Martin Charles Scorsese - một người Mỹ đã ghi tên mình vào sử thi xã hội đen có lẽ hay nhất trong biên niên sử rộng lớn của thể loại này, và đã chứng minh rằng những bộ phim về thế giới ngầm có thể không chỉ đẫm máu các chiến binh, mà còn là nghệ thuật thực sự.



Lịch sử văn hóa của thế kỷ 20 - cả đại chúng và tinh hoa - phần lớn là lịch sử của điện ảnh. Eisenstein và Lang, Hitchcock và Tarkovsky, Fellini và Bergman - chỉ liệt kê tên của những “tiên chỉ hàng đầu" có lẽ sẽ mất hơn một trang văn bản nhỏ. Và không phải người cuối cùng trong danh sách này sẽ là Martin Charles Scorsese - một người Mỹ đã ghi tên mình vào sử thi xã hội đen có lẽ hay nhất trong biên niên sử rộng lớn của thể loại này, và đã chứng minh rằng những bộ phim về thế giới ngầm có thể không chỉ đẫm máu các chiến binh, mà còn là nghệ thuật thực sự. Năm nay, vị đạo diễn vĩ đại của nước Mỹ bước sang tuổi 80. Hãy nhớ lại cuộc sống và công việc của ông.

TỪ MỘT NƯỚC ITALY NHỎ BÉ

Martin Charles Scorsese sinh ra ở New York vào ngày 17 tháng 11 năm 1942 trong một gia đình người Italy di tản quần tụ tại một quận nổi tiếng, có tên là Nước Ý nhỏ bé thuộc bang Manhattan. Tại đây ngự trị những luật lệ nghiệt ngã. Cuộc đấu súng giữa các nhóm xã hội đen là chuyện thường tình, và mặc dù trước những trận đấu quan trọng, những “chàng trai tử tế” đã cảnh báo hàng xóm không nên đưa trẻ ra đường, ấy vậy nhưng không phải lúc nào cũng có thể bảo đảm bảo vệ đám trẻ khỏi những cảnh máu me.

Năm 5 tuổi, lần đầu tiên Scorsese nhìn thấy một người đàn ông bị bắn xuyên hộp sọ trên đường phố. Vào buổi tối, những người say rượu lang thang trên đường, bắt nạt hàng xóm và sẵn sàng đâm nhau bởi những chai lo ghè vỡ. Trẻ em, bắt chước người lớn, thành lập các băng nhóm của riêng mình và thường dàn dựng các cuộc ẩu đả xuyên tường... Martin ốm yếu, mắc bệnh hen suyễn nặng từ nhỏ, sẽ khó có thể tồn tại trong môi trường này. Nhưng gia đình đã chăm sóc cậu nhỏ hết sức có thể. Bố mẹ và anh trai của cậu đã đưa cậu đến rạp chiếu phim hầu như mỗi ngày. Như Martin Scorsese sau đó thừa nhận, ông đã dành những năm đầu đời chủ yếu trong rạp chiếu phim.

Chính tại đây, niềm đam mê điện ảnh của chàng trai đã được nảy sinh. Scorsee ngấu nghiến các bộ phim một cách không chọn lọc, tuy thế vẫn ngưỡng mộ những bộ phim lịch sử hoành tráng như "Vùng đất của các Pharaoh", "El Cid" và các phim thính phòng như "Hoa Tulip đen", "Giày đỏ". Scorsese ngưỡng mộ chủ nghĩa tân hiện thực của Ý và “Làn sóng mới” của Pháp, đồng thời coi các đạo diễn như Ingmar Bergman, Federico Fellini và Michelangelo Antonioni là những người có ảnh hưởng đến ông nhiều nhất.

Sau vài năm theo học tại Trường Công giáo Cardinal Hayes, nơi chàng trai chuẩn bị cho sự nghiệp linh mục (gia đình Scorsese rất sùng đạo), Scorsese chuyển từ các tác phẩm thần học sang sách về lịch sử điện ảnh và thi vào ngành Nghệ thuật và Khoa học của Đại học New York. Và mặc dù nó không phải là nơi tốt nhất của Viện phim của Mỹ, nhưng đối với Scorsese,nơi đó vẫn trở thành một bệ phóng lý tưởng.Ngay trong bộ phim truyện đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học “ Ai gõ cửa nhà tôi đấy?” người ta dễ dàng đoán được các chủ đề chính và đặc điểm phong cách của các bộ phim tương lai của Scorsese: New York, Người Ý ở Mỹ, băng đảng, xã hội đen, mối bất hòa đau đớn giữa nền giáo dục Công giáo và thực tế cuộc sống tàn khốc của nước Italy nhỏ bé, được miêu tả với tất cả chủ nghĩa tự nhiên có thể.

Một bộ phim về một tay xã hội đen đang yêu, do Harvey Keitel thủ vai, và sự đau khổ của anh ta vì sự trong trắng đã mất của người mình yêu, đã nhận được giải thưởng của Liên hoan phim Chicago, và một trong những nhà phê bình phim nổi tiếng người Mỹ Roger Ebert gọi đây là "cột mốc lịch sử của điện ảnh Mỹ".

Scorsese đã biện minh đầy đủ cho những tiến bộ: sáu năm sau, vào năm 1973, ông đã gây tiếng vang với bộ phim “Những dường phố dữ dằn”- với diễn viên- linh vật Robert De Niro của Scorsese lần đầu tiên đóng vai chính. Và ba năm sau, " Lái xe taxi" xuất hiện trên màn hình. Câu chuyện về cựu chiến binh Việt Nam Travis Bickle, người đã quyết định tiêu diệt cái ác và sự vô đạo đức trong thế giới xung quanh mình, giống như một nhà tiên tri trong Cựu Ước, đã mang về cho Scorsese giải “Cành cọ vàng” tại Cannes, bốn đề cử cho giải Oscar, bao gồm Nam diễn viên chính xuất sắc nhất và 18 giải thưởng khác. Như vậy, một người xuất xứ từ một khu ổ chuột Ý tại Mỹ đã chính thức bước vào đền thờ Panteon của các nhà kinh điển Hollywood.

NHÀ KINH ĐIỂN CỦA THỂ LOẠI

Sau thành công không còn nghi ngờ gì của phim “Lái xe taxi” Scorsese đảm nhận làm bộ phim kinh phí lớn đầu tiên của mình, phim ca nhạc “New York, New York”. Nhưng dự án đầy hứa hẹn này gần như đã chấm dứt sự nghiệp điện ảnh của Scorsese. Mặc dù ca khúc chủ đề của Liza Minnelli đã thành công vang dội và thậm chí còn lọt vào danh sách tiết mục của Frank Sinatra, nhưng bản thân bộ phim lại thất bại ở phòng vé và bị giới phê bình đón nhận một cách lạnh lùng, khi họ chỉ ra rằng "bầu không khí trường quay dường như quá nặng nề" so với các tác phẩm thực tế trước đó của đạo diễn. Thêm vào sự thất vọng là mối tình lãng mạn không thành công của Scorsese với Liza Minelli đã kết thúc trong một sự đổ vỡ nghiêm trọng.

Một loạt thất bại trong nghề nghiệp và cá nhân đã khiến đạo diễn rơi vào tình trạng trầm cảm, ông đã cố gắng chìm đắm bằng rượu và ma túy, kết quả là ông phải nhập viện với tình trạng chảy máu trong. Các bác sĩ đã không che giấu sự thật rằng tính mạng của ông ta đang gặp nguy hiểm, đạo diễn đã được cứu bởi Robert De Niro, người thường xuyên đến thăm Scorsese trong bệnh viện và thuyết phục ông từ bỏ nghiện ngập để thực hiện một sự hợp tác khác dựa trên cuốn hồi ký của võ sĩ Jake LaMotta, biệt danh Raging Bò rừng. Lúc đầu, Scorsese không thích ý tưởng này chút nào: phim thể thao không hấp dẫn ông. Nhưng sau đó tuy nhiên đạo diễn đã đồng ý với lời đề nghị của nam diễn viên mà ông yêu mến.

Kết quả vượt quá mọi mong đợi. “Raging Bò rừng” đã nhận được tám đề cử Oscar, bao gồm Phim hay nhất, Nam diễn viên chính xuất sắc nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất. Kết quả là, bộ phim đã nhận được hai bức tượng nhỏ - tặng cho Robert De Niro và cho người dựng phim riêng của Scorsese- Thelma Schoonmaker. Sau đó, tạp chí điện ảnh có ảnh hưởng của Anh “Sight & Sound” đã công nhận bộ phim này là tác phẩm điện ảnh hay nhất những năm 1980. “Raging Bò rừng” có lẽ là hiện thân cao nhất cho ngôn ngữ điện ảnh đặc trưng của Martin Scorsese. Sau vở nhạc kịch quyến rũ “New York, New York”, Scorsese trở lại với chủ đề trung tâm của mình, nơi những người đàn ông tàn bạo thỉnh thoảng làm công việc của họ, bất kể đó là gì, đặt ra những câu hỏi khó chịu về cuộc sống,về bản thân và về Chúa.

Ở đây, cái ác và bạo lực có một sức hấp dẫn không thể giải thích được, và việc thể hiện những gì đang diễn ra trên màn ảnh được nhấn mạnh bằng các kỹ thuật hình ảnh cổ điển mà Scorsese đã theo dõi các bậc thầy của “Làn sóng mới” của Pháp và “ Tân hiện thực” của Ý: cảnh quay tĩnh, chuyển động chậm, giật cục trong dựng và lồng tiếng đã từng gây ấn tượng bất thường với đạo diễn trong bộ phim “Jules và Jim” của François Truffaut.

Đồng thời, phạm vi hình ảnh của các bộ phim của Scorsese không có vẻ gì là thứ yếu so với các bậc thầy châu Âu: ông đã kết hợp một cách sáng tạo các kỹ thuật của họ với phong cách đặc trưng của Hollywood, mang đến cho câu chuyện xã hội đen truyền thống một chiều hướng mới.

ĐỐI THOẠI VỚI CHÚA

Tất nhiên, bộ phim tai tiếng nhất của Scorsese trong toàn bộ sự nghiệp điện ảnh dài của ông là “ Sự sa ngã cuối cùng của Krito” (The Last Temptation of Christ). Scorsese đã thử quay một bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của Nikos Kazantzakis vào năm 1983, nhưng sau một loạt các mối đe dọa từ những kẻ cực đoan tôn giáo, Hãng “Paramount Pictures” đã từ bỏ dự án. Tuy nhiên, bộ phim đã được thực hiện vào 4 năm sau đó.

Nhà sản xuất MichealOvitz và hãng phim “Universal” đã hỗ trợ dự án với điều kiện đạo diễn sẽ quay bộ phim tiếp theo của mình với họ và đây sẽ là một bộ phim thương mại thuần túy. Sau đó, đạo diễn đã phát hành thêm hai bộ phim thuộc thể loại tôn giáo: "Kundun" kể về cuộc đời và công việc của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và "Sự im lặng" - câu chuyện về hành trình của hai linh mục Dòng Tên qua Nhật Bản vào thế kỷ 17 ở đỉnh cao của cuộc bách hại Kitô giáo. Và mặc dù “Kundun” thực tế nhận sự thất bại phòng vé do thiếu diễn viên ngôi sao, còn "Im lặng" mang tới thành công rất khiêm tốn, đạo diễn không hề lúng túng.

Với tư cách là một bậc thầy, Scrsese có đủ khả năng để tạo ra những bộ phim về những gì khiến bản thân ông phấn khích, và chủ đề tôn giáo rất gần gũi và thú vị với ông, mặc dù Scorsese đã rời bỏ Công giáo vào năm 1972 sau lần đầu tiên trong số 4 lần ly hôn của ông ta. “Tôi là một người Công giáo sa ngã. Nhưng tôi là người Công giáo, và tôi không có lựa chọn nào khác”- Scorsese thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn với một trong những ấn phẩm Công giáo. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi các chủ đề về mối quan hệ giữa con người với Chúa, giữa tội lỗi và sự cứu chuộc chiếm một vị trí quan trọng trong các bộ phim sau này của nghệ sỹ bậc thầy này - chẳng hạn như "Những tên găngxtơ ở New York", được dàn dựng bởi Scorsese nhân kỷ niệm 35 năm sự nghiệp điện ảnh của ông.

Chính trong " Những tân găngxtơ ở New York"-"bùa hộ mệnh" mới của Scorsese lần đầu tiên xuất hiện gương mặt mới- Leonardo DiCaprio- người đã sớm trở thành diễn viên biểu tượng của ông giống như Robert De Niro trước đây. Bộ phim "Những tên găngxtơ ở New York"đối với cả hai Robert De Nori và Leonardo DiCaprio đã trở thành một bước đệm để họ thoát khỏi cuộc khủng hoảng sáng tạo. Trước đó, Scorsese đã thực hiện bộ phim không quá thành công "Hồi sinh người đã chết", còn DiCaprio đã không xuất hiện trên màn ảnh trong vài năm sau khi "Bãi tắm" thất bại về mặt thương mại.

Phim của Scorsese một lần nữa đã đưa cả hai lên đầu bảng xếp hạng của Hollywood, đồng thời cũng giúp DiCaprio thoát khỏi cái mác “cậu bé vàng” dường như gắn chặt với anh sau phim “Titanic”. Những lần hợp tác tiếp theo là “ Người sáng chế máy bay”và “ Những kẻ thoái lui”, Martin Scorsese cuối cùng đã nhận được giải Oscar mà đạo diễn được chờ đợi từ lâu. Tổng cộng, đạo diễn có chín đề cử cho giải thưởng điện ảnh danh giá.

Đề cử giải Oscar mới nhất cho đạo diễn tiếng tăm này là bộ phim “ Người Island”(1919), với sự tham gia một lần nữa của Robert De Niro với Scorsese. Sau khi các học giả điện ảnh vây bọc “Người Island” bởi các giải thưởng  , Scorsese đã tuyên bố rằng bộ phim này có thể là tác phẩm cuối cùng của ông. Dẫu vậy, nhà kinh điển kinh điển sống này vẫn còn có điều gì đó để nói với người xem: buổi ra mắt bộ phim tiếp theo của ông dự kiến ​​​​vào năm 2023 - bộ phim hình sự "Những kẻ giết người của Mặt trăng màu" dựa trên cuốn sách điều tra giật gân của David Grann. Được biết, hai diễn viên thân yêu của Scorsese được sắm vai trong cùng một bộ phim - Robert De Niro và Leonardo DiCaprio.

TÔ HOÀNG chuyển ngữ