Macron thường bị buộc tội luôn cố gắng đánh lạc hướng sự chú ý của mọi người và điều này làm hiệu quả chuyến thăm thành công tới Trung Quốc của ông ta, đồng thời ngăn lục địa này tham gia vào việc tự phân tích nội tình.


Thời báo HOÀN CẦU - TRUNG QUỐC: MACRON TỈNH TÁO HAY LẦM LẠC?  

Trong chuyến bay từ Trung Quốc và khi trở về Paris, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã trả lời phỏng vấn truyền thông một số chi tiết về khái niệm quyền tự chủ chiến lược của châu Âu trong các lĩnh vực khác nhau. Theo ông, châu Âu nên bớt phụ thuộc vào Mỹ và không nên can dự vào cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh và Washington về vấn đề Đài Loan. Ông kêu gọi các nước trong châu lục tích cực tìm kiếm quyền tự chủ chiến lược, để không biến thành "chư hầu" của một cường quốc trong điều kiện khủng hoảng toàn cầu. Macron cũng nhấn mạnh rằng châu Âu không muốn tuân theo logic khối đối đầu.

Rõ ràng, đây là kết quả của nhiều suy nghĩ và quan sát của Macron. Quan điểm của ông phản ánh quan điểm của những người châu Âu có suy nghĩ, những ai không bị ảnh hưởng bởi tình hình phức tạp ngày nay ở châu Âu, nơi tình hình bên trong và bên ngoài rất căng thẳng. Macron cho thấy con đường và hướng đi khá khách quan và hợp lý để châu Âu vận động phù hợp với lợi ích của mình. Những người bình thường không nên coi việc nhà lãnh đạo Pháp nhấn mạnh đến lợi ích của châu Âu là "tin mới". Nhưng rất nhiều người ở Hoa Kỳ và phương Tây coi Macron cư xử như thể chẳng khác gì ông ta giẫm lên đuôi của họ, và họ đã tỏ ra bất bình, thậm chí phẫn nộ. Phản ứng bất thường này xác nhận tuyên bố của Macron rằng châu Âu đang gặp khó khăn trong việc nhận ra nhu cầu tự chủ chiến lược.

Lập luận của Macron rất đơn giản và lập trường của ông ấy cực kỳ rõ ràng. Từ quan điểm của người ngoài cuộc, sẽ rất hữu ích cho người châu Âu khi nghĩ về lợi ích của chính họ và về ranh giới của mối quan hệ Âu- Mỹ để đưa ra quyết định đúng đắn và lựa chọn đúng đắn trước ngã ba đường. Macron thường bị buộc tội luôn cố gắng đánh lạc hướng sự chú ý của mọi người và điều này làm hiệu quả chuyến thăm thành công tới Trung Quốc của ông ta, đồng thời ngăn lục địa này tham gia vào việc tự phân tích nội tình, điều mà tổng thống Pháp kêu gọi, khi quyết định muốn tìm hiểu vấn đề sâu hơn. Đây là những lời chỉ trích vặt vãnh và những lời buộc tội nhỏ nhặt thậm chí không đáng để bác bỏ. Nhưng tiếng ồn lớn do chúng tạo ra đầu độc tâm trí. Một số người muốn tạo ra một châu Âu giả tạo trong dư luận để tiếp tục che giấu lợi ích và quan điểm thực sự của lục địa này.

 

Báo POLITICO - MỸ:  CHÂU ÂU MỘT LẦN NỮA ĐỨNG TRƯỚC NGÃ RẼ CỦA LỊCH SỬ?

Macron là người bị Hoa Kỳ, cũng như Trung và Đông Âu chỉ trích nhiều nhất. Thật khó hiểu, nhưng một quan điểm như thế đòi hỏi sự cảnh giác từ phía lục địa. Các nước Trung và Đông Âu đang ở tuyến đầu trong cuộc xung đột Nga-Ukraine và họ có những lo ngại nghiêm trọng về an ninh. Vì điều này, họ thiên về một chính sách đối ngoại cấp tiến. Nhưng sự bất mãn của người Mỹ đối với Macron cũng cho thấy bộ mặt thật của Hoa Kỳ. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Marco Rubio đã cho công bố một đoạn video dài hai phút, trong đó ông liên tục bày tỏ sự nghi ngờ rằng Macron đang phát biểu thay mặt cho toàn bộ châu Âu. Thượng nghị sĩ cũng tuyên bố rằng nếu châu Âu không đứng về phía Mỹ trong vấn đề Đài Loan, Mỹ sẽ tập trung vào việc chống lại "các mối đe dọa từ Trung Quốc" thì "các bạn hãy tự đối phó với Ukraine". Ông cũng yêu cầu Pháp và châu Âu trả lời ngay lập tức. Những tuyên bố trơ trẽn như vậy thậm chí không thể được gọi là chỉ trích hay bênh vực. Đây hoàn toàn là hành vi tống tiền và ép buộc không che đậy từ phía Washington.

Washington thực sự muốn thống trị châu Âu, và do đó, việc Macron nhấn mạnh quyền tự trị chiến lược của lục địa này, Mỹ coi là một "sự phản bội". Nói một cách đơn giản, trong nhiều trường hợp, Mỹ coi châu Âu là tay sai của mình. Khi họ muốn châu Âu hành động chống lại Nga, lục địa này buộc phải nhẩy vào lửa. Khi Mỹ cần châu Âu giúp họ trấn áp và kiềm chế Trung Quốc, lục địa này phải làm theo.

Khi ham muốn quyền lực vô biên này trở thành lẽ tự nhiên, nó thường vô tình thể hiện trong lời nói và việc làm của giới tinh hoa chính trị Mỹ. Hoa Kỳ không hề bối rối trước tình huống này. Chẳng hạn, nhà sử học bảo thủ người Mỹ Robert Kagan từng mô tả mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu như sau. Người Mỹ đến từ sao Hỏa, đây là bên chiếm ưu thế. Người châu Âu đến từ sao Kim, đây là bên yếu hơn. Người Mỹ phụ trách nấu ăn, còn người châu Âu phụ trách rửa bát. Washington tuyên bố "tình hữu nghị trong liên minh" và điều này ngụ ý rằng châu Âu phải hoàn toàn tuân theo quyền bá chủ của Mỹ, trong đó không có chỗ cho sự tôn trọng và bình đẳng.

Vai trò địa chính trị mà Hoa Kỳ giao cho châu Âu đi ngược lại với mong muốn tự chủ chiến lược của châu Âu. Chuyến thăm Trung Quốc của Macron và những nhận xét của ông này về quyền tự trị chiến lược của châu Âu khiến nhiều người nhớ đến cựu Tổng thống Pháp Charles de Gaulle. Ngay sau khi Thế chiến II kết thúc, Chiến tranh Lạnh bắt đầu và de Gaulle đã hết sức ủng hộ quyền tự chủ chiến lược. Anh rút Pháp ra khỏi cấu trúc quân sự hợp nhất của NATO và thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Mỹ rất không hài lòng, và ở châu Âu, điều này đã gây ra một vụ bê bối lớn. Nhưng lịch sử đã chứng minh sự khôn ngoan và trong sáng trong suy nghĩ của de Gaulle. Ông ta đã tạo ra một truyền thống chính trị độc lập ở Pháp. Nhờ có ông, đất nước này đã đạt được vị thế của một cường quốc hàng đầu. Ngày nay, không cần nỗ lực nhiều để đảm bảo rằng Macron hiểu đúng về quyền tự chủ chiến lược của châu Âu.

Lục địa này sẽ không mất bạn bè nếu tuân thủ quyền tự chủ chiến lược. Nhưng châu Âu sẽ nhận được nhiều sự tôn trọng hơn và có khả năng bảo vệ lợi ích của mình tốt hơn khi duy trì sự cân bằng chiến lược trên trường thế giới. Nếu thậm chí quyền làm chủ vận mệnh của mình cũng là sai lầm thì châu Âu cũng không còn hy vọng gì khác. Châu Âu lại một lần nữa đứng trước ngã rẽ lịch sử. Lục địa này sẽ chọn gì: quay trở lại các nguyên tắc của Charles de Gaulle hay đối đầu? Chúng ta tin rằng lục địa này sẽ có sự lựa chọn đúng đắn.

 

Báo AL-WATAN -SYRIA: NGÀY NAY LỢI ÍCH KINH TẾ SẼ QUYẾT ĐỊNH VIỆC CHỌN “PHE”

Ngày nay, việc lựa chọn "phe" được quyết định bởi lợi ích kinh tế: tuân theo mệnh lệnh của Hoa Kỳ, tham gia vào các cuộc xung đột khác nhau, là không có lợi- báo “Al-Watan” (Syria) viết. Do đó, châu Âu cũng như nhiều quốc gia khác đang tiến gần hơn đến với cuộc nổi dậy chống Mỹ của Macron và sẽ lấy kinh nghiệm tài chính của Nga và Trung Quốc làm cơ sở.

Thế giới đang chứng kiến ​​những thay đổi nối tiếp nhau, thể hiện sự sụp đổ của hệ thống đơn cực hiện nay (quyền bá chủ của Mỹ) và sự hình thành một thế giới mới dựa trên sự hợp tác cùng có lợi giữa các quốc gia và dân tộc.

Nhiều quốc gia đã đón nhận những thay đổi này rất tích cực. Các nước ấy xem chúng như một cơ hội để giải phóng bản thân khỏi các mệnh lệnh của phương Tây. Washington ưu tiên lợi ích của chính mình và ràng buộc sự giàu có của các quốc gia khác vào đồng đô la để buộc họ phải tuân theo chính sách của Mỹ, ngay cả khi nó đi ngược lại lợi ích của chính họ. Trong số các quốc gia đã phản ứng với sự chuyển đổi này có Ả Rập Saudi, các quốc gia ở Vịnh Ba Tư, Ai Cập, Ấn Độ, Nga và Trung Quốc. Có thể gọi đây là một kiểu nổi dậy chống lại chính sách của phương Tây do Mỹ cầm đầu.

Hoa Kỳ luôn hỏi các quốc gia này: các bạn ủng hộ chúng tôi hay chống lại chúng tôi (tức là chống lại Nga, Trung Quốc, SCO và BRICS)? Nhưng câu hỏi này không còn phù hợp nữa. Ngày nay, khi đang diễn ra những thay đổi trong các vùng và trên toàn thế giới những yếu tố kinh tế bỗng sắm vai trò quan trọng quyết định trong việc xây dựng chiến lược chính trị. Không còn chỗ cho nguyên tắc “bạn hay thù” xác lập trên sức mạnh vượt trội về mặt quân sự nữa.  

Phương Tây nói chung và Hoa kỳ nói riêng, ví như cần phải ngừng việc tin rằng các cuộc khủng hoảng của họ nhất thiết phải ảnh tới tất cả các nước trên thế giới. Các cuộc khủng hoảng giả do người Mỹ tạo ra không còn liên quan đến mọi người và mọi thứ nữa. Những nước khác bằng cách này hay cách kia họ cố gắng giải quyết các vấn đề của mình phù hợp với lợi ích kinh tế của họ.

Các khối và liên minh hiện nay mang tính kinh tế nhiều hơn là chính trị hay quân sự. Chúng ta không thể bỏ qua tác động của những thay đổi này đối với chính sách đối ngoại của các nước. Sự trỗi dậy về kinh tế của các nước nằm ngoài trục Mỹ - phương Tây đã tạo ra một bức tranh thế giới hoàn toàn khác. Kinh tế đã trở thành động lực chính xung quanh việc hình thành các khối mới. Thời đại của các mối đe dọa quân sự đã qua. Bây giờ rất khó để buộc các quốc gia này phải có lập trường thân Mỹ hoặc thân phương Tây nếu điều đó đi ngược lại lợi ích kinh tế của họ. Hiện tại, thật ngớ ngẩn khi hỏi họ đang ở với ai - với Trung Quốc hay với Nga?

Mỹ trong nhiều thập kỷ đã dựa vào các biện pháp trừng phạt để gây áp lực lên các đối thủ trên khắp thế giới. Tuy nhiên, ngày nay những biện pháp này không còn hiệu quả như trước nữa. Các quốc gia OPEC+ có thể là một ví dụ về điều này. Họ từ chối áp đặt các hạn chế, không chú ý đến mệnh lệnh của Đại Tây Dương và đưa ra quyết định táo bạo là cắt giảm sản lượng dầu, khiến người Mỹ tức giận. Có một ví dụ khác. Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những người mua dầu từ Nga, nhưng Moscow vẫn đang bán năng lượng. Một số nước châu Âu tiếp tục mua nhiên liệu từ Nga và Ả-rập Xê-út, điều này chứng tỏ họ coi thường các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Nền kinh tế không còn phụ thuộc vào chính trị và các cường quốc thế giới không muốn tuân thủ các cách tiếp cận của phương Tây tập thể. Một ví dụ về điều này là cung cách mang tính quốc tế khi người Mỹ thực thi các biện pháp trừng phạt vì bất kỳ lý do gì. Phương trình đã trở nên rất đơn giản: lợi lộc kinh tế sẽ quyết định quan điểm chính trị, chứ không phải ngược lại. Và đây chính là điều mà các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, không hiểu.

TÔ HOÀNG chuyển ngữ