Các nhà phân tích cho rằng Nga và Trung Quốc thống nhất với nhau bởi mục tiêu chống Mỹ, nhưng Bắc Kinh không muốn chấp nhận rủi ro và không vội vàng giúp đỡ chiến dịch quân sự do Moscow phát động.


TÌNH HỮU NGHỊ NGA – TRUNG SẼ CÓ CÁI KẾT RA SAO?

(Báo THE TIME - Anh)

Khi Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập gặp nhau tại Bắc Kinh trong những tuần diễn ra Thế vận hội trước khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt của Nga ở Ukraine, Nga và Trung đã đưa ra tuyên bố rằng tình hữu nghị của hai siêu cường "không có giới hạn".

Nhưng cuộc chiến ở Ukraine vẫn đang kéo dài, và trong bối cảnh ấy, rõ ràng những cân nhắc chính trị đối với ông Tập quan trọng hơn "tình anh em" với Putin. Đúng vậy, Trung Quốc tuyên bố rằng sự mở rộng của NATO sang các nước giáp biên giới với Nga đã trở thành nguyên nhân của cuộc xung đột vũ trang. Trung Quốc thừa nhận rằng Nga đúng, nhưng không vội vàng bị lôi kéo vào cuộc xung đột này.

Hoa Kỳ gần đây tuyên bố họ không có dữ liệu về việc Trung Quốc giao thiết bị quân sự cho Nga. Điều quan trọng nữa là CHND Trung Hoa từ chối công nhận nền độc lập của hai nước cộng hòa ly khai ở miền đông Ukraine mà Nga đã công nhận là các quốc gia độc lập ngay trước khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt. Trung Quốc cũng không công nhận thẩm quyền của Nga đối với Crimea thuộc Ukraine mà Moscow chiếm giữ năm 2014.

Cách tiếp cận thận trọng của ông Tập trong việc đối phó với Nga trong cuộc xung đột vũ trang lớn nhất châu Âu kể từ năm 1945 đã được xác nhận trong tuần này bởi các báo cáo rằng, ông đã từ chối lời mời của Putin với chuyến thăm đáp trả Moscow. Các nguồn tin ngoại giao được báo chí Nhật Bản trích dẫn cho biết ông Tập đã rút khỏi chuyến đi vì lo ngại nó sẽ làm leo thang căng thẳng với phương Tây một cách không cần thiết. Sau đại dịch Tập chỉ thực hiện một chuyến đi bên ngoài Trung Quốc và đó là chuyến thăm Hồng Kông vào tuần trước. Theo tờ “Yomiuri Shimbun, nhà lãnh đạo Trung Quốc mong muốn đảm bảo sự ổn định bên trong và bên ngoài trước thềm đại hội đảng, nơi ông ta sẽ cố gắng tạo tiền lệ cho sự trường tồn chính trị của mình bằng cách tranh cử nhiệm kỳ thứ ba.

Về phần mình, Điện Kremlin cho biết không ai hủy chuyến thăm của ông Tập tới Moscow. Nó sẽ diễn ra ngay sau khi Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế về covid. Quan chức Trung Quốc đã nói rất nhiều lời đúng đắn về sức mạnh của tình hữu nghị giữa Moscow và Bắc Kinh, nhưng cả Nga và Trung Quốc đều không phủ nhận hoặc xác nhận thông điệp mà báo chí Nhật Bản công bố.

Các nhà phân tích cho rằng Nga và Trung Quốc thống nhất với nhau bởi mục tiêu chống Mỹ, nhưng Bắc Kinh không muốn chấp nhận rủi ro và không vội vàng giúp đỡ chiến dịch quân sự do Moscow phát động. Trong số những điều khác, Trung Quốc đã không vượt qua ranh giới đỏ do Washington đặt ra và không vi phạm các lệnh trừng phạt chống lại Nga. Tuy nhiên, các công ty riêng lẻ của Trung Quốc có thể hành động khác: tháng trước, Mỹ đã đưa vào danh sách đen 5 công ty Trung Quốc vì xuất khẩu cho các lực lượng quân sự Nga.

Không rõ chính xác loại viện trợ nào Trung Quốc cung cấp cho người Nga, nhưng Nhà Trắng nhanh chóng nói rằng họ không thấy những bằng chứng có hệ thống về việc Bắc Kinh đang cố gắng giúp Moscow trốn tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Alexander Gabuev- chuyên gia về châu Á tại Trung tâm Moscow cho biết: "Trung Quốc cảm thấy đang ở trong một tình huống ngoại giao khó khăn. Nước này không muốn tỏ ra quá thân thiết với Putin, nhưng đồng thời cho rằng mối quan hệ với Nga có tầm quan trọng lớn đối với họ".Theo phân tích của Viện Kinh tế Thế giới Peterson, lượng hang xuất khẩu của Trung

sang Nga sau khi chiến dịch quân sự ở Ukraine bắt đầu đã giảm mạnh. Đây là bằng chứng nữa cho thấy các công ty Trung Quốc đang cảnh giác với việc vi phạm các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Nhưng trong khi Bắc Kinh ít nhiệt tình ủng hộ của Putin, Trung Quốc liệu có thể "ném Nga vào gầm xe lửa" bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt của riêng mình hoặc trực tiếp chỉ trích nước này vì các hành động quân sự chống lại Ukraine. Theo các nhà phân tích, những động thái như vậy cũng khó có thể dẫn đến những thay đổi đáng kể trong chính sách của Mỹ đối với Bắc Kinh, bao gồm cả vấn đề Đài Loan. Trong mọi trường hợp, Washington đã hứa sẽ hỗ trợ Đài Loan khi bị Trung Quốc tấn công.

Đây là ý kiến của Gabuev: "Bắc Kinh nghĩ thế này: tại sao chúng ta phải phá hủy quan hệ đối tác với Nga? Nhưng đồng thời, họ tin rằng không đáng làm những điều ngu ngốc bằng cách vượt qua ranh giới đỏ của Mỹ. Đây là một cách tiếp cận rất thực dụng"

Như mọi khi, mối quan hệ giữa Nga Trung có thể được hiểu theo những cách khác nhau. Tuần trước, Moscow đã cử ba tàu chiến đến vùng biển không yên ổn gần Đài Loan. Đó là sự cố đầu tiên. Bắc Kinh không bình luận về động thái này, nhưng hầu hết các nhà phân tích phương Tây và Đài Loan đồng ý rằng Nga khó có thể gửi tàu của mình đến khu vực này mà không có sự đồng ý của Trung Quốc. Một số người cho rằng đây có thể là một sự ủng hộ đối với Trung Quốc, hoặc một dấu hiệu cho thấy hải quân Nga đang tiến hành các hoạt động hàng ngày ngay cả khi đối mặt với các hành động thù địch với Ukraine.

Cũng có ý kiến cho rằng hoạt động đặc biệt của ông Putin đã thể hiện rõ vai trò của Nga như một đối tác cấp thấp trong quan hệ giữa hai nước. Trung Quốc sợ hỗ trợ cỗ máy chiến tranh của Điện Kremlin, nhưng không chút hối hận, khi họ mua dầu mà Nga buộc phải bán với giá giảm, vì cầu nối giữa nước Nga và phương Tây đã bị đứt đoạn. "Khi lệnh cấm vận dầu mỏ của phương Tây có hiệu lực, và khi Nga ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu, Trung Quốc sẽ trở thành nhà nhập khẩu chính các nguồn tài nguyên của Nga, bởi vì Nga không còn ai khác để bán cho họ. Trung Quốc sẽ là khách hàng lớn duy nhất"- Gabuev nói.

Bắc Kinh khó có thể do dự khi sử dụng đòn bẩy như vậy trong các mối ảnh hưởng.Trung quốc chắc chắn sẽ cố gắng diều khiển Nga nên theo đuổi chính sách nào. Trung Quốc sẽ gây áp lực lên Nga để Moscow chia sẻ công nghệ quân sự với họ và ngừng cung cấp vũ khí cho Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc cũng muốn tham gia diễn tập quân sự và huấn luyện quân đội ở Bắc Cực- nơi Nga đang mở các căn cứ mới như một phần trong nỗ lực phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác. Chuyên gia về Nga Daniel Treisman nói: “Trung Quốc sẽ sử dụng Nga, và Nga sẽ ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc.Tôi không nhớ ai đó đã nói, kẻ mạnh hơn sẽ làm những gì họ muốn; còn kẻ yếu hơn sẽ khổ đau bởi những gì họ cần phải làm.

Nhưng cũng còn một mối nguy hiểm khác. Do sự phụ thuộc ngày càng tăng của Nga vào Trung Quốc,mọi vẻ đẹp của nền dân chủ có thể biến mất. Về mặt lý thuyết, các nhà lãnh đạo Nga do người dân trực tiếp bầu ra, không giống như tình trạng độc đảng ở Trung Quốc. Tại Nga cũng có một hệ thống đa đảng, có nhiều đảng phái chính trịcùng hoạt động. Nhưng nhiều người lại coi những đảng kia chỉ là những con rối trong một bàn tay điều khiển...

TÔ HOÀNG (chuyển ngữ)