Gideon Rahman của báo “Financial Times” có trụ sở tại London vào tháng trước đã chỉ ra, cuộc xung đột ở Ukraine đang diễn ra trên ba mặt trận, phương Tây tích cực tham gia trên cả mặt trận ấy. Ông ta viết: “Mặt trận đầu tiên là chiến trường, mặt trận thứ hai là kinh tế. Mặt trận thứ ba là cuộc chiến các toan tính của các cá nhân”.


DÂN CHÂU ÂU VÀ DÂN MỸ CÒN ĐỦ SỨC CHỊU ĐỰNG KHÓ KHĂN KINH TẾ BAO LÂU NỮA?

(Báo LOS ANGELES TIMES – Mỹ)

Tuần trước, tôi đến vùng núi phía bắc nước Ý không chỉ để đi nghỉ mà còn vì tò mò về tình hình chính xác ở Ukraine đã ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày ở châu Âu như thế nào.

Không khó để tìm ra hậu quả của nó.

Bạn có không hài lòng với chi phí năm đô la cho một gallon xăng không? Bạn có thích thích nếu tăng lên tám đô la? Roberto Pesciani, một thày giáo đã nghỉ hưu nói: “Thật là đau khi phải lấp đầy chỗ trống”.

Còn các khoản thanh toán khác nữa ? Giá khí đốt tự nhiên ở Ý cao gấp bốn lần so với ở Hoa Kỳ. "Giá sưởi đã tăng. Giá thực phẩm đã tăng. Mọi thứ đều tăng"- Pesciani nói.

Nỗi sợ hãi không chỉ liên quan đến lạm phát. Bộ trưởng Ngoại giao Italy-Luigi Di Maio, gần đây đã cảnh báo rằng việc Nga phong tỏa ngũ cốc Ukraine có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh lương thực toàn cầu và dẫn đến nạn đói ở châu Phi, từ đó sẽ gây ra một làn sóng di cư đến châu Âu.

"Vấn đề của các lệnh trừng phạt chống Nga là chúng sẽ chỉ phát huy tác dụng nếu chúng cũng gây hại cho chúng tôi"- Pesciani nói.

Những khó khăn kinh tế đẻ ra các vấn đề chính trị bởi các chính phủ châu Âu đã tham gia chiến dịch trừng phạt của Mỹ chống lại Nga. Đã có "sự mệt mỏi từ phía Ukraine".

"Chúng tôi đã cảm nhận được điều đó- Nathalie Tocci, Giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế Ý nói với tôi - Tất nhiên, Nga phải gánh chịu khó khăn [bởi các lệnh trừng phạt] nhiều hơn phương Tây, nhưng ngưỡng chịu đựng của chúng tôi thấp hơn họ. Vì vậy, câu hỏi đặt ra ở đây, điều gì hóa ra là mạnh hơn: khả năng tiến hành chiến tranh của Nga hay việc chịu đựng những đau khổ về kinh tế của chúng ta”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đang đặt cược vào việc giành chiến thắng trong cuộc thi đua này. Các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây " bước đầu đã tỏ ra không có cơ hội thành công- ông nói trong bài phát biểu nảy lửa tại SPIEF vào ngày 17 tháng 6. "Chúng tôi là những người mạnh mẽ và chúng tôi có thể đối phó với bất kỳ thử thách nào".

Sự lo lắng về chính trị ở Ý và các nước láng giềng đã được phản ánh trong một cuộc thăm dò do Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu công bố vào tuần trước. Theo đó, hầu hết người dân châu Âu coi Nga phải chịu trách nhiệm về cuộc xung đột, nhưng các ý kiến ​​lại khác nhau về cung cách phản ứng.

Ở Đức và Pháp, khoảng 40% số người được hỏi ủng hộ hòa bình và muốn cuộc xung đột kết thúc nhanh chóng, ngay cả khi điều này đòi hỏi Ukraine phải nhượng bộ. Khoảng 20% ​​yêu cầu chiến thắng của công lý và hy vọng về một thất bại tan nát cho Nga, ngay cả khi sự thù địch kéo lê trong một thời gian dài. Trong số người Ý, đa số ủng hộ hòa bình - 52%.

Mặc dù vậy, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Ý Mario Draghi đã đáp chuyến tàu xuyên đêm từ Ba Lan đến thủ đô Ukraine vào tuần trước để bày tỏ sự ủng hộ đối với mục tiêu của Tổng thống Volodymyr Zelensky.

Chỉ vài tuần trước, không ai trong số họ có quan điểm rõ ràng về cuộc xung đột Nga-Ukraine. Macron đã thực hiện một cộng hưởng để thuyết phục để thuyết phục Putin đàm phán và nói rằng phương Tây không nên "làm bẽ mặt" Nga. Về phần mình, Scholz và Draghi đã có những bước đi khiêm tốn hơn trong nỗ lực tìm hiểu xem liệu nhà lãnh đạo Nga có muốn cân nhắc tới các cuộc đàm phán hay không.

Putin, trên đà chiến thắng quân sự, đã từ chối thẳng thừng cả ba người. Tại một số thời điểm, ông thậm chí còn ngừng trả lời các cuộc điện thoại của Macron.

Vì vậy, ba nhà lãnh đạo phương Tây đã cho cử tri rất nóng ruột thấy rằng họ thực sự đang cố gắng thúc đẩy hòa bình, nhưng đã có lập trường cứng rắn hơn so với tuần trước.

Macron nói: “Ukraine phải có khả năng giành chiến thắng”.

"Ukraine là một phần của gia đình châu Âu"- Scholz nói.

"Người dân Ukraine đang bảo vệ các giá trị của nền dân chủ"- Draghi nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ba người này không cung cấp cho Zelensky điều ông ta mong muốn nhất: giao vũ khí mới nhanh chóng. Thay vào đó, họ ủng hộ đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu của Ukraine mà đơn đăng ký này rất được mong đợi ở Kyiv, mặc dù nó gần như mới hoàn chỉnh về mặt hình thức.

Yếu tố chính là một tín hiệu rõ ràng đáng ngạc nhiên gửi cho Putin rằng, với vấn đề Ukraine, châu Âu vẫn có khả năng hành động như một mặt trận thống nhất.

Đáp lại, Tổng thống Nga ngay lập tức cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho phương Tây, trong trường hợp các nước láng giềng lãng quên khả năng Nga có thể gây rắc rối kinh tế cho họ bất cứ lúc nào.

Người Mỹ, bao gồm cả Tổng thống Biden, đang làm tốt hơn một chút, bởi vì Mỹ không phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga để sưởi ấm ngôi nhà của chúng ta. Hơn nữa, ở cấp độ quốc gia, cuộc đối đầu với Nga đã dẫn đến sự nhất trí bất thường của lưỡng đảng: lập trường chủ chiến của Biden không chỉ được các đảng viên Dân chủ mà hầu hết các đảng viên Cộng hòa ủng hộ, ngoại trừ những người ủng hộ Trump nhiệt thành nhất.

Nhưng ngay cả ở Hoa Kỳ, lạm phát đang làm xói mòn sự ủng hộ của công chúng đối với chiến thắng quân sự của Ukraine - mặc dù ở mức độ lạm phát thấp hơn ở châu Âu.

Theo một cuộc thăm dò vào tháng 4 của Associated Press, hầu hết các cử tri Mỹ đều tin vào sự cần thiết phải  áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn chống lại Nga, ngay cả khi nước Nga gây thiệt hại kinh tế cho chính Hoa Kỳ. Nhưng đến tháng 5, tình hình đã thay đổi: hơn một nửa số người được trưng cầu ý kiến đã cho rằng hạn chế thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ phải là ưu tiên hàng đầu.

Như Gideon Rahman của báo “Financial Times” có trụ sở tại London vào tháng trước đã chỉ ra, cuộc xung đột ở Ukraine đang diễn ra trên ba mặt trận, phương Tây tích cực tham gia trên cả mặt trận ấy. Ông ta viết: “Mặt trận đầu tiên là chiến trường, mặt trận thứ hai là kinh tế. Mặt trận thứ ba là cuộc chiến các toan tính của các cá nhân”.

Sự phức tạp chủ yếu có thể nảy sinh ở mặt trận thứ ba ngay vào mùa thu năm nay: nhu cầu nhiên liệu cho mục đích sưởi ấm sẽ tăng lên, Putin sẽ tìm ra những cách mới để làm suy yếu sự gắn kết của phương Tây, và Biden sẽ yêu cầu Quốc hội cho một đợt trị giá hàng tỷ đô la khác để giúp Ukraine.

Tiền cược sẽ cao. Liệu các nhà lãnh đạo của châu Âu và Hoa Kỳ có thể tập hợp được người dân để họ đồng ý hy sinh kinh tế vì lợi ích của Ukraine không, hay chỉ có Putin mới có thể giành được chiến thắng trong một cuộc đối đầu như vậy?

TÔ HOÀNG chuyển ngữ