm diễn ra phong trào nổi dậy không liên kết xưa kia. Sau khi Ấn Độ của Nehru buộc phải chia sẻ vị trí này với Indonesia do Sukarno lãnh đạo, Ai Cập do Nasser lãnh đạo và Ghana do Nkrumah lãnh đạo. Không liên kết trong Chiến tranh Lạnh có nghĩa là từ bỏ sự lựa chọn giữa một phương Đông xã hội chủ nghĩa và một phương Tây tư bản chủ nghĩa.

Ngày nay sự lựa chọn đã trở nên tích cực hơn. Miền Nam sẵn sàng trả thù thực dân và đế quốc phương Tây ngày hôm qua. Trong tầm nhìn của miền Nam, hy vọng đối với tương lai cạnh tranh với sự phẫn nộ đối với quá khứ.

 

KHIÊM TỐN VÀ THỰC TẾ 

Phương Tây nên làm gì trước sự xuất hiện của một thế giới ba cực? Trước hết, phải thừa nhận sự hiện diện của nó. Sự việc không chỉ là làm mọi thứ trong bối cảnh chúng ta đối đầu với Nga để tập hợp Nam bán cầu xung quanh lợi ích và giá trị của chúng ta. Phải tìm ra sự thích hợp trong mối kết bện sự khiêm tốn, tính hiện thực và tham vọng để hiểu rằng trong thế giới ba cực mới, chúng ta không còn ảnh hưởng như chúng ta đã có trong nhiều thế kỷ trước nữa. Nó không còn là việc áp đặt lên người khác những giá trị mà bản thân chúng ta không còn (hoặc gần như không còn) tin. Và chúng ta một lần nữa cần nỗ lực trong việc trở thành một ví dụ điển hình về dân chủ.

 

 TÔ HOÀNG chuyển ngữ