Trung Quốc tất nhiên đã cảm nhận được chính phủ Nga thực hiện khá thành công việc kiểm soát thông tin nội bộ ở nước này trong chiến dịch quân sự đặc biệt. Vì vậy, trong thời gian tới, Bắc Kinh cũng sẽ tăng cường hơn nữa việc kiểm soát thông tin tại nước họ.


TRUNG QUỐC CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC GÌ QUA KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ ĐẶC BIỆT CỦA NGA Ở UKRAINE?

(Báo J.B PRESS Nhật)

 

PV “JB Press” đã có cuộc phỏng vấn Ông Kiyofumi Iwata, nguyên là Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy liên hợp Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, một Đại tá đã nghỉ hưu. Ông phục vụ trong quân đội Nhật Bản từ năm 1979 đến năm 2016. Trong thời gian giữ chức Tổng tham mưu trưởng, ông đã tiến hành những cải cách lớn trong lực lượng tự vệ, đặc biệt chú ý đến sự chỉ đạo của Trung Quốc.


PV: Theo ông, chính phủ Trung Quốc và quân đội Trung Quốc (Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc) đang đặc biệt chú ý theo dõi điều gì trong chiến dịch quân sự đặc biệt của quân đội Nga ở Ukraine?

KIYO IWATA: Tôi nghĩ có ít nhất tám điểm như sau:

Đầu tiên, đó là phản ứng của cộng đồng quốc tế trước hoạt động quân sự đặc biệt của Nga. Đáng nhấn mạnh là Trung Quốc đang giám sát chặt chẽ các hỗ trợ quân sự mà phương Tây cung cấp cho Ukraine. Hoa Kỳ và các nước thành viên NATO đã cung cấp cho Kyiv tên lửa chống tăng và tên lửa đất đối không di động ngay từ đầu. Rõ ràng, với nhận xét ấy, Trung Quốc cẩn trọng xem xét lại quan điểm của mình về những loại vũ khí mà phương Tây sẽ cung cấp cho Đài Loan trong trường hợp bị Trung Quốc xâm lược. Vì Đài Loan là một quốc đảo, nên Trung Quốc sẽ chủ yếu quan tâm đến các tuyến hàng hải có thể có để cung cấp viện trợ của phương Tây cho Đài Loan, cũng như các cảng giao hàng và cơ sở hạ tầng của họ. Nhìn chung, Trung Quốc có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm từ Ukraine trong việc hiểu rõ khối lượng và khả năng phối hợp hỗ trợ quân sự của phương Tây cho Đài Loan.

Thứ hai, các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga do nhiều nước trên thế giới áp đặt. Trung Quốc đang nghiên cứu kỹ lưỡng mức độ thiệt hại thực sự mà Nga sẽ phải gánh chịu từ đó, và các lệnh trừng phạt này sẽ kéo dài bao lâu. Nếu thế giới áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế trong trường hợp Bắc Kinh xâm lược Đài Loan, liệu Trung Quốc có thể chống lại nếu chỉ dựa vào sức mạnh của chính mình và đồng tiền của mình? Và điều này sẽ có tác động gì đến mức sống của người dân Trung Quốc? Những vấn đề này cũng đang được xem xét kỹ lưỡng ở Trung Quốc.

Thứ ba, Bắc Kinh đang theo dõi sát sao các động thái sự chỉ đạo của Mỹ trên thế giới trong bối cảnh diễn ra hoạt động quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine và các cách tiếp cận toàn cầu nhằm bảo tồn trật tự thế giới hiện có. Ví dụ, quân đội Mỹ và tổ hợp công nghiệp-quân sự dành phần lớn nguồn lực quân sự để chống lại sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc (PLA). Bắc Kinh đang phân tích kỹ lưỡng liệu có những thay đổi nào trong chính sách này với bối cảnh Ukraine hay không? Tôi nghĩ rằng Trung Quốc về nguyên tắc quan tâm đến thực tế là các lực lượng vũ trang Mỹ đã tham gia vào cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine hay chưa? Nếu tiềm năng quân sự của Mỹ nhắm vào Trung Quốc mà giảm đi, Trung Cộng sẽ dễ dàng thực hiện các cuộc tiến công quân sự của họ đối với Đài Loan.

Thứ tư, đó là việc Trung Quốc đánh giá lại chiến lược hạt nhân của Mỹ. Ngay từ đầu, từ cuộc họp báo đầu tiên sau khi hoạt động quân sự đặc biệt của Nga mở màn vào cuối tháng 2, Tổng thống Mỹ Joe Biden và người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki đã không bao giờ biết mệt mỏi khi nhắc lại rằng " cần phải tránh chiến tranh hạt nhân bằng mọi cách, và chúng ta sẽ không cho phép mình bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh này ". Tổng thống Nga Vladimir Putin, người mà theo thế giới, có thể thực hiện khả năng răn đe hạt nhân chống lại Hoa Kỳ, đã ám chỉ về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraina. Điều này có nghĩa là vũ khí hạt nhân phi chiến lược (vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ) đang trở thành một loại vũ khí có thể được áp dụng. Trên bối cảnh của Ukraine chính Trung Quốc cần xác định liệu Hoa Kỳ sẽ phát triển ý tưởng về một thứ "vũ khí hạt nhân nhỏ" này trong tương lai hay sẽ tiến hành từ khả năng sử dụng các lực lượng hạt nhân tiêu chuẩn ngay cả khi chống lại vũ khí thông thường.

 

PV: Nói chung ra, tôi có cảm giác như Hoa Kỳ đang gửi tín hiệu sai cho thế giới về vũ khí hạt nhân. Ý kiến của ông ra sao?

KIYO IWATA: Tôi cũng nghĩ thế! Hoa Kỳ và các cường quốc hạt nhân khác trên thế giới trước đây đã áp dụng cách tiếp cận rằng có thể chế sử dụng "vũ khí hạt nhân nhỏ để kiềm chế khả năng sử dụng "vũ khí hạt nhân chiến lược. Tuy nhiên, lập trường mơ hồ của Tổng thống Biden đã thay đổi cách tiếp cận đó, tạo ra tình huống có thể sử dụng vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ.

Trung Quốc không thể làm ngơ trước sự thay đổi này. Tôi lo ngại rằng, trong khi tiếp tục phấn đấu để cân bằng hạt nhân với Hoa Kỳ trong lĩnh vực vũ khí chiến lược, Trung Quốc hiện sẽ đẩy nhanh đáng kể việc phát triển và sản xuất vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ.

Thứ năm, lấy ví dụ của Ukraine, Trung Quốc đang nghiên cứu kỹ lưỡng các giới hạn về hiệu quả của chiến tranh hỗn hợp. Trong suốt quá trình hoạt động quân sự đặc biệt và rất lâu trước đó, nói chung ra Nga cũng đã tích cực tham gia vào cái gọi là chiến tranh hỗn hợp, bao gồm các hoạt động tuyên truyền chính trị và phá hoại, cũng như các cuộc tấn công mạng vào các cơ sở hạ tầng quan trọng như điện và thông tin liên lạc, nhằm phát tán tin tức giả và khiến dư luận xã hội Ukraine ủng hộ họ.

Nhưng lần này, cuộc chiến tranh thông tin, ngược lại- chủ yếu do Mỹ tiến hành, đã làm giảm tác dụng của các hoạt động hỗn hợp của Nga.

Chính cuộc chiến tranh thông tin này là điểm thứ sáu mà Bắc Kinh rất quan tâm.

Ví dụ, ngay cả trước khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, các lực lượng đặc biệt Nga đã tiến hành các hoạt động "cờ giả" ( các hoạt động khiến khu vực thân Nga trông giống như đang bị quân đội Ukraine tấn công), và tiếp nối là cả một cuộc chiến của các thông tin giả mạo đã ra mắt.Chính phủ Mỹ đã kịp thời vạch trần bản chất và chi tiết của các hoạt động đó cho các phương tiện truyền thông chính thống và toàn thế giới.Và hiện nay Hoa Kỳ vẫn tiếp tục vạch trần những toan tính như vậy của Nga. Kết quả, Washington đã đảm bảo được sự thống nhất của phương Tây về cuộc xung đột Ukraine và biến dư luận quốc tế thành đồng minh của mình. Cuộc chiến thông tin này và các hoạt động của quân đội Ukraine được hỗ trợ bởi các khả năng của chiến tranh mạng. Sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, Hoa Kỳ đã huấn luyện quân đội Ukraine để làm điều đó. Do vậy, quân đội Ukraine giờ đây có thể xâm nhập vào không gian mạng bên trong các cơ quan nhà nước và quân đội Nga và theo dõi những gì đang xảy ra ở đó. Do mạng của Ukraine có thể xâm nhập vào các thiết kế của Nga, nên chúng có thể cung cấp cho Ukraine thông tin giúp nước này thu lợi từ các hoạt động quân sự. Nhìn thấy tấm gương ấy từ Ukraine, Trung Quốc lo lắng bị đe dọa bởi các hoạt động mạng của kẻ thù, và tôi tin rằng Trung Quốc sẽ suy nghĩ nghiêm túc về việc Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ tiến hành một cuộc chiến tranh thông tin chống lại Bắc Kinh như thế nào nếu họ xâm lược Đài Loan.

Chiến lược gia người Đức Clausewitz, đã sử dụng thuật ngữ "sương mù chiến tranh". Và loại hình chiến tranh thông tin này được thực hiện bởi các lực lượng Mỹ và Ukraine, trong số đó có cả việc Hoa Kỳ cung cấp hình ảnh chế độ thời gian thực từ vệ tinh nhân tạo, dường như đã xóa tan định nghĩa của Clausewitz và cho phép Ukraine có đủ thông tin chính xác về chuyển động của Quân đội Nga, sử dụng nó để lập kế hoạch tấn công đối phương.

Thứ bảy, đó là việc nghiên cứu về nhân tố yêu nước cao của người Ukraina. Điều này nâng cao một cách đáng kể tinh thần của quân đội Ukraine. Tôi nghĩ rằng trong quân đội Nga không có điều này. Nếu một người lính không có mục tiêu cao cả để chiến đấu thì tinh thần của anh ta sẽ không cao.

Trung Quốc sẽ nghiên cứu rất kỹ về tinh thần phản kháng của người Đài Loan. Ví dụ, Trung Quốc cố gắng hết sức để truyền cho Đài Loan ý tưởng rằng các dân số trên đảo và đất liền thuộc cùng một cộng đồng dân tộc, và do đó nên đoàn kết lại. Bắc Kinh đang truyền lan những ý tưởng như vậy đến Đài Loan bằng tất cả khả năng của mình. Tuy nhiên, trên hòn đảo này, người dân ngày càng cảm thấy họ là "người Đài Loan" chứ không phải "người Trung Quốc". Do đó, việc Trung Quốc tuyên truyền về mối quan hệ dân tộc với người Đài Loan hầu như khó thẩm lậu, thậm chí còn gặp phản ứng ngược ở Đài Loan. Và về phương diện này, ví dụ như về ảnh hưởng ý thức hệ của chính quyền Kyiv đối với người dân Ukraine theo ý nghĩa thấm nhuần bản sắc Ukraine, là rất đáng lo ngại và đáng báo động đối với Trung Quốc.

 

PV: Bài học quan trọng thứ tám mà Trung Quốc có thể học được từ hoạt động quân sự đặc biệt của Nga là gì?

KIYO IWATA: Không thể chấp nhận được sự thiếu nhất quán nhỏ nhất trong các hành động của các lực lượng mặt đất, hải quân và không quân, thể hiện trong quá trình Nga tham gia các hoạt động chung ở Ukraine. Một trong những lý do tại sao lực lượng mặt đất của Nga vẫn tiến lên khá chậm chạp là việc bắt đầu một chiến dịch quân sự đặc biệt khi thực tế là Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã không thể đảm bảo hoàn toàn ưu thế trên không. Khi bắt đầu hoạt động quân sự đặc biệt, Nga có thể nghĩ rằng cuộc ném bom bằng tên lửa và máy bay chiến đấu đã phá hủy hoàn toàn mạng lưới phòng không của Ukraine, chẳng hạn như radar và tên lửa phòng không, và họ đã giành quyền kiểm soát hoàn toàn không phận Ukraine. Tuy nhiên, Ukraine vẫn có các radar và vị trí phòng không không bị phá hủy, cũng như trực thăng và máy bay không bị trúng tên lửa và bom, thậm chí còn có thể sử dụng.

 

PV: Theo ông, trong cách hành xử với Đài Loan, Trung Quốc sẽ tập trung chú ý vào điểm nào? 

KIYO IWATA: Trung Quốc, tất nhiên, đã cảm nhận được chính phủ Nga đ thực hiện khá thành công việc kiểm soát thông tin nội bộ ở nước này trong chiến dịch quân sự đặc biệt. Vì vậy, tôi cho rằng trong thời gian tới, Bắc Kinh cũng sẽ tăng cường hơn nữa việc kiểm soát thông tin tại nước họ.

Trung Quốc cũng sẽ cảnh giác với các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc, làm tăng sự phụ thuộc của các nước trên thế giới vào nền kinh tế Trung Quốc và không cho phép họ đi ngược lại Bắc Kinh.

Ngoài ra, rất có thể, Trung Quốc sẽ tăng cường quan hệ với Nga và Triều Tiên, kể cả trong lĩnh vực quân sự. Có thể nghĩ rằng trong trường hợp Trung Quốc xâm lược Đài Loan, Hải quân Nga sẽ đồng thời tổ chức một cuộc tập trận lớn ở Biển Okhotsk, và Triều Tiên sẽ phóng thêm một tên lửa đạn đạo tầm xa. Trong điều kiện này, một lực lượng đáng kể của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và một phần lực lượng vũ trang Mỹ trong khu vực sẽ buộc phải chuyển hướng chú ý sang tăng cường các hành động theo dõi và răn đe kẻ thù. Mục tiêu của Trung Quốc sẽ là ngăn chặn sự tập trung của các lực lượng Nhật Bản và Mỹ ở mặt trận Đài Loan thông qua tương tác như vậy với các đối tác của họ trong khu vực.

Tình trạng khẩn cấp (tức là chiến tranh) ở Đài Loan cũng sẽ là tình trạng khẩn cấp xung quanh Nhật Bản. Về vấn đề này, điều đặc biệt cần thiết là phải tăng cường hệ thống an ninh của Nhật Bản, để những vấn đề như vậy có thể bị lên án rộng rãi trong xã hội Nhật Bản và được xử lý một cách hiệu quả.

TÔ HOÀNG chuyển ngữ