Báo chí Mỹ cho rằng, chính quyền Biden phải xác định và theo đuổi chiến lược phù hợp nhất để chấm dứt xung đột Ukraine với chi phí chấp nhận được.


XUNG ĐỘT UKRAINE KÉO DÀI VÀ BÀI HỌC CỦA VIỆT NAM

(Báo THE AMERICAN SPECTATOR- Mỹ)

Những người Mỹ có nhiều quan điểm chính trị khác nhau đang ngày càng nghi ngờ về việc giúp đỡ Ukraine trong bối cảnh các vấn đề nội bộ gia tăng, và những người ủng hộ trung thành của Kiev ở Washington sẽ phải giải thích với người dân một cách thuyết phục nhất có thể về tính hiệu quả của việc hỗ trợ thêm tài chính cho Kiev.

Người Ukraine đang chiến đấu dũng cảm và chuyên nghiệp, và nền dân chủ của họ vượt trội về mặt đạo đức và thực tế so với chế độ chuyên quyền của Nga, nhưng những câu hỏi quan trọng vẫn chưa được trả lời. Liệu Nga, với dân số gấp ba lần Ukraine, cuối cùng có thể giành chiến thắng bằng sự tổn thất đẫm máu? Các nước khác sẽ cung cấp viện trợ cho các bên vào năm tới là bao nhiêu? Những điều khoản hợp lý nào sẽ thuyết phục cả hai bên đồng ý hòa bình?

Nhà Trắng, những người ủng hộ Biden tại Quốc hội và các phương tiện truyền thông tiếp tục trấn an mọi người về một triển vọng thuận lợi. Ví dụ, gần đây tổng thống Zelensky nói rằng Ukraine đủ mạnh để lấy lại Crimea, trong khi báo chí phương Tây miêu tả quân đội Nga là cạn kiệt và vô tổ chức. Tuy nhiên, số liệu thống kê về thiệt hại của cả hai bên đưa ra lý do để nghi ngờ những dự báo lạc quan như vậy. Người Nga có dấu hiệu điều chỉnh tính không chuyên nghiệp ban đầu, giống như trong chiến thắng của họ trước Đế chế Đức trong Thế chiến II.

Lịch sử liên tục nhắc nhở chúng ta rằng kiến ​​thức của chúng ta về các cuộc chiến tranh hiện nay- nhìn theo góc lạc quan nhất, là không đầy đủ-còn tệ nhất,là chúng thường dẫn đến những kết luận không chính xác. Kẻ thù và đồng minh Tây Âu của chúng ta đều cố gắng hết sức để che giấu ý định, điểm mạnh và điểm yếu.Nếu vượt lên 50 năm nữa mà nhìn lại, chắc chắn chúng ta sẽ thấy rằng các quan chức chính quyền, các nhà phân tích tình báo, các học giả và nhà báo đã đánh giá sai về Nga và Ukraine theo nhiều cách. Điều này không liên quan gì đến lượng hỗ trợ được cung cấp, nhưng đòi hỏi sự cảnh giác và sẵn sàng đặc biệt cho những điều bất ngờ.

Dẫn ra đây một ví dụ điển hình là cuộc chiến tranh ở Việt Nam, mà chúng ta vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, và các tư liệu mới xuất hiện cho thấy những thiếu sót rõ ràng trong cách hiểu của người Mỹ về cuộc xung đột này. Trong nhiều thập kỷ, tại Mỹ vẫn tồn tại quan niệm rằng Hoa Kỳ đã đánh giá quá cao tổn thất của kẻ thù và đánh giá không hết ưu thế quân sự cũng như sức  chịu đựng của đối phương, những điều cho phép họ cầm cự được quá lâu trong cuộc chiến vô ích ấy.

 Trong cuốn sách “Chiến thắng bị từ chối: Chiến cuộc Viet Nam 1965-1968” được xuất bản vào ngày 10 tháng 1, tác giả của bài báo này đã viết,các nguồn tư liệu từ phía Bắc Việt mới đây đã bác bỏ những cách hiểu như thế. Trong giai đoạn sau khi Mỹ can thiệp, Bắc Việt Nam đã phải gánh chịu những tổn thất khủng khiếp, như Mỹ vẫn tin. Mỹ đã đánh giá quá cao thiệt hại gây ra cho kẻ thù chứ người Mỹ hầu như tổn thất không bao nhiêu.Trong khi đó để bù đắp tổn thất, các chỉ huy lực lượng Bắc Việt ở miền Nam đã gửi báo cáo về Hà Nội với những tuyên bố phóng đại về thành công của họ trên chiến trường, khiến các nhà lãnh đạo của họ tiếp tục kiên trì trong vô vọng.

Hà Nội bắt đầu tỉnh ra vào mùa xuân năm 1967, khi giới lãnh đạo nhận ra rằng 200.000 hay 250.000 quân địch được cho là đã bị tiêu diệt ở miền Nam Việt Nam đã không hề làm đối thủ yếu đi chút nào. Và thể hiện sự mất kiên nhẫn, Hà Nội vội vàng mở cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân vào tháng 1 năm 1968. Thất bại quân sự thảm khốc của chiến dịch này đã được thừa nhận từ lâu, nhưng quan niệm sai lầm ở phương Tây lại cho rằng chính thất bại này khiến Mỹ rút khỏi cuộc xung đột đã làm lu mờ đi sự tuyệt vọng chính trị cuộc tấn công của đối thủ.

Các nguồn tài liệu mật trước đây chứng minh rằng chính quyền Lyndon Johnson không biết gì về những lỗ hổng nghiêm trọng của Bắc Việt Nam. Lo sợ sự can thiệp của Trung Quốc, Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, theo lời khuyên của các chuyên gia đã bác bỏ khuyến nghị của các tướng lĩnh Mỹ yêu cầu gửi bộ binh sang Lào và Campuchia để ngăn chặn sự xâm nhập của bộ đội Bắc Việt. Nhưng hiện nay, nhờ các nguồn tin từ Bắc Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô, chúng ta biết rằng người Mỹ đã vô cùng sai lầm.

Bộ Tham mưu liên quân thúc giục Johnson từ chối đề xuất tăng dần ném bom miền Bắc Việt Nam của McNamara và giáng một đòn mạnh trên chiến trường, khi bộ trưởng đảm bảo rằng kẻ thù có khả năng hậu cần to lớn và có thể chịu được các đợt ném bom tiếp theo. Nhưng theo các tài liệu có được Bắc Việt Nam khi đó không còn tiềm năng chưa sử dụng và do thiếu nguồn cung cấp, các chiến dịch đã nhiều lần phải hoãn lại. Thiệt hại nối tiếp đối với hậu cần của đối phương sẽ hạn chế hơn nữa khả năng tiến hành các chiến dịch và sẽ cứu được nhiều mạng sống của lính Mỹ.

Mùa hè năm 1967, Johnson tạm thời tăng cuộc oanh kích để làm dịu đi những lời chỉ trích sẽ nổ ra trong các phiên điều trần của quốc hội. Các cuộc ném bom đã cắt đứt các tuyến tiếp tế quan trọng ở miền bắc Việt Nam và đưa Hà Nội đến bờ vực của nạn đói lớn. Một nhà ngoại giao Anh từng phục vụ ở đó lưu ý rằng "đất nước và người dân gần như sụp đổ, điều mà lần đầu tiên không thể không có lời hô hào nhiệt tình nào cứu vãn nổi". Nhưng Johnson và McNamara không đánh giá đúng chiều sâu của các vấn đề của Bắc Việt Nam và sớm ngừng ném bom với hy vọng đàm phán hòa bình.

Khi chính quyền Biden yêu cầu viện trợ thêm cho Ukraine, Quốc hội nên lưu ý tới những bài học mới từ Việt Nam và đặt ra sự hoài nghi về tất cả các phác hoạch làm cơ sở chiến lược của Mỹ và Ukraine.

Cần phải tìm kiếm các nguồn thông tin độc lập, phải biết lắng nghe và tham khảo ý kiến nhiều chuyên gia khác nhau của chính phủ, quân đội và dân sự.Chính quyền phải xem xét tất cả các lỗ hổng tiềm năng của Nga và theo đuổi chiến lược có nhiều khả năng nhất để chấm dứt xung đột với chi phí chấp nhận được.

TÔ HOÀNG chuyển ngữ