“Phía Tây không có gì lạ” (All Quiet on the Western Front)- phiên bản mới, một bộ phim về chiến tranh lọt vào top 10 phim không nói tiếng Anh, được xem nhiều nhất trên “Netflix” chỉ hai tuần sau khi phát hành.
“Phía Tây không có gì lạ” đã được đề cử
cho giải Oscar, các nhà phê bình đã rất nhiệt tình kể từ khi phim công chiếu ở
Toronto, và người xem gặp nhau cùng với nhận định bộ phim Đức đầu tiên chuyển
thể từ tiểu thuyết của Remarque có thể được coi là một tác phẩm kinh điển, mặc
dù không giữ nhiều tình tiết từ nguyên tác văn chương.
MỘT TRĂM NĂM BÌNH YÊN
Một trong những cuốn tiểu thuyết quan trọng
nhất và được đọc nhiều nhất của thế kỷ 20 lần đầu tiên được chuyển lên màn ảnh là
ngay sau khi sách được xuất bản. Một người quê gốc tại thành phố Kisinhov (Mođavy)
tên là Leib Milstein, hay còn gọi là Lewis Milestone, vào năm 1930, đã chuyển
sách thành một bộ phim bom tấn, quy mô lớn xét theo kích cỡ ngày nay ở
Hollywood và nhận được giải Oscar cho đạo diễn (ngay sau khi giải thưởng này mới
xuất hiện). Bộ phim đã thành công vang dội trên toàn thế giới, mặc dù ở Đức phim
đã bị cấm chiếu, bởi vì, như bất kỳ bộ phim chiến tranh hay nào khác,phim này
cũng hoàn toàn mang tính chất phản chiến.
Sức mạnh nghệ thuật của bộ phim lớn đến nỗi
kể từ đó không ai lặp lại trải nghiệm này một lần nữa, hệt như làm lại lần thứ
2 bộ phim ”Cuốn theo chiều gió”. Chỉ trong những năm 1970, bộ phim truyền hình
của Delbert Mann mới được phát hành tại Mỹ, nhưng thành công của phim khiêm tốn
hơn nhiều so với bộ phim đầu tiên, tuy nhiên, phiên bản đó nay không còn, dù
phim được trao “Quả cầu vàng”.
Bây giờ trước chúng ta không đơn giản chỉ
là một bộ phim, mặc dù đó là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc. Đây là một biểu
tượng, bởi vì lần đầu tiên nước Đức đã dám tự đưa cuốn tiểu thuyết của mình lên
màn ảnh,một điều thật khó khăn cho xứ sở này. Đây là câu chuyện về một thảm họa
được nhìn thấy qua đôi mắt của những chàng thiếu niên không có tương lai. Một
câu chuyện về một cuộc chiến đã mất, về sự sụp đổ của một đế chế, về sự xấu hổ,
về cái chết không đáng có của hàng triệu người, về một cú đánh mà từ đó đất nước
rất khó phục hồi - chỉ để sau đó rơi vào cái bẫy của một nhà lãnh đạo mới, điên
rồ và bắt đầu thả theo vòng quay của một cỗ máy ly tâm quy mô thế giới.
Làm thế nào để tìm ra lời lẽ để nói về điều
này một cách thật lớn giọng cho toàn thế giới biết? Đổ lỗi cho ai - hay xóa sạch
tội lỗi? Làm thế nào để nhận ra toàn bộ quy mô của tai họa với khoảng cách cả
thế kỷ? Những nhân vật như trong phim không xem phim bom tấn chiến tranh,họ
cũng không cần tới mạng xã hội, không trưởng thành từ những cuốn sách binh thư,
chúng ta sẽ không bao giờ có thể đặt mình vào vị trí của họ. Nhưng các tác giả
của bộ phim đã quyết định xử lý văn bản của cuốn tiểu thuyết một cách khá tự do
để người xem quên rằng mọi thứ đã xảy ra cách đây rất lâu ở Đức. Đây là một bộ
phim mà chỉ có quân phục và trang bị, một cách có giới hạn nói với chúng ta rằng
phim đang thuật lại sự kiện ở đầu thế kỷ XX. Và mọi còn lại đều được trình bày
một cách hoàn toàn hiện đại, nóng hổi, đến nỗi chúng ta cứ như thấy câu chuyện
về các cuộc chiến tranh hiện nay. Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh những cậu
lính thiêu niên tử nạn như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả bộ phim. Vì bệnh đậu
mùa, vì đói, vì một vụ nổ, vì một cuộc tấn công bằng khí gas hoặc một cú đánh từ
xẻng của một đặc công - trong một bộ phim về quá khứ, tương lai của đám trẻ
đang chết dần từng phút trước mắt chúng ta, và hiệu ứng này rất mạnh.
MÁU VÀ XƯƠNG
Công việc của dự án này đã diễn ra trong
vài năm. Và có thể hiểu tại sao các tác giả của nó, chủ yếu là đạo diễn Edward
Berger, lại bỏ nhiều chỗ quan trọng trong tiểu thuyết. Ví dụ,lược bỏ trại các
tù binh chiến tranh Nga, và ấn tượng về cách giao tiếp của nhân vật chính với đám
tù binh này đã được độc giả sách đặc biệt quan tâm. Chỉ còn lại một nhận xét ngắn
của những người Nga ở trại rằng trong trường hợp nước Đức suy yếu, những người
Bolshevik sẽ ngay lập tức tấn công.
Hầu như đã biến mất ấn tượng của nhân vật
chính từ kỳ nghỉ ở hậu phương, nơi anh ta lẩn tránh những ai muốn lắng nghe những câu chuyện của
anh về chiến công của những người lính Đức. Phần hậu phương còn lại rất ít. Các
tác giả đặc biệt chú ý đến tư tưởng ủng hộ chiến tranh và tuyên truyền về chiến
tranh tại các trường học, từ đây đám thiếu niên bị ném làm mồi cho xe tăng và
máy bay của Pháp. Và tất nhiên chú ý cả tới những bài phát biểu giọng điệu hô
hào trước đám tân binh mới nhập ngũ.
- Các bạn đang đứng trước ngưỡng cửa của sự
tồn tại, hãy nhớ lấy giây phút này! – Kẻ hô hào rè giọng- Các bạn những thanh niên thép của nước Đức. Các bạn
thật may mắn khi được sống trong những khoảng thời gian tuyệt vời. Hãy cảnh
giác: trong giờ đen tối nhất, đặc biệt là khi một cuộc tấn công sắp diễn, những
hoài nghi có thể bắt đầu đâm chồi mọc rễ. Nhưng bây giờ không phải là lúc cho những
bộ não yếu đuối! Bất kỳ sự lưỡng lự và do dự nào đều là sự phản bội Tổ quốc!
Chiến tranh hiện đại giống như ván cờ vua. Trong cuộc chiến tranh này không phải
là những cá nhân riêng lẻ, mà là cái tổng thể! Các bạn phải đột phá mặt trận ở
Flanders, và trong hai tuần nữa, các bạn sẽ ăn mừng chiến thắng tại Paris! Số
phận của nước Đức nằm trong tay thế hệ ưu tú nhất của xử sở - đó là các bạn! Hãy
xông trận, vì Hoàng đế, vì Chúa, vì Tổ quốc!
Những cậu học trò của ngày hôm qua hân
hoan. Và chúng ta sẽ dành hai giờ trên màn ảnh với họ ngay tại một mảnh đất hẹp,
nơi mà chiến tuyến gần như không thay đổi trong suốt 4 năm, nhưng đã có 3 triệu
người chết. Chiến tranh ở đấy là chất nhầy nhụa có ở khắp mọi nơi: trong túi,
trên mặt, trên mũ sắt, trong miệng. Đối với kẻ thù, để không rên rỉ, họ nhét thứ
bẩn thỉu đó ngay vào cổ họng. Thứ bẩn thỉu đó phát tán theo mọi hướng từ các vụ
nổ, trộn lẫn với máu, và không có gì để rửa sạch thứ bẩn thỉu này.
Chiến tranh đó là cơn giá lạnh, một bộ đồng
phục mỏng của Đức không cứu giúp được (nó được phát cho các tân binh, cắt bỏ ngay
trước mắt họ các sọc ghi tên những người chủ đã khuất của tấm áo). Sương giá
tràn qua khung hình, lấp lánh sương muối. Bàn tay đông cứng của những người
lính được dạy giữ ấm bằng cách cho chúng vào trong quần, ở tư thế này các chàng
lính thiếu niên dành lấy một phần thời gian sống. Chiến tranh là nạn đói, và điều
đầu tiên mà những người lính làm khi xộc xuống chiến hào của đối phương là chạy
vào kho và nhét mọi thứ ăn được vào miệng, đôi khi phải trả giá bằng mạng sống
của mình. Máu của người chết táp thẳng vào ống kính máy quay, vào mặt người xem
chúng ta, còn những gã chỉ huy của họ thì cười khà khà, miệng ngồm ngoàng những
miếng xúc xích.
Sau đó, cần thì sẽ đi dạo thêm trên mảnh đất
chiến địa, thu gom các cạc sắt của những
đồng đội đã tử vong. Đốt tất cả mọi thứ cháy để sưởi ấm. Củng cố chiến hào trước
cuộc tấn công của quân Pháp.Còn sau đó nữa phải đi tìm
quân tiếp viện đã biến mất ở đâu đó để
phát hiện ra rằng tất cả 60 chàng thiếu niên chưa có râu đều bị đầu độc bởi một
cuộc tấn công bằng khí gas. Họ cũng cần được đếm, được kéo,được xếp trong quan
tài hoặc đơn giản là vùi nông dưới đất.
Có hai cảnh đánh nhau trong phim, một cảnh
kéo dài nửa giờ và dường như mang dấu ấn của chính Spielberg. Cần phải được thấy
những chú lính thiếu niên quẫn trí vì tiếng la hét, đã bỏ súng xuống, dùng dao
hoặc xẻng chém kẻ thù, dùng tay bóp cổ, cắn xé, cào cấu. Những khẩu súng phun lửa
thiêu đốt những người lính thiếu niên
không có vũ khí đã đầu hàng làm tù binh - ở đây, nói chung, việc giơ tay lên đầu
không được tính đến,họ sẽ bị giết ngay tại chỗ. Hoặc như trong một cuộc giáp chiến,
những người lính đột ngột dừng lại khi thấy trước mặt không phải là kẻ địch, mà
là một thanh niên bình thường, giống như họ, sợ hãi, đói khát, chết cóng. Mọi
thứ diễn ra quá nhanh, không ai kịp nghĩ đến điều gì, mọi người la hét, chạy trốn,
lẩn tránh, chân tay bị xé nát, dìm nhau xuống bùn nơi vết xe tăng trộn đất sét
với xác những người lính vẫn còn sống. Đó không phải là một cảnh tượng dành cho
những người yếu tim, và ngay cả trên màn hình gia đình của người đăng ký “Netflix”.
Người xem gần như rơi vào trạng thái tâm thần. Quá đáng sợ, quá thực, quá gần…
Còn sau đó, đôi khi chúng ta được chuyển đến
thế giới của những văn phòng ấm cúng với nội thất đắt tiền. Ở đó, những người
ăn mặc đẹp- trong khi những người lính chết cóng trong những chiến hào bẩn thỉu,
chảy máu- thì bọn người này thảo luận với nhau rằng người Pháp đang đưa ra những
điều kiện hoàn toàn bất lợi cho hòa bình. Vì vậy, cần phải tiếp tục chiến đấu.
Đức phải thắng, Hoàng đế đã nói như vậy. Trong những cảnh này, ngôi sao chính của
bộ phim- Daniel Brühl- người mà ai đó biết qua bộ phim “Vĩnh biệt Lenin!” đã diễn xuất tuyệt vời. Chuyện
kể ngoài lề: Có một diễn viên khác từng đóng trong hai phim “Thuyền trưởng Mỹ”
và “Đồ quái thái không biết nhục”. Cô đơn và bồn chồn, khi mất người con trai
trong chiến tranh, ông này lang thang khắp các văn phòng và chứng minh không kết
quả rằng bất kỳ với giá nào cũng phải ngăn chặn việc giết người từ tất cả các
bên. Và rằng,nếu giá của điều này là sự đầu hàng, thì cũng phải đồng ý, nếu
không chẳng bao lâu sẽ không có ai và không vì ai để ký kết cả.
Các nhà phê bình gặp nhau với nhận định chung,rằng bộ phim được Đức đề cử cho giải Oscar sẽ có cơ hội thắng giải cao. Nhưng quan trọng hơn, bộ phim đã nằm trong top 10 trên “Netflix” tính số lượt người xem, và trong một tuần nữa, bộ phim sẽ nằm trong top 5. Điều này có nghĩa là các tác giả đã hiểu được và lắng nghe được, và không chỉ bởi những người đã đọc Remarque, mà còn bởi hơn 50 triệu người đăng ký “Netflix”trên khắp thế giới. Đấy chính là phần thưởng cao nhất.
TÔ HOÀNG
(Chuyển ngữ từ báo “Tin tức”- Nga)