Bao
đóng góp của bạn trên màn hình nhỏ với tư cách là diễn viên phim truyện truyền
hình bỗng dưng có nguy cơ bị ném xuống sông xuống biển hết. Đau chứ, buồn chứ!
THƯ
XUÂN GỬI NGHỆ SĨ XUÂN BẮC
MAI
AN NGUYỄN ANH TUẤN
Xuân
Bắc à, mấy hôm nay chỉ vì mấy lời dại dột của bạn trên báo chí mà công luận kêu
ca bạn ghê quá, khiến T. cận cảm thấy đau lòng, như chính cả giới nghệ sĩ cũng
bị xúc phạm lây…
Bao
đóng góp của bạn trên màn hình nhỏ với tư cách là diễn viên phim truyện truyền
hình bỗng dưng có nguy cơ bị ném xuống sông xuống biển hết. Đau chứ, buồn chứ!
Bạn với Tự Long, Trung Anh, Phú Thăng, Phương Mường, Trần Thắng, Phú Đôn, v.v,
và những người đã mất như Hoàng Dũng, Trần Thạch, đã cùng dân làm phim bọn mình
tạo nên một thương hiệu thật quý cho Đài Truyền hình TW: vào thời ấy cứ tới chiều
chủ nhật, đường phố vắng tanh - đó thời “hoàng kim” của Văn nghệ chủ nhật VTV3!
Còn
riêng mình cũng có bao kỷ niệm thật đẹp với bạn qua nhiều phim truyện hài lẫn
drama - như “Nghệ sĩ giải hạn”, “Trò chơi - trời cho”, “Ông bầu ca nhạc”, đặc
biệt là trong phim “Đảo xa” - bộ phim được giải Huy chương vàng thể loại phim
truyện tại LHTH toàn quốc (Huế năm 1999) lấy được nhiều nước mắt của ban GK và
nhiều tầng lớp khán giả.
Ngày
tết, kể lại cho bạn nghe vui, chắc bạn chẳng thể quên: Một trong những chiếc
chai đựng thư của cô bé tàn tật (do con gái nuôi mình đóng) sống ở một vùng
chài thả xuống biển, tình cờ đã rơi vào
tay anh chiến sĩ Côi (Xuân Bắc đóng), người mồ côi cha mẹ … Anh Côi và cô bé
trao đổi thư từ với nhau, và anh hẹn Tết tới sẽ về làng chài nọ thăm em bé.
Nhưng trong một trận chiến đấu bảo vệ ngư dân trên biển, anh Côi hy sinh. Đơn vị
Côi đã cử hai chiến sĩ trẻ mang ước nguyện cuối cùng của Côi, thay anh về ăn Tết
với gia đình em.
Khi
đồng đội Côi đến trước cô bé ngồi bên chiếc nạng gỗ, hai chiến sĩ lặng người
đi: Họ vẫn nghĩ rằng Côi viết thư cho một cô gái, đâu ngờ đó lại là một cô bé,
lại là một cô bé tàn tật… T cận tôi đã yêu cầu hai diễn viên đồng đội Côi quỳ
xuống trước chiếc nạng gỗ của cô bé. Lúc đó, trên hiện trường quay, cả đoàn
phim - từ diễn viên, quay phim, ánh sáng, đạo cụ, dựng cảnh, hóa trang, đạo diễn…
không ai cầm được nước mắt.
Không
chỉ cô bé đóng vai đó, mà cả diễn viên đóng Côi cũng đã khiến cả Ban giám khảo
phải đỏ hoe mắt - theo lời kể lại đạo diễn Khải Hưng, giám đốc VFC. Nhiều đồng
nghiệp nói với mình: Xuân Bắc đã gặp được đúng vai, và vai Côi đã thêm một lần
nữa “đóng đinh” diễn viên Xuân Bắc vào lòng yêu mến của khán giả toàn quốc… Thời
gian qua, được biết bạn đã được phong NSND, rồi đảm nhận chức vụ Giám đốc Nhà
hát Kịch VN, mình rất mừng, đang định tới “gạ” bạn vào một vai phim Điện ảnh sắp
tới, đồng thời gửi gắm một kịch bản sân khấu đề tài lịch sử cho Nhà hát của bạn,
thì đùng một cái, xẩy ra chuyện buồn kia…
Bạn
à, mình định viết cho những người làm chương trình Táo Quân để họ rút kinh nghiệm,
theo những phản ứng, nhận xét của khán giả (có con gái mình trong đó), và ý kiến
riêng của mình với tư cách là người trong nghề - trong ngành. Nhưng có lẽ, qua
bạn, sẽ đến với họ tốt hơn, vì mình tin ở uy tín khá cao của bạn trong chương
trình truyền thống này.
Chương
trình Táo Quân qua gần hai chục năm thực hiện, đã thu hút được lượng khán giả rất
lớn, cả nguồn thu quảng cáo cho Đài cũng khổng lồ (Mình được biết giá mới nhất
của một Post QC 30’’ tại Giờ vàng này là 645 triệu đ). Thế nhưng sau lần xem
duy nhất năm ngoái, cực chẳng đã, khi có học trò nghề mình hỏi, mình phải trung
thực để viết một stt: “Nhạt – nhàm - nhảm”.
Còn
năm nay, mình không được xem, những qua dư luận, thấy kêu ca, chê bai nhiều
quá… Tất nhiên là người làm chương trình đã vất vả ra sao, khổ cực thế nào,
khán giả đâu cần biết đến! Và những người xem bây giờ trình độ nhận thức ngày một
nâng cao, hàng ngày tiếp xúc với biết bao tác phẩm - chương trình có hàm lượng
trí tuệ tầm thế giới qua nhiều kênh TH, mạng youtube, MXH…, đòi hỏi của khán giả
đối với sản phẩm văn hóa - văn nghệ nội địa là điều hết sức chính đáng. Không
nên phụ lòng khán giả và những doanh nghiệp bỏ tiền tấn ra góp quảng cáo, vậy mà
phụ lòng tin yêu quý mến trong trường hợp này cũng giống như một sự lừa đảo!
Mình
xin gợi ý chút về nội dung chương trình Táo quân - nếu còn phải tiếp tục thực
hiện:
Không
nhất thiết cứ phải là các Táo lên chầu Thượng đế báo cáo chuyện trần gian, mà
là chuyện các Táo đã khoác áo dân thường để tự tìm hiểu đời sống dân dã ra sao,
rồi có thể nảy sinh âm mưu, mâu thuẫn giữa các Táo, có sự phân liệt ngay trong
các Táo… trong công việc thu thập tin tức trần gian. Và có thể vượt khỏi sứ mệnh
thông thường của Táo mà can thiệp vào những chuyện bất công, ngang trái trên
cõi đời, đến khi lên chầu Thượng đế bị phạt, song Táo đó sẽ được khán giả tán
thưởng, khâm phục.
Hoặc
là, cho chính Thượng đế “vi hành” xuống trần gian một thời gian trước ngày 23
tháng Chạp để tự chứng kiến, kiểm nghiệm những lời “báo cáo” của các Táo sau
này…
Bạn
à, sẽ có biết bao tình huống thú vị, gay cấn, thoát khỏi được những câu thoại
vô duyên, những tình huống thọc lét rẻ tiền, và có cơ hội để lồng ghép một cách
tinh tế những điều nổi cộm trong đời sống hôm nay qua một chương trình quen thuộc
và được yêu thích… Thậm chí, từ một nội dung như thế của chương trình, vào tay
một nhà biên kịch giàu kinh nghiệm, giàu vốn sống và kiến thức văn hóa, có thể
phát triển thành một kịch bản sân khấu ăn khách đàng hoàng ấy chứ!
Và bạn
đừng quên nhắn lại những người làm chương trình: cái khoản phục trang ấy, đừng
bắt các Táo phải mặc những bộ trang phục của vua chúa, đại thần phong kiến như
vừa qua, mà một nhà điện ảnh như cựu họa sĩ thiết kế mỹ thuật Vũ Huy đã phải
kêu lên trong phẫn nộ và tuyệt vọng! (Lỗi này thuộc đạo diễn, không phụ thuộc
vào bạn: Nếu Táo ăn mặc như người Thiên đình rồi, thì sẽ còn phải lên tới Thiên
đình nào nữa để “báo cáo?).
Ngày
xuân, đôi dòng thân tình tới bạn, có gì không phải với bạn, mong bạn hãy thông
cảm, tha thứ!
Đạo
diễn Tuấn cận