Vào ngày 8/9/2022, Nữ hoàng Anh Elizabeth qua đời ở tuổi 96. Mọi con mắt đều đổ dồn vào người con trai 73 tuổi của bà, nhân vật cao tuổi hơn bất kỳ người thừa kế nào trong lịch sử nước Anh. Tương lai của Charles III đang chờ đợi theo mọi nghĩa tươi sáng: trước lễ đăng quang, và sau đó - các vấn đề về nhiệt và ánh sáng trong mùa đông do khủng hoảng năng lượng. Nhưng bí mật nào che giấu quá khứ khó tin của Tân quốc vương?
HOÀNG TỬ CHARLES NGẤP NGHÉ MIỆNG HỐ CỦA MỘT
TAI NẠN MÁY BAY
Nhiều người coi Charles là một "quý tử"
được nuông chiều và hẹp hòi. Sinh ra ngay trong Cung điện Buckingham, con
người ấy sống với mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng. Điều này, tất nhiên, là
không đúng sự thật. Thời trẻ, Charles, với tư cách là con đẻ của hoàng tộc, Charles
đã trải qua môi trường quân đội, với gần sáu năm phục vụ trong ngành hàng không
của hải quân, thành thạo lái máy bay và trực thăng các loại- những gì đòi hỏi tới
trí thông minh vượt trội, sức khỏe tốt và tốc độ phản ứng nhanh.
Có một lần, niềm đam mê cất cánh suýt chút
nữa đã mang tai họ tới với vị hoàng tử trẻ. Năm 1994, Chales đã lái một chiếc
máy bay vận tải quân sự - và máy bay suýt bị rơi. Phép kỳ diệu đã xẩy tới khi
chiếc máy bay ‘ trượt bằng bụng” để thực hiện một hành trình đầy phấn khích thoát
ra khỏi đường băng.
Một Ủy ban đã xác nhận phi hành đoàn, do
"Charles già" chỉ huy không có tội trong vụ việc này. Không phải vì
thời tiết xấu, vì gió mạnh và công nghệ. Và nói chung ra, Hoàng tử lên máy bay
với tư cách là một hành khách, đơn giản là không từ chối việc cầm lái. Hoàng tử
không có tội gì cả, ngoài việc bị cấm
lái máy bay từ lúc đó.
Và Charles bắt đầu dần dần chuẩn bị cho sự
nghiệp chính của cuộc đời mình. Tính trung bình ra, ngay khi vẫn còn là người
thừa kế, Charles đã tham gia từ năm đến sáu trăm sự kiện chính thức mỗi năm. Nghĩa
là cứ hai hoặc ba sự kiện trong một ngày. Nhiều hơn ai hết trong hoàng tộc, kể
cả bà mẹ của ông. Ví như khai mạc các cuộc thi đấu thể thao, kiểm tra các đơn vị
quân đội, gặp gỡ các chính khách nước ngoài ... Tất cả những việc như thế dường
như không hề dễ dàng- để thực hiện những nghi thức phức tạp nhất, bảo vệ một
cách cương quyết và có lợi nhất cho xứ sở và hoàng tộc!
Rõ ràng, không giống như những người tiền
nhiệm khác, Charles III khá sẵn sàng với các trọng trách quốc gia.
Và ông ta khát khao ngày càng có nhiều quyền lực hơn nữa!
KIẾN TRÚC VÀ THAM NHŨNG: TRANG TỐI TRONG
TIỂU SỬ CỦA CHARLES III
Charles tự nhận mình là một chuyên gia
trong lĩnh vực nghệ thuật và kiến trúc.
Ông không thích phong cách laconic hiện đại
của "chủ nghĩa công năng", thích các tác phẩm cổ điển với cột và vữa.
Và ông không ngần ngại chỉ huy tại các công trường xây dựng ở London, mặc dù ông
dường như không phải là thị trưởng của thành phố và không phải là một thành
viên chính thức của chính phủ.
Vì vậy, một lần các doanh nhân của Qatar
tái thiết lại một quận cũ ở trung tâm London, không xa Cung điện Buckingham. Rõ
ràng, vì sự gần gũi này, Charles thường lái xe qua công trường và coi giải pháp
kiến trúc đang thực thi là "quá hiện đại". Người khác sẽ nhún vai. Nhưng
Charles đã liên lạc với hoàng gia Qatar, yêu cầu họ gây áp lực với những người
đang thi công và sa thải kiến trúc sư trưởng Richard Rogers - một kỹ sư người
Anh rất có uy tín.
Thái tử cũng từ chối tham gia dự án hoàn
toán khác của "những người theo chủ nghĩa hiện đại" này - việc tái
thiết tòa nhà cổ điển của Nhà hát Opera Hoàng gia. Để đáp lại, Richard Rogers,
cùng với các kiến trúc sư nổi tiếng thế giới khác, bao gồm cả Zaha Hadid, đã
buộc tội hoàng tử là “ độc đoán” và “ coi thường tính dân chủ”
Các đối thủ khác của Charles thậm chí còn
cho rằng người Qatar có được những hợp đồng xây dựng đó ở trung tâm ngon lành của
London ... thông qua hối lộ. Như các nhà báo đã phát hiện ra, chỉ trong năm
2011-15, người thừa kế ngai vàng đã nhận những món quà trị giá 3 triệu euro từ
thủ tướng Qatar. Về mặt hình thức - như những đóng góp cho quỹ từ thiện của ông
ấy ... Đúng là, thật không rõ rang, tại sao khoản ứng ấy lại ở dạng túi tiền và
trao nhau trong các cuộc họp bí mật.
Tuy Charles tỏ ra rất siêng năng, hăng hái
trong công việc, nhưng không ai thích điều đó cả.Họ cũng không thể tha thứ cho
sự đổ vỡ của một người được cả nước yêu
kính - bà vợ của Charles - Công nương Diana
THÁI ĐỘ CỦA CHARLES III ĐỐI VỚI TÔN GIÁO
Số đông cư dân của vương quốc đều tuyên
xưng Anh giáo (sự giao thoa giữa đạo Tin lành và Công giáo). Người đứng đầu Nhà
thờ Anh giáo là chính linh nhà vua Anh, mang tước hiệu "Người bảo vệ niềm
tin". Không có gì ngạc nhiên khi Charles lớn lên trong bào thai của tôn
giáo này, được chuẩn bị sẵn để một ngày nào đó trở thành nhân vật số một. Tuy
nhiên, trên báo chí trong những thập kỷ gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều hơn những
bức ảnh chụp ông với các linh mục của một nhà thờ khác- Chính thống giáo.
1997.Charles đến thăm Romania, giúp khôi
phục các nhà thờ Chính thống giáo địa phương bị phá hủy dưới thời cộng sản ...
2003. Hoàng tử đến Nga, không vì lý do gì, đã lên tiếng tại một tu viện Chính
thống giáo rất được tôn kính…2011 trong đám cưới anh con trai William đột nhiên
nhấp nháy các biểu tượng Chính thống giáo... Và còn thêm nữa - thành viên của
Charles trong hội “Những người bạn của Athos”, luôn luôn giúp đỡ các tu viện Hy
Lạp ...
Chiếc quan tài của niềm đam mê dành cho
"chính thống" này (như đức tin của chúng ta được gọi ở phương Tây) rất
dễ mở. Cha của Charles, Hoàng thân Philip, xuất thân từ một gia đình vua chúa
Hy Lạp. Và ngay cả khi đã cải sang Anh giáo sau khi kết hôn với Elizabeth, bằng
sự thừa nhận của chính ông, Philip vẫn tiếp tục duy trì tinh thần Chính thống
giáo. Và bà cố, Nữ công tước Olga Konstantinovna, hoàn toàn là người Nga. Vì vậy,
đối với gia đình của vị quốc vương mới, "đức tin của bên nội” vẫn là một
phần của quy tắc văn hóa. Theo những người chứng kiến, Charles giữ các biểu tượng
Chính thống giáo trong phòng của mình (giờ đã rõ chúng đến từ đâu trong đám cưới
của William).
Một điều nữa không cần phải xây dựng ảo tưởng:
giữa tình cảm ngọt ngào và quyền lợi của chiếc vương miện, Charles, giống như hầu
hết các quốc vương, sẽ chọn cái sau. Và những lợi ích này trong nhiều thế kỷ đã
mâu thuẫn với những lợi ích của Nga...
XÁC NHẬN VỀ SEDER CỦA ELIZABETH II
Bất chấp tất cả sự siêng năng của Charles,
những người đối lập của Charles không thích ông ta. Họ không thể tha thứ cho sự
sập đổ số phận của bà vợ của Charles-Công nương Diana- người được cả nước Anh yêu
thích, mà vì sự lạnh lùng và phản bội của chồng, lần đầu tiên Công nương đã bỏ
trốn khỏi cung điện, và sau đó qua đời trong hoàn cảnh rất mờ mịt.
Có lẽ đó là lý do tại sao Elizabeth, vào
cuối đời, đã nghĩ đến việc “di chuyển qua lồng” và thay vì chọn Charles, người
đã sáp gần tuổi tám mươi, để chọn con trai của Charles là William làm vua. William,
tất nhiên, không bị phản đối ... Ít nhất,những tin đồn như vậy đã bị rò rỉ
trong những năm gần đây từ các hành lang của Cung điện Buckingham.
Và bây giờ là những giả thuyết. Bạn có nhận
thấy rằng vào ngày 8 tháng 9, cái chết của Nữ hoàng đã không được công bố trong
nhiều giờ, và không ai hiểu điều gì đang xảy ra? Bởi vì sau đó, sau công thức
"nhà vua đã chết," phần thứ hai sẽ vang lên: "Đức vua muôn
năm." Với một cái tên...
Tuy nhiên, theo các nhà lý thuyết âm mưu,
suốt thời gian bên giường bệnh của nữ hoàng đã diễn ra một cuộc tranh giành quyền
lực vô hình giữa những người ủng hộ William và Charles. Và chỉ khi người sau
chiến thắng, cái chết của Elizabeth mới được công bố rộng rãi.
Vì vậy Charles khao khát quyền lực chắc chắn
sẽ lộ diện. Bây giờ ông ta có thể đối xử với đối thủ cạnh tranh địa chính trị
như ý muốn, nhưng ông ta không có đủ can đảm. Bởi vì với Charles I, một trong
những vị vua trước đó có cùng tên, đã đi vào lịch sử với danh hiệu "vị vua
tử vì đạo". Quay trở lại thế kỷ 17 đã trở nên xa xôi, ông vua này đã bắt đầu
cuộc chiến tranh giành quyền lực với quốc hội, gây ra một cuộc nội chiến, nhưng
thua cuộc và bị hành quyết bởi "những người dân thị trấn giận dữ". Vì
vậy, chắc hẳn vị tiền nhiệm cũng sẽ là một gợi ý…
TÔ HOÀNG chuyển ngữ