Trong những năm sống lưu vong từ 1974 đến 1994, nhà văn Solznhenitsyn (Giải Nobel năm 1970) đã có cơ hội chống lại chế độ toàn trị, mà còn chống lại nhiều điều của nền văn minh phương Tây không tương ứng với các giá trị tinh thần và quy tắc sống của ông.
MỘT HẠT RƠI GIỮA HAI CỐI XAY
(Hồi ký của nhà văn Nga - Alexander Solznhenitsyn về bài phát biểu của ông
tại Đại Học Harvard- Mỹ năm 1978)
Vladivostok, 1994. 16 năm sau bài
phát biểu ở Harvard, Alexander Isaevich Solzhenitsyn trở lại Nga. Nhà xuất bản “Thời đại”- Nga cho xuất bản tập thứ
29 tiếp theo những Tác phẩm được sưu tầm của Alexander Solzhenitsyn: “Một hạt
rơi giữa hai cối xay”. Trong
những năm sống lưu vong (1974–1994), nhà văn đã có cơ hội chống lại chế độ toàn trị, mà còn chống lại nhiều điều của nền văn minh phương Tây không tương ứng với
các giá trị tinh thần và quy tắc sống của ông. Tuy nhiên, hai “cối xay” này đã
không xay ra được “hạt giống” - một nghệ sĩ vĩ đại vẫn là một nghệ sĩ vĩ đại...
Vào mùa đông năm 1978- đột nhiên tôi nhận
được lời mời: đọc diễn văn tại lễ tốt nghiệp của Đại học Harvard. Tất nhiên,
cũng có thể từ chối họ, vì tôi đã từ chối lời mời như thế vào năm 1975, và hàng
trăm lời mời khác nữa. Tuy nhiên, Đại học Harvard là một nơi rất đáng chú ý. Và
cũng đã hơn 2 năm tôi không lên tiếng; nhưng tính khí của tôi bỗng thúc đẩy tôi
phải can thiệp một lần nữa. Và tôi đã nhận lời mời.
Trong nhiều năm ở Liên Xô và bốn năm nay ở
phương Tây, tôi đã chém, mổ sẻ, chửi rủa chủ nghĩa cộng sản, nhưng trong những
năm gần đây tôi đã thấy ở phương Tây rất nhiều điều nguy hiểm đáng báo động và
tôi muốn đến Harvard
nói về những điều đó. Và khi muốn đưa ra những
quan sát đã tích tụ được, tôi đã cấu tạo một bài phát biểu về nguyên nhân,những
điểm yếu của phương Tây.
Bài phát biểu này, là một ngoại lệ khi tôi
đã chuẩn bị bằng văn bản,I.A. Ilovaiskaya đã dịch nó sang tiếng Anh.Hiểu rõ về phương
Tây, cô ta rất kích động và đau khổ về phát ngôn của tôi, cố gắng thuyết phục
tôi làm mềm đi những suy nghĩ và kiến giải của bài, nhưng tôi đã từ chối. Sau
đó, khi dịch và in xong, Ilovaiskaya đã nói với Alya (bà vợ nhà văn)trong nước
mắt: "Họ sẽ không tha thứ cho anh ấy vì bài nói này đâu!"
Bài phát biểu của tôi đã được thông báo
trước, và mọi người mong đợi tôi trước hết ( như họ viết sau này)là lòng biết
ơn của một người lưu vong đối với quyền lực Tự do vĩ đại của Đại Tây Dương, ca
tụng sức mạnh và tính ưu việt của nó, những thứ không có ở Liên Xô.
... Trong sân trường đại học Harvard, sinh
viên tốt nghiệp chuyên ngành ngồi ngoài trời, sau đó là khách đứng xung quanh -
tổng cộng, theo họ nói là hai mươi nghìn. Ông Hiệu trưởng trường đại học chúc mừng
các sinh viên tốt nghiệp, sau đó họ trao cho sân trường cho chúng tôi cùng với
Tổng thống Botswana Sir Seretse Hama, cựu Tổng thống Israel Ephraim Katzir, nhà
nhân chủng học Đan Mạch Erik Erikson- một con người tuyệt vời - bằng tiến sĩ,
và trước sự ngạc nhiên của tôi, tất cả mọi người trong sân đứng lên chào đón tôi
với một tràng pháo tay kéo dài,hóa ra huyền thoại về tôi vẫn chưa tan biến ở
đây. Sau đó, các sinh viên tốt nghiệp Harvard (dẫn đầu bởi một cựu sinh viên, tốt
nghiệp khóa 1893) đi vòng quanh sân trường đại học một hồi lâu, đưa chúng tôi
và những vị khách danh dự đến chào hỏi sinh viên, rồi một lần nữa lại ngồi xuống.
Có một lượng mưa khá lớn xẩy tới. Chúng tôi và đoàn chủ tịch, đang ở dưới một
tán cây - nhưng toàn bộ người trên sân đều đứng dưới mưa, và tôi, khi phát biểu,
đã rất ngạc nhiên có ai đó che dù cho tôi, còn mọi người vẫn ngồi dưới mưa, mà
không hề giải tán! Thế mà bài phát biểu, khoảng một tiếng đồng hồ, nhưng có kèm
phần dịch, thời gian tăng gấp đôi. Những chiếc loa đã mang nó đến tất cả các
góc của sân.
Và tôi còn rất ngạc nhiên, hoàn toàn không
mong đợi: người nghe đã vỗ tay mạnh mẽ và thường xuyên như thế nào, nhất là khi
tôi nói về việc rời bỏ chủ nghĩa duy vật, điều ấy khiến tôi hài lòng. Đôi khi sinh
viên huýt sáo, nhưng điều này, hóa ra, cũng là một dấu hiệu của sự tán thành.
Nhưng cũng có một âm thanh: "suỵt..suỵt.." vọng tới giống như lời kêu
gọi của chúng tôi cần im lặng hơn - và điều này, ngược lại với một lời lên án.
Sau bài phát biểu, trường đại học yêu cầu
tôi một văn bản và ngay lập tức sao chép nó, phân phát nó cho hai nghìn người;
còn việc phân phối dưới dạng các đoạn trích và trích dẫn tùy ý người khác thì
lan tỏa trên khắp Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Từ 12 quốc gia, trường đại học
đã nhận được hơn 5.000 yêu cầu. Và chiếc tivi không ngừng nghỉ, luôn chiếu
phim, ngay vào tối hôm đó đã truyền đi bài phát biểu của tôi và những cuộc thảo
luận quanh nó. Từ tất cả những điều như thế, Alya và tôi cho đến khuya chỉ kịp
hiểu rằng Đài Tiếng nói Hoa Kỳ truyền toàn bộ bài phát biểu của tôi tới Liên
Xô, bằng giọng nói của chính tôi.
... Và ngày hôm sau, chúng tôi đến nhà ở
Connecticut của Thomas Whitney, và người bạn của anh ấy là Garrison Salisbury cũng
có ở đó - người trước đây tôi đã có dịp nói tới ... Đến tối, chủ nhân tụ tập hợp
những vị khách đã được chọn trong số đó có Arthur Miller và nhóm của ông ấy,cùng
một số người thuộc giới thượng lưu New York.
...Ngày hôm sau chúng tôi trở về nhà - và
bắt đầu nghe ngóng phản ứng..Trong suốt hai tháng! Báo chí nhậy bén lên tiếng
trước, sau đó là cả một dòng suối thư từ trực tiếp của người Mỹ gửi cho tôi.
Phải nói ngay rằng, tôi đã rất ngạc nhiên.
Vì sự phản ứng ấy ủng hộ(hay phản đối) như thế nào với nội dung bài phát biểu của
tôi.
Tôi đặt cho bài phát biểu ở đại học
Harvard cái tên “Thế giới tan vỡ”, với ý nghĩa ấy, tôi bắt đầu bài phát biểu rằng
nhân loại bao gồm những thế giới riêng biệt nguyên bản, được thiết lập tốt, những
nền văn hóa độc lập riêng biệt, thường cách xa nhau. Và chúng ta phải bỏ đi sự
mù quáng kiêu ngạo: đánh giá tất cả thế giới này với mức độ phát triển của
chúng chỉ theo duy nhất mô hình phương Tây. Một thước đo như vậy nảy sinh từ sự
hiểu lầm về bản chất của tất cả thế giới. Và cần phải có cái nhìn tỉnh táo về hệ
thống của chính mình.
Xã hội phương Tây về cơ bản được xây dựng
trên một trình độ pháp lý thấp hơn nhiều so với các tiêu chuẩn đạo đức thực sự;
thêm vào đó, tư duy pháp lý này có khả năng hóa đá. Các quan điểm đạo đức về cơ
bản không được tuân thủ trong chính trị, mà ngay cả trong đời sống công cộng.
Khái niệm tự do nghiêng về những đam mê không thể kiềm chế, có nghĩa là đứng về
phía các thế lực của cái ác (để không hạn chế "tự do" của bất kỳ ai!).Ý
thức về trách nhiệm của con người trước Chúa và xã hội đã phai nhạt. "Nhân
quyền" được đề cao đến mức đàn áp các quyền của xã hội và phá hủy nó. Đặc
biệt thứ chuyên quyền của báo chí, không phải là sự thống trị của lẽ phải, chân
lý, nhưng lại giành được nhiều quyền lực hơn cả quyền lập pháp, hành pháp hay
tư pháp. Và trong bản thân báo chí tự do, không do ai bầu bán lên cả, nhưng lại
có được quyền lực hơn cả quyền lập pháp, quyền hành pháp. Quyền lực của báo chí
được chỉ đạo không phải bởi sự thật hay lẽ phải mà bởi thứ thời trang chính trị,
điều này dẫn đến một sự đơn điệu bất ngờ của dư luận (đây là điều tôi khó chịu
nhất). Toàn bộ hệ thống xã hội này không góp phần đưa những người xuất chúng
lên đỉnh cao quyền lực. Tư tưởng thống trị cho rằng việc tích lũy của cải vật
chất, vốn được coi trọng hơn tất cả đã dẫn đến việc thả lỏng tính cách con người
ở phương Tây, dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng về lòng dũng cảm, ý chí tự vệ,
như nó đã thể hiện trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam hay nỗi kinh hoàng trước nạn
khủng bố. Và tất cả gốc rễ của một trạng thái xã hội như vậy đều đến từ thời
Khai sáng, từ chủ nghĩa nhân văn duy lý, từ ý tưởng cho rằng một người là trung
tâm của mọi thứ tồn tại, và không có thứ Quyền lực Cao hơn nào đối với anh ta. Những
gốc rễ này của chủ nghĩa nhân văn phi tôn giáo – điểm chung cho cả thế giới quan phương Tây và Chủ nghĩa cộng sản
hiện nay, đó là lý do tại sao giới trí thức phương Tây đã có thiện cảm bấy lâu
nay và còn lâu dài với chủ nghĩa cộng sản.
Và, để kết thúc bài phát biểu: sự nghèo nàn về đạo đức của thế kỷ hai mươi là do quá nhiều biến đổi chính trị và xã hội đã được tạo ra, nhưng cái Toàn bộ và cái Cao Nhất đã bị mất đi. Tất cả chúng ta không có cứu cánh nào khác hơn là xem xét lại thang bậc giá trị đạo đức, nâng lên một tầm cao mới của việc nhìn nhận lại. “Không ai trên Trái đất có một sự lựa chọn nào khác ngoài Bề trên”- tôi kết thúc.
... Báo chí và tính giáo dục giáo dục tập trung
đã nghe thấy gì trong bài phát biểu này - và họ đã trả lời ra sao?
Tôi không ngạc nhiên khi các tờ báo mắng
chửi tôi ra rả (suy cho cùng, tôi đã xúc phạm mạnh mẽ đến báo chí!), nhưng họ
hoàn toàn bỏ qua mọi thứ quan trọng (khả năng tuyệt vời của truyền thông),mà đã
phát minh ra một thứ gì đó không hề có trong bài phát biểu, để đánh bại chúng ở
đó, đánh bại ở nơi mà tôi đã mong đợi, nhưng hoàn toàn không thành công.
... Trên báo chí những ngày đầu tiên đã
sôi sục mắng mỏ: "Cuồng tín ... Thần bí chính thống ... Giáo điều tàn ác
... Bảo thủ cấp tiến ... Phát biểu phản động ... Ám ảnh ... Mất thăng bằng .. .
Hãy ném chiếc găng tay về phía phương Tây ... "
Và, đã có sự chuyển đổi sang "kết luận
của tổ chức": "Nếu bạn không thích ở đây, bạn hãy biến!" (Điều
này đã được đăng trên một số tờ báo, không phải một lần)
“Nếu cuộc sống ở Hoa Kỳ quá tồi tệ và thối
nát, tại sao ông ta lại chọn sống ở đây? .. Ngài Solzhenitsyn, khi ông bước đi,
đừng để cánh cửa đập vào người từ phía sau. Ông không thích bất cứ thứ gì ở đây
- chúng tôi sẽ không tệ khi chỉ ra rằng bạn không cần phải ở lại đây. Yêu chúng
tôi,hoặc rời bỏ chúng tôi! Hãy để họ gửi cho ông ấy một lịch trình máy bay đến
phía đông. (Họ đặc biệt khó chịu khi trong bài phát biểu của mình, tôi gọi “đất
nước của chúng tôi” không phải là Mỹ, mà vẫn là Liên Xô). “Tôi không thể chịu đựng
được khi một vị khách đã nói tới những thiếu sót của chúng ta. KGB đã quẳng ông
ta đi, nhưng ông ta lên án chúng ta có quá nhiều tự do (điều này thực sự buồn
cười). Nước Mỹ đã cứu quê hương của ông ấy khỏi bè lũ phát xít Đức”. (Ở đây đặt
lại vấn đề ai đã cứu ai)
Trước bài phát biểu ở Harvard, tôi đã ngây
thơ tin rằng tôi đã bước vào một xã hội nơi bạn có thể nói những gì bạn nghĩ,
và không cần tâng bốc xã hội này. Hóa ra dân chủ cũng cần những lời xu nịnh.
Cho đến nay, tôi kêu gọi "sống không bằng sự dối trá"là kêu gọi ở
Liên Xô - điều đó được hoan nghênh, nhưng "sống không bằng sự nói dối trá”
cũng cần kêu gọi ở cả Hoa Kỳ nữa sao đây?. Đúng thế! Hãy mau cút khỏi nơi đây!
Họ cũng đặc biệt trách móc tôi vì đã chỉ
trích báo chí phương Tây khi chính báo chí đã cứu tôi trong trận chiến của tôi.
Vâng, điều này dường như là vô ơn. Nhưng khi xung trận sẵn sàng chết, tôi không
mong được sống toàn vẹn.Khi đó tôi viết trên tờ "Con bê": "...
cường độ của sự đồng cảm phương Tây bắt đầu nóng lên đến một nhiệt độ không lường
trước được". Và thật đáng tiếc rằng họ đã giúp tôi. Nếu giả như những người
Bolshevik đã lưu đày tôi đến Siberia vào năm 1974, thì liệu phương Tây có dễ
dàng tha thứ cho tôi, đặc biệt sau khi công nhận “Bức thư gửi các nhà lãnh đạo”.
Kissinger và Giáo hoàng Paul VI đã nhận ra ngay từ mùa thu năm 1973 rằng không
cần phải bênh vực tôi.
Gần như cùng thời điểm tôi ở Harvard, Tổng thống Carter đã phát biểu tại học viện quân sự ở Annapolis ca ngợi nước Mỹ bằng mọi cách có thể.”Carter đã mô tả chặng đường Mỹ hầu như theo những thuật ngữ truyền giáo.Và Solzhenitsyn đã sụp đổ…”.Vài ngày sau, gần như vi phạm các quy tắc lễ phép và luật lệ, tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia phu nhân của Tổng thống đã có một câu trả lời đặc biệt cho tôi: rằng không hề có sự sụp đổ tinh thần nào ở Mỹ, mọi thứ đều đang nở hoa,
(Còn nữa)
TÔ HOÀNG chuyển ngữ