Bộ phận kiểm duyệt (đại diện là "những người kiểm tra các chủ đề nhạy cảm") không làm cho tốt hơn mà chỉ phá hủy đi. Họ không có tác dụng với người đọc, mặc dù họ tuyên bố rằng họ bảo vệ "cảm xúc của người đọc".


PHƯƠNG TÂY ĐÃ GIẾT CHẾT VĂN HỌC ĐỂ PHỤC VỤ CHÍNH TRỊ

(Báo CAUSEUR- Pháp)

Báo “Causeur” viết: Kiểm duyệt của phương Tây đang giết chết văn học trong xu thế cố làm cho nó đúng đắn về mặt chính trị. Các tác phẩm kinh điển đang được viết lại để bảo vệ cảm xúc của những người thiểu số tình dục và những "người tiến bộ" khác. Tác giả tin rằng mong muốn "hiện đại hóa" nghệ thuật như vậy, trên thực tế, lại quay trở về với chủ nghĩa thuần túy tối nghĩa.

Các nhà kiểm duyệt là đội trừng phạt của chủ nghĩa thuần túy "tiến bộ" trong văn học. Loại bỏ các tác phẩm cổ đại và hiện đại, ví dụ như của Roald Dahl và Ian Fleming khỏi bất kỳ khả năng gây khó chịu cho người đọc đúng đắn về mặt chính trị, những nhà kiểm duyệt mới này thích các phiên bản văn học vô dụng và gọn gàng hơn.

Phong trào hiện nay để viết lại và thậm chí phá hủy các tác phẩm của quá khứ dựa trên sự hiểu lầm hoàn toàn về văn học là gì. Và, rộng hơn là một sự hiểu lầm về bản chất của nghệ thuật. Văn học không phải là người mẹ an ủi và xoa dịu,cũng không phải người anh cả chỉ đường với nụ cười mời gọi đến tương lai. Văn học cũng không phải là hầu tước trong bài hát "mọi thứ đều ổn". Emil Cioran, trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1973, đã khẳng định rằng "những cuốn sách được viết ra cốt để làm tổn thương theo nghĩa cao nhất của từ này, để người đọc khó chịu [...], mọi thứ tôi đọc trong đời, tôi đọc để làm xáo trộn sự bình yên của tôi […]. Một nhà văn không hành hạ tôi bằng cách này hay cách khác thì tôi không còn hứng thú... Ai đó phải làm cho bạn đau khổ, nếu không thì tôi không thấy cần phải đọc". Kafka, trong bức thư nổi tiếng gửi Oscar Pollack đề ngày 27 tháng 1 năm 1904, cũng phát triển điều tương tự: "Nếu cuốn sách chúng ta đang đọc không đánh thức chúng ta bằng một cú đánh vào đầu, thì đọc nó để làm gì?"

NGƯỜI TA ĐÃ GIẾT MỘT NHÀ KINH ĐIỂN NHƯ THẾ NÀO?

Những người ủng hộ các tác phẩm viết lại áp đặt mong muốn của họ lên văn học đã được viết ra. Hãy để họ làm theo ý muốn, họ sẽ thay thế những tác phẩm kinh điển sống động bằng những cuốn sách bảo vệ giấc mơ hiện sinh của họ: những câu chuyện nhàm chán ngọt ngào về những "người cấp tiến" tốt bụng đang xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho chúng ta - thật khủng khiếp về sự vô sinh ấy. Đây là những cuốn sách có khuôn mẫu trước về những nhân vật tốt và xấu mà người đọc thích nếu các nhân vật đó tiến bộ và ghét nếu chúng phản động.

 Cho dù đây là một nhân vật tích cực hay một nhân vật tiêu cực, những người theo chủ nghĩa chính trị đúng đắn của chúng ta sẽ quyết định, không một phút giây chần chừ họ thuộc đẳng cấp cao nhất về mặt đạo đức và trí tuệ hay không. Trên thực tế, những người kiểm duyệt mới này không biết vì sao văn học cần thiết. Đối với họ, chỉ những thứ văn học tâng bốc quan điểm đạo đức, chính trị và công dân của họ mới có quyền tồn tại. Nhưng thơ hay văn xuôi được viết ra bởi những nhân danh hoạt động chính trị của họ đều là thứ vô nghĩa, đều nghịch lý; thơ và văn xuôi không được viết bởi thứ chính trị ấy.

Những sách đang bán chạy trên thị trường có độc giả không? Không còn nghi ngờ gì nữa, thứ văn học "nhẹ nhàng" ấy hấp dẫn một số độc giả - ví như đám công chúng bập bẹ, khao khát đọc thứ văn chương “trên bãi biển". Loại sách này ai cũng biết, tôi không tiếc về sự tồn tại của chúng, nhưng không thể gọi chúng là văn học.

Tai họa là ở chỗ tiểu thuyết "nhẹ" không trở thành nạn nhân của những kẻ phá hoại hiện đại đang xé nát văn bản (hãy gọi chúng bằng tên thật của chúng, bởi như Albert Camus đã viết: "đặt tên sai cho mọi thứ có nghĩa là làm tăng thêm nỗi buồn cho thế giới này"). Những kẻ kiểm duyệt này không quan tâm đến những cuốn sách thuộc thể loại nhẹ nhàng. Không, họ chú tâm đến những tác phẩm kinh điển, lập danh sách tên tuổi của những nhà văn vĩ đại nhất. Họ hoàn toàn cho phép các nhà xuất bản bỏ qua các câu văn có thể xúc phạm thiểu số.

Tại sao? Bởi vì không có gì có thể làm tổn thương người đương đại thân yêu của chúng ta; không một lời thô lỗ nào, không một ý nghĩ xúc phạm nào. Tạm biệt, những từ như "người béo" và "người da đen", không nói về những người mập và những người lùn nữa. Người đọc quá nhạy cảm với những từ như vậy, nữ đọc giả quá giống công chúa và hạt đậu, không thể chịu nổi sự “tình dục hóa ngực và đùi”.

Nhân danh sự tiến bộ, chúng ta đang quay trở lại chủ nghĩa thuần túy tối nghĩa (vâng, tôi cố ý dùng từ thô lỗ này): những người Thanh giáo từng là những kẻ bảo thủ, giờ đây họ diễu hành dưới ngọn cờ của chủ nghĩa tiến bộ (họ là ngọn núi cho LGBT, nữ quyền, hoạt động tích cực) không xa lạ gì với họ, nhưng đằng sau tất cả những điều này, họ là những người chuyên nghiệp.

Tôi xin nhắc lại: đọc để không đau khổ và không bị “tổn thương về mặt đạo đức” có nghĩa là đọc như một người bình thường, như một kẻ ngu dốt, như một kẻ tội nghiệp. Và ngay cả khi tên khốn này "hiện đại hóa" mình bằng màu tóc xanh lam kiểu "punk" hoặc mặc áo phông có logo chống lại sự nóng lên toàn cầu - tôi nhận ra ngay gã bởi thói quen phàm tục của gã là viết lại cuộc đời của những người cha cổ điển theo thời trang chính trị hiện tại: Gã ta đang vội vàng loại bỏ hai chữ "người béo" từ cuộc đối thoại của những người vẫn chưa biết gì về "cân nặng không cần thiết"; gã ta đang vội bôi đen "tình tiết phân biệt chủng tộc" trong “Cuốn theo chiều gió”. Gã ta bị sốc bởi "sự gợi dục hóa phần dưới của Brigitte Bardot" từ một cảnh văn xuôi điển hình của những năm sáu mươi. Cách “lôi kéo” kinh điển cố chấp hiện tại của chính họ như vậy thật kinh tởm. Và sự ghê tởm này cần phải được phơi bày.

Ra sức gột rửa văn chương khỏi nguyên gốc là muốn khai tử văn chương, không hơn, không kém.

Sẽ chỉ còn lại những kẻ viết lại “tốt bụng” đấu tranh chống phân biệt giai cấp và giới tính, cũng như những người hâm mộ "chủ nghĩa xã hội học thô tục" với cây bút trên tay. Một mặt, tiểu thuyết lãng mạn đọc bên bờ biển là vô hại, ngọt ngào và tích cực; mặt khác, tiểu thuyết thiên vị, được cho là đấu tranh cho dân chủ về những người di cư thiện tâm.Đương nhiên, tiểu thuyết cần "nêu ra vấn đề", nhưng trong giới hạn của những gì được phép: ví dụ, vấn đề về "sự chung sống hòa bình của các nền văn hóa khác nhau". Tất cả chúng ta ở đây vì chủ nghĩa đa văn hóa, nhưng viết tiểu thuyết chiến binh về điều này như bây giờ chỉ là một hình thức của sự đầu hàng mới. Tôi xin nói thêm: về mặt cá nhân, những thứ khác đều bình đẳng, tôi quan tâm đến một "tiểu thuyết chiến binh" tích cực rao giảng những tư tưởng cánh hữu hơn là những tư tưởng cánh tả. Và không phải vì tôi bỏ phiếu cho cánh hữu: mối quan tâm của tôi chỉ bắt nguồn từ thực tế là hoạt động tích cực “cánh hữu” bị giới truyền thông coi là tồi tệ hơn so với hoạt động tích cực cánh tả, vốn rất gần gặn với chúng ta ở khắp mọi nơi. Trên thực tế, tôi coi thường tất cả các tiểu thuyết thiên về chính trị vì chúng thích chính trị hơn văn học, thích tập thể hơn cá nhân.

TIẾP THEO LÀ ĐIỀU GÌ ĐÂY? SỰ TRỐNG RỖNG ...

Bộ phận kiểm duyệt (đại diện là "những người kiểm tra các chủ đề nhạy cảm") không làm cho tốt hơn mà chỉ phá hủy đi. Họ không có tác dụng với người đọc, mặc dù họ tuyên bố rằng họ bảo vệ "cảm xúc của người đọc". Những người kiểm duyệt làm việc cho những kẻ chống độc giả, tức là những kẻ tiểu thị dân hiếu chiến. Các nhà kiểm duyệt đang nuôi dưỡng những kẻ chống đối độc giả, những kẻ luôn ngoáy đạo đức của họ vào mũi mọi người. Những người chống độc giả này, nếu họ làm theo ý muốn của họ, dường như họ sẽ không bao giờ công nhận một cuốn tiểu thuyết nào xứng đáng với cái tên của nó. Ngay cả tiểu thuyến “Bà Bovary” cũng đã gây sốc cho họ ở thời của họ. Họ cũng sẽ gạt bỏ những tác phẩm hư cấu hầu như không xứng đáng với cái tên tiểu thuyết (có quá nhiều "nam tính gây sốc" trong tiểu thuyết của Ian Fleming).

Và điều khủng khiếp nhất ở đây là đi đầu trong "văn hóa xóa bỏ" có sự hiện diện của những người được nghề nghiệp kêu gọi cần bảo tồn văn hóa thực sự chứ không phải xóa bỏ nó. Đó là các vị giáo sư đại học và các nhà phê bình văn học. Điều này thực sự gây sốc: làm sao bạn có thể yêu thích nghệ thuật, điện ảnh, văn học - đồng thời lại đồng ý loại bỏ cụm từ này, từ ngữ kia, ý tưởng nọ? Trong tác phẩm “ Con người chưa trải qua thi cử” tôi đã tưởng tượng trong thể loại chống bế tắc rằng những kẻ đạo đức giả đúng đắn về mặt chính trị một ngày nào đó sẽ xuất bản một tuyển tập có tên là “Văn học nhân văn”, từ đó mọi thứ gây sốc cho những người cấp tiến sẽ bị loại bỏ: "vứt bỏ tất cả những tác phẩm mà những kẻ khôn ngoan cho là không phù hợp với nhân phẩm của họ; mà những người yêu thích cải cách sẽ thấy không tương thích với sự tiến bộ; và những nhà đấu tranh nữ quyền nào đó sẽ nhận thấy ít nhất là phần nào chỉ trích phụ nữ”. Và kết cục là buộc phải hủy bỏ toàn bộ nền văn học thế giới.

KHÔNG, KINH ĐIỂN CHƯA TỪNG BỊ LÀM SAI LỆCH NHƯ THẾ NÀY TRƯỚC ĐÂY.

Trong cuốn sách chống sự bế tắc của tôi, các nhà quảng cáo tiến bộ bảo vệ món ăn văn học khô khan của họ, giận dữ bác bỏ khả năng áp dụng thuật ngữ "kiểm duyệt";họ lập luận rằng trong các nhà xuất bản "lạc hậu" đặc biệt hoặc trong các ấn bản cũ của thế kỷ XX, có thể sẽ tìm thấy những cuốn sách kinh điển giống nhau "không có hóa đơn". Vì vậy, tôi không ngạc nhiên khi thấy tưởng tượng cũ kỹ của tôi trở thành hiện thực: những người viết lại kinh điển (những người bài trừ biểu tượng đeo găng trắng đó!)hôm nay chỉ đề cập đến mỗi lập luận này: đúng là có những phiên bản cũ. Nhưng đây là điều mà tôi không thể tưởng tượng được ngay cả khi ở trong tình trạng bế tắc: “những người chép lại" hiện tại đưa ra một "lập luận" lịch sử rằng các tác phẩm kinh điển luôn bị cắt xén và rút ngắn để phù hợp với hiện tại.

Lập luận này là một ngụy biện: vào thế kỷ 20, nhà văn người Pháp Jean Cocteau khi nêu quan điểm của mình về vở kịch Hy Lạp cổ đại “Oedipus Rex”, ông đã ghi tên của chính mình dưới văn bản chứ không phải tên của Sophocles. Và, thậm chí còn ghê gớm hơn, một số người cả gan coi việc viết lại kia "có đạo đức" kể cả việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Chúng ta đã quên rằng cho đến thế kỷ 21, các dịch giả vẫn cạnh tranh trong việc trung thành với văn bản của tác giả. Dịch giả khi dịch đã cố truyền đạt một cách tận tâm ý định của tác giả, và không sửa chữa cả những gì đột nhiên tác giả (đôi khi từ thời đại khác) sai về mặt chính trị và đạo đức.

"TÔI THẤY NHƯ THẾ ĐẤY!”

Việc những người trẻ tuổi- nổi loạn và ngây thơ về bản chất- thích tên tuổi hoặc ý tưởng được chấp nhận ngay tắp lự là điều dễ hiểu thôi. Nhưng có thực tế là những kẻ lừa đảo núp dưới chiêu bài biên tập viên hoặc chính ủy sắm vai các nhà phê bình và các giáo sư đều mắc phải “căn bệnh tuổi thơ” giống nhau - đây là điều cần phải đấu tranh và cần phải coi là sự ngu ngốc tồi tệ nhất. Hơn nữa, sự ngu ngốc- vốn luôn mọc mầm trở lại, tuyệt nhiên không có gì là mới lạ. Nhưng không thể lay đổ. Thế giới sẽ biến mất, nhưng sự ngu ngốc của con người sẽ một lần nữa lại làm rung chuyển khoảng không.

TÔ HOÀNG chuyển ngữ