Một câu hỏi ngây thơ: người Nhật và Hàn Quốc có cần cuộc chiến này không? Tại sao họ ngoan ngoãn nghe theo lời kêu gọi chuẩn bị chiến tranh chống Trung Quốc của Mỹ?


MỸ SẴN SÀNG KHƠI MÀO XUNG ĐỘT LỚN Ở CHÂU Á?

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy cuộc xung đột ở Ukraine chỉ là một giai đoạn trong cuộc đấu tranh toàn cầu của Mỹ với những kẻ thù được tuyên bố công khai - Nga và Trung Quốc. Một cuộc chiến tranh về Đài Loan có thể nổ ra sớm hơn dự đoán của các chuyên gia. Bởi vì người Mỹ đang tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến tranh ấy.

Theo tin tức của các phương tiện truyền thông phương Tây, Washington và Tokyo sẽ thảo luận về việc triển khai vũ khí mới, bao gồm tên lửa tầm trung, tên lửa hành trình Tomahawk và tên lửa siêu thanh quy mô lớn trên các đảo của Nhật Bản gần Đài Loan với lý do "phòng thủ". Thời báo Hoàn cầu, một ấn phẩm chính thức của Bắc Kinh, viết một cách hợp lý rằng kế hoạch này xác nhận việc Mỹ chuẩn bị can thiệp quân sự nhằm phá vỡ tiến trình thống nhất hòa bình của Đài Loan với đại lục. Và báo này nói thêm rằng các tên lửa mới của Mỹ ở Nhật Bản sẽ là mối đe dọa không chỉ đối với Trung Quốc mà còn đối với Triều Tiên và Nga.

Thời báo Hoàn cầu còn cảnh báo rằng nếu vũ khí mới của Mỹ xuất hiện trên các đảo của Nhật Bản nằm gần Đài Loan, chúng sẽ bị Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc phá hủy. Thủ lĩnh Bắc Hàn Kim Jong-un thậm chí còn quyết tâm hơn: ông đã ra lệnh cho quân đội sẵn sàng chiến tranh, bao gồm sử dụng "lực lượng hạt nhân áp đảo nhất", đồng thời mở rộng các cuộc tập trận. Động thái này nhằm đáp trả các cuộc diễn tập quân sự gia tăng của Mỹ và Hàn Quốc đe dọa Bình Nhưỡng.

Cũng cần nói thêm rằng một ngày trước, Hoa Kỳ đã tuyên bố mở rộng đáng kể hợp tác quân sự với Philippines, trong khuôn khổ 9 căn cứ của Mỹ sẽ được thành lập trên lãnh thổ Philippines. Và nếu bạn nhìn vào bản đồ, thì tất cả các căn cứ ấy sẽ công khai vây quanh Đài Loan. Vì vậy, mục đích của họ là rõ ràng.

Rút ra kết luận gì đây? Thế là mọi việc cũng đã rõ ràng. Đài Loan cách Ukraine bao xa, vốn được lãnh đạo phương Tây tuyên bố là chiến trường “quyết chiến” với Nga. Có vẻ như tất cả các lực lượng sẽ dồn tới đó. Và người Mỹ, khi huy động các đồng minh giúp đỡ Kyiv theo công thức "càng nhiều càng tốt", lại có ý định đặt những vũ khí hiện đại và mạnh nhất của họ ở phía bên kia hành tinh. Xin lưu ý rằng ở đó, nơi Nga không tạo ra bất kỳ mối đe dọa trực tiếp nào đối với Mỹ. Nhưng ở đó có đối thủ chính trong tương lai gần, và thậm chí là kẻ thù của Washington – đó là Bắc Kinh. Và Mỹ chuẩn bị chiến đấu với Bắc Kinh. Triều Tiên, với tư cách là một đồng minh của Trung Quốc với tiềm năng hạt nhân, cũng bị thúc ép bởi các cuộc tập trận quân sự vì lý do này.

Một câu hỏi ngây thơ: người Nhật và Hàn Quốc có cần cuộc chiến này không? Tại sao họ ngoan ngoãn nghe theo lời kêu gọi chuẩn bị chiến tranh chống Trung Quốc của Mỹ? Có lẽ họ không nên bị lên án vì điều này, mà nên được thông cảm. Rốt cuộc, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mọi chuyện đã xảy ra như thế này: Nhật Bản bị Hoa Kỳ chiếm đóng, Hàn Quốc, trên thực tế, tại lãnh thổ của họ hiện có khoảng 30 nghìn lính Mỹ. Người Mỹ là những người bảo đảm cho an ninh của họ. Và đảm bảo ấy khi bạn bị đe dọa. Ai đe dọa: Trung Quốc và Nga. Do đó, sự thăng tiến của căng thẳng trong khu vực nghiễm nhiên sẽ nâng cao giá trị của “chiếc ô” quân sự của Mỹ đối với Nhật Bản và Seoul. Không có gì ràng buộc các đối tác cấp dưới với một đối tác lớn hơn như thế, như nỗi sợ hãi mà họ đang trải qua và lời hứa bảo vệ. Chà, một điều gì đó giống như một "sự bảo vệ" quốc tế ...

Tiện thể nói luôn, màn kịch chính trị - quân sự mang tên "Quả bóng Trung Quốc đè lên nước Mỹ" đã góp phần rất lớn vào việc làm leo thang căng thẳng trong quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh. Ngay cả Ngoại trưởng Mỹ cũng từ chối thăm Trung Quốc. Điều này có nghĩa là mối đe dọa về một cuộc đối đầu Mỹ-Trung đã tăng mạnh. Tất nhiên, bạn có thể chế giễu rằng điều đó bị “thổi phồng” theo đúng nghĩa đen với sự trợ giúp của câu chuyện khinh khí cầu này. Nhưng ai đây, những đối tác “đàn em” nào bây giờ sẽ gợi ý rằng tốt hơn là nên làm bạn với Trung Quốc chứ không nên gây chiến.

Đây,một điều hoàn toàn hiển nhiên: Ukraine và Đài Loan ở đâu, và Mỹ ở đâu? Rất xa nhau. Nếu điều tồi tệ nhất xảy đến, người Mỹ sẽ đấu tranh cho những giá trị xa quê hương của họ. Ngoài ra, chủ yếu là thêm bàn tay của các đồng minh trẻ hơn. Nhưng lực lượng của những kẻ thù chính sẽ bị xiềng xích ở rất xa "ngôi đền trên đồi" và sẽ bùng cháy trong nhà của những người khác.

Còn việc người Nhật sẵn sàng cung cấp vũ khí mới cho các hòn đảo của họ là rất có ý nghĩa đối với chúng ta. Như đã nhiều lần lưu ý: nếu chúng ta đồng ý, vì hòa bình với nước láng giềng, sẽ chuyển một phần của dãy núi Kuril cho Tokyo, thì lập tức ngay ngày hôm sau sẽ có các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở đó. Vì vậy, thật chính xác khi xét đến thói quen chính trị của Mỹ-Nhật, chúng ta đã thực hiện những sửa đổi phù hợp đối với hiến pháp của mình và cuối cùng đã khép lại vấn đề này.

TÔ HOÀNG chuyển ngữ

(theo báo “Sự thật Thanh niên”-Nga)