Bước thứ hai trong chiến lược của phương Tây là đưa ra một kế hoạch vào cuối năm nay để làm trung gian cho một lệnh ngừng bắn và một tiến trình hòa bình tiếp theo nhắm mục đích cuối cùng là giải quyết xung đột Ukraine. Nước cờ ngoại giao này rất có thể thất bại.

Châu Âu có thể chọn lựa cơ hội hòa bình không?

(Báo AMERICAN CONSERVATIVE- M)

Ngay cả khi Nga và Ukraine tiếp tục chịu tổn thất đáng kể, một trong hai nước - hoặc cả hai - có thể chọn con đường tiếp tục chiến tranh. Nhưng khi chi phí xung đột quân sự tăng lên đối với cả hai bên và triển vọng về một thế bế tắc quân sự trở nên rõ ràng hơn, phương Tây cần bắt đầu hành động tìm kiếm một thỏa thuận ngừng bắn lâu dài. Thỏa thuận ấy cần phải giúp ngăn chặn xung đột bùng phát trở lại và tốt hơn nữa là mở đường cho một nền hòa bình lâu dài.

Trong thời điểm hiện nay, một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột rõ ràng là không thể đạt được. Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể lo ngại rằng nếu ông ngừng chiến đấu ngay lúc này, người Nga sẽ cáo buộc ông đã khởi xướng một cuộc xung đột quân sự tốn kém và vô ích. Rốt cuộc, các lực lượng Nga không kiểm soát hoàn toàn bất kỳ khu vực nào trong số 4 khu vực mà Moscow đơn phương sáp nhập vào tháng 9 năm ngoái.

NATO đã trở nên lớn hơn, mạnh hơn, và Ukraine thì xa lánh Nga hơn bao giờ hết. Xét theo nhiều phương diện, Putin nghĩ rằng thời gian đang đứng về phía mình. Ông hy vọng Nga có thể vượt qua các lệnh trừng phạt kinh tế, những biện pháp ấy đã không thể bóp nghẹt nền kinh tế Nga. Sự ủng hộ của người dân đối với chiến dịch hoạt động đặc biệt- theo các cuộc thăm dò của Trung tâm Levada, vẫn chiếm hơn 70% dân số Nga.

Putin nghi ngờ khả năng vào sự vững chắc của Ukraine và những người phương Tây ủng hộ Ucraine và cho rằng quyết tâm của họ sẽ sớm suy yếu.Putin chắc chắn hy vọng rằng khi các tân binh vừa được huy động tham gia trận chiến, Moscow sẽ có thể mở rộng lãnh thổ xâm chiếm được của họ. Khi các hoạt động quân sự ngừng lại sẽ cho phép ông ta tuyên bố rằng đã mở rộng đáng kể biên giới của Nga.

Ukraine cũng không tìm kiếm một giải pháp hòa bình. Lãnh đạo đất nước và dân chúng, vì những lý do rõ ràng, muốn giành lại quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ mà Nga đã chiếm đóng từ năm 2014, bao gồm cả Crimea. Ngoài ra, người Ukraine nghi ngờ rằng Putin có thể sẽ tuân thủ bất kỳ hiệp ước hòa bình nào. Và thay vì yêu cầu phương Tây can thiệp ngoại giao, Kiev quay sang phương Tây để được hỗ trợ kinh tế và quân sự. Hoa Kỳ và Châu Âu cung cấp thông tin tình báo, huấn luyện quân đội và cung cấp vũ khí, nhưng họ từ chối gửi các hệ thống quân sự thậm chí còn mạnh hơn đến Ukraine - tên lửa tầm xa và máy bay hiện đại. Họ sợ rằng điều này sẽ khiêu khích Nga và dẫn đến leo thang- sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine hoặc tấn công quân đội hoặc lãnh thổ của một quốc gia thành viên NATO.

Mặc dù Washington đã đúng khi giám sát chặt chẽ nguy cơ leo thang, nhưng những lo ngại của họ đã bị phóng đại. Giới chính trị phương Tây bị mắc kẹt giữa nhu cầu ngăn chặn một thất bại thảm khốc (khi Nga nuốt chửng một Ukraine thiếu vũ trang) và một thành công thảm khốc. (khi một Ukraine được vũ trang quá mức dẫn đến một Putin bị dồn vào chân tường khiến cuộc xung đột leo thang mạnh mẽ).

Trước hết, rất khó để thấy Moscow sẽ thu được gì từ sự leo thang căng thẳng. Mở rộng cuộc xung đột quân sự bằng cách tấn công một thành viên NATO dường như sẽ không có lợi cho Nga, vì nước này đã đủ khó khăn để chiến đấu với Ukraine một mình. Việc sử dụng vũ khí hạt nhân cũng sẽ không có lợi cho Moscow. Một cuộc tấn công hạt nhân có thể sẽ khiến NATO trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột và phá hủy các vị trí của Nga trên khắp Ukraine. Điều này cũng có thể khiến Trung Quốc và Ấn Độ xa lánh- những nước đã cảnh báo Nga về việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Nhưng khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân không phải là lý do duy nhất khiến phương Tây hạ thấp tham vọng hạt nhân của Nga.

Việc nhượng bộ trước hành động tống tiền hạt nhân sẽ gửi một tín hiệu tới các quốc gia khác rằng những mối đe dọa như vậy có hiệu quả, vượt qua chương trình nghị sự không phổ biến vũ khí hạt nhân và làm suy yếu các chiến lược răn đe. Chẳng hạn, Bắc Kinh kết luận rằng các mối đe dọa hạt nhân có thể ngăn cản Washington bảo vệ Đài Loan trong trường hợp Trung Quốc tấn công.

Vì vậy, đã đến lúc phương Tây ngừng kìm hãm và bắt đầu cung cấp cho Ukraine xe tăng, tên lửa tầm xa và các vũ khí khác mà nước này cần để giúp Kiev giành lại quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ của mình trong những tháng tới.

Châu Âu đã bắt đầu chuyển giao xe tăng “Con báo” và Hoa Kỳ đã cam kết gửi 31 xe tăng “Abrams”, dự kiến ​​​​sẽ đến vào cuối năm nay. Tuy nhiên, phương Tây phải tăng khối lượng và tốc độ cung cấp quân sự. Nhiều xe tăng hơn sẽ làm tăng khả năng của Lực lượng vũ trang Ukraine xuyên tuyến phòng thủ của Nga ở miền nam Ukraine. Tên lửa tầm xa, cụ thể là hệ thống tên lửa chiến thuật mà Kiev nhắm mục tiêu vào các vị trí, cơ sở chỉ huy và kho đạn dược của Nga nằm sâu trong lãnh thổ do Moscow giữ và mở đường cho một cuộc tấn công thành công hơn của Ukraine. Quân đội Mỹ cũng nên bắt đầu đào tạo phi công F-16 Ukraine. Việc huấn luyện sẽ mất thời gian, nhưng nếu bắt đầu ngay bây giờ, nó sẽ cho phép Mỹ triển khai một nhóm máy bay trước,ngay khi các phi công Ukraine sẵn sàng. Đối với Nga, đây sẽ là một tín hiệu cho thấy tiềm năng tiến hành các hoạt động quân sự của Ukraine đang gia tăng.

Tuy nhiên, đối với tất cả những lợi ích tiềm năng của việc phương Tây hỗ trợ quân sự nhiều hơn, điều đó sẽ không thay đổi thực tế cơ bản rằng cuộc xung đột quân sự này đang đi đến bế tắc. Tất nhiên, cuộc tấn công sắp tới của Ukraine, về mặt lý thuyết có thể chứng minh thành công vượt trội và cho phép Kyiv giành lại toàn bộ lãnh thổ đã mất, bao gồm cả Crimea, dẫn đến thất bại hoàn toàn của Nga. Nhưng một kết quả như vậy là rất khó xảy ra. Ngay cả khi phương Tây tăng cường hỗ trợ quân sự, Ukraine vẫn không thể đánh bại quân đội Nga. Ukraine đang cạn kiệt binh lính, đạn dược, và nền kinh tế tiếp tục sụp đổ. Quân đội Nga đã lập các tuyến phòng thủ vững chắc, và ngày càng có nhiều quân tiếp viện được gửi đến tiền duyên.

Hơn nữa, nếu vị thế quân sự của Moscow thực sự lung lay, rất có thể Trung Quốc sẽ bắt đầu cung cấp vũ khí cho Nga, trực tiếp hoặc thông qua các nước thứ ba. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đặt cược lớn, dài hạn vào Putin và sẽ không khoanh tay ngồi chờ nước Nga nhận một thất bại quyết định. Chuyến thăm của ông Tập tới Moscow vào tháng 3/2023 là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy ông đang tăng cường quan hệ đối tác với Putin chứ không từ bỏ nó. Tập Cận Bình có thể cảm thấy những rủi ro khi cung cấp hỗ trợ quân sự cho Nga là thấp. Rốt cuộc, đất nước của ông ta không còn ẩn tránh việc đang tách khỏi phương Tây, còn chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc dường như sẽ trở nên cứng rắn hơn, bất kể Bắc Kinh ủng hộ Moscow đến mức nào.

TÔ HOÀNG (chuyển ngữ)