Vũ công Duncan sinh ra cách đây đã 145 năm, tại San Francisco, Mỹ. Ở Nga, bà chủ yếu được biết đến với tư cách là vợ của Sergei Yesenin, người có cuộc hôn nhân chỉ thoáng qua. Ở châu Âu và châu Mỹ, mọi thứ khác hẳn, Duncan nổi tiếng với tư cách là một vũ công và là một trong những người sáng lập ra thể loại “Art Nouveau trong nghệ thuật khiêu vũ.


BỎ RƠI NGƯỜI VỢ ĐANG MANG THAI VÀ BA ĐỨA CON  

Nhiều người ở phương Tây coi đó là ý thích của "ngôi sao" vào năm 1921 khi Duncan đã đến nước Nga bị tàn phá bởi cuộc nội chiến. Ở Matxcova, cô được ở trong một khách sạn tốt nhất vào thời điểm ấy. Nhưng Duncan không tìm thấy vải trải giường trong phòng của mình. Còn đêm đến, cô nghe thấy tiếng kêu đặc trưng của lũ chuột đang sục sạo quanh phòng. Cùng với một trợ lý, ngay giữa đêm, họ trở về một chiếc xe ngựa nhiều tiện nghi đẳng cấp quốc tế mà đã chở Duncan từ nước ngoài Moskva. Hai người đã qua đêm ở đó.

Tuy nhiên, bạn cần biết tiểu sử của Isadora để hiểu rõ: lũ chuột, cái đói và cái lạnh không thể ngăn cản cô ấy. Thời ấu thơ cô ấy đã phải trải qua mọi điều. Isadora là con thứ tư, bé nhất trong gia đình. Vài tháng trước khi cô chào đời, cha của cô, ông chủ ngân hàng Joseph Charles Duncan, đã bị cháy túi vì gian lận tài chính và bỏ trốn, để lại người vợ đang mang thai cùng 4 đứa con của mình phải tự lo liệu lấy. Mẹ của Isadora, người trước đây không phải lo miếng bánh mì, đã bắt đầu kiếm thêm tiền bằng nghề khâu vá và dạy đàn piano. Bà là một phụ nữ có thiên hướng nghệ thuật, thiên hướng ấy đã truyền lại cho cô con gái út của bà. Ngay từ thời thơ ấu, Isadora đã yêu thích khiêu vũ. Vào năm 10 tuổi, cô bé rời trường, vì nghĩ  rằng cô đang lãng phí thời gian của mình trên bàn học một cách vô ích - tốt hơn là cô nên tập nhảy và âm nhạc nhiều hơn.

Bởi tính cách của Isadora là người yêu tự do nên cô không muốn tập múa ba lê, môn này đòi hỏi kỷ luật nghiêm ngặt và nhiều giờ khổ luyện hàng ngày trên sàn tập. Trong trí tưởng tượng của cô bé, một điệu nhảy khác đã thành hình - có thể được thực hiện không chỉ,không cần giày mũi nhọn mà còn có thể đi chân trần. Trong tương lai, kiểu nhẩy ấy được gọi với cái tên - "vũ điệu chân đất". Và rồi trên con đường đời của mình, Isadora đã gặp được nữ nghệ sỹ Loi Fuller, người đã biểu diễn với những vũ đạo ngẫu hứng, sử dụng hiệu ứng ánh sáng và không gian. Cô gái tham gia vào đội múa của Loi Fuller, để dần dần hình thành triết lý múa của riêng mình. Duncan được truyền cảm hứng từ nền văn hóa Hy Lạp cổ đại, hay nói đúng hơn là theo cách mà chính cô ấy hiểu về nó. Phong cách đặc trưng của cô ấy sẽ là biểu diễn chân trần và mặc áo dài Hy Lạp. Cô xuất hiện lần đầu với hình thức này ở Chicago trong bối cảnh hộp đêm. Khi đó Duncan 18 tuổi.

"MỘT SỐ VUI MỪNg, SỐ KHÁC NGHI NGỜ SỰ BÌNH THƯỜNG CỦA NHỮNG ĐỘNG TÁC MÚA ĐIÊU LUYỆN ẤY”

Duncan được coi là một trong những người sáng lập ra phong cách Art Nouveau trong khiêu vũ. Chỉ có một vài đoạn phim dài 30 giây ghi lại màn trình diễn của Duncan trên sân khấu đã đến với chúng ta. Nhưng có rất nhiều hồi ký viết của những người cùng thời đã tham dự các buổi biểu diễn của "đôi chân trần" ... Trong đó có lưu giữ những kỷ niệm của người xem Nga. Thực tế là Duncan đã đến Nga lần đầu tiên rất lâu, trước cuộc chuyển đổi tháng 10 năm 1917. Nó xảy ra vào năm 1905. Khi đó Duncan 28 tuổi.

Tất nhiên, các tờ báo của Nga thời đó không thể bỏ sót sự kiện này. Nếu bạn xem qua tập tài liệu xuất bản ở nước Nga năm 1905, vào những ngày cuối tháng 1, bạn có thể tìm thấy những ghi chép nhỏ nhưng thú vị về cách "nữ hoàng cử chỉ"- như ở Mỹ và châu Âu gọi Duncan như thế-được đón chào ở Nga ra sao.  

Trước công chúng Mátxcơva, vũ công đã biểu diễn trong Đại sảnh đường của Nhạc viện. “Cô ấy trở nên nổi tiếng không chỉ vì tài năng mà còn bởi cung cách cô ấy nhẩy chân trần. Quảng cáo đã thực hiện công việc của mình- Nhà báo này viết - Chúng tôi đã gặp cô Duncan một cách vừa phải, nhưng sau đó mọi người đã vỗ tay, mặc dù rất khó để quyết định vì điều gì - vì vẻ đẹp của cô ấy, vì những tư thế uốn dẻo mà cô ấy minh họa cho các tác phẩm của những bậc thầy âm nhạc vĩ đại, hoặc thực tế là vì cô ấy nhảy chân trần, rất nhẹ nhàng, hệt như một tấm vải phất phơ trong gió.

Một phóng viên khác cũng không thua kém đồng nghiệp của mình khi viết: “Ấn tượng lẫn lộn. Các ý kiến ​​khác nhau. Một số thích thú với những động tác  tự nhiên, số khác nghi ngờ ở sự bình thường của vị khách người Mỹ “.

"Cô gái chân trần" Isadora Duncan, người đã nhảy theo nhạc của Chopin, Beethoven và Bach, được coi là một "sự tò mò" ở Nga với câu hỏi liệu có thể coi đó là nghệ thuật. Bản thân nữ vũ công đã tuyên bố ý tưởng chính trong tác phẩm của cô là "sự tự do của một người phụ nữ và sự giải phóng cô ta khỏi những quy ước cứng nhắc làm nền tảng cho chủ nghĩa thuần túy". Khi Duncan ở Moscow, cô đã gặp đạo diễn Stanislavsky. Trước câu hỏi của ông: "Ai đã dạy cô nhảy", Duncan tự hào đáp: "Terpsichore!"- (Terpsichore, theo thần thoại Hy Lạp cổ đại là nữ thần khiêu vũ)

Với những đánh giá khác nhau, vào năm 1905 nước Nga đã đón nhận Duncan một cách nồng nhiệt với tư cách là một vũ công,. Và cô ấy trở về Châu Âu với tâm trạng tuyệt vời.

CHẾT Ở NICE

Giữa chuyến thăm Nga vào năm 1905 và lần tiếp theo vào năm 1921 sẽ không đơn giản chỉ kéo dài 16 năm. Trong thời gian này, cuộc sống của cô ấy sẽ được chia thành "trước" và "sau". Duncan sinh hai đứa con - một gái và một trai - và mất chúng vào năm 1913. Chiếc xe hơi chở bé Derdry 6 tuổi và Patrick 3 tuổi cùng bà bảo mẫu đã gặp nạn. Con trai út kết quả cuộc tình giữa Duncan và người thừa kế Hãng chế tạo máy may Singer giàu có nhất, mà vũ công chưa chính thức kết hôn.

Duncan đã cố gắng để át đi nỗi đau từ vết thương này trong suốt quãng đời còn lại của mình. Năm 1921, Duncan đến nước Nga cách mạng và khi gặp nhà thơ Sergei Esenhin,vũ nữ nói: "Đây là Patrick đã trưởng thành của tôi". Người con trai quá cố của Duncan cũng có mái tóc vàng, cặp mắt sáng như nhà thơ.

Thật kỳ lạ, chính Duncan cũng chết trong một chiếc xe hơi. Nữ nghệ sỹ qua đời ở tuổi 50. Điều này xảy ra ở Pháp vào ngày 15 tháng 9 năm 1927. Isadora Duncan đang lái chiếc xe thể thao “Amilcar” đắt tiền, mà tới lúc đó cả thế giới chỉ có 300 chiếc mới được sản xuất. Chiếc xe có thể đạt tốc độ lên tới 150 km /giờ. Mui xe đã được mở. Bà ấy đang ngồi ở ghế phụ. Sau tay lái là bạn của bà. Duncan quàng một chiếc khăn dài quanh cổ. Bánh xe có vành nan hoa. Chiếc khăn dài quàng quanh cổ bị gió cuốn vào bánh xe sau. Mọi thứ Xẩy ra nhanh trong chớp mắt…

Isadora Duncan được chôn cất tại Pháp bên cạnh các con.

TÔ HOÀNG chuyển ngữ