Những bức tượng tạc từ đá núi lửa địa phương được gọi là "moai" theo ngôn ngữ Hawaii. Từ lâu các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng chúng được tạo ra trong khoảng từ 1250 đến 1500 năm trước. Nhưng vì mục đích gì thì không rõ ràng. Các phiên bản giải thích đã được nêu ra rất khác nhau. Thêm sự hấp dẫn là thực tế cư dân của đảo Phục Sinh tin rằng (và hiện nay nhiều người vẫn tin như thế) các bức tượng ấy biết "tự đi bộ".
NGƯỜI BẢO VỆ KHẢ NĂNG SINH SẢN
Và giờ đây, một nhóm các nhà khảo cổ học
quốc tế đến từ New Zealand, Mỹ và Chile lại đưa ra một giả thuyết khác. Các nhà
nghiên cứu đã tìm hiểu hai bức tượng tại ngọn núi lửa đã nguội lạnh Rano-Raraku
ở trung tâm đảo Phục sinh. Từ trên đỉnh chính của ngọn núi lửa này đã hình
thành phần lớn những bức tượng thờ ( gần 95% )mà hiện nay đã tính được tới 887
bức.
Phân tích tầng đất tại vùng Rano-Raraku,
các nhà khoa học đi tới kết luận đây chính mảnh đất màu mỡ nhất trên hòn đảo. “Khi
chúng tôi nhận được kết quả của việc phân tích hóa học , tôi thực sự ngạc nhiên
– nhà địa chất Mỹ Sarah Sherwood nói- Có một hàm lượng rất cao các chất trong đất
mà ban đầu chúng tôi không hề nghĩ tới. Ví dụ, canxi và phốt pho - những chất cực
kỳ quan trọng cho sự phát triển của cây trồng và mùa màng bội thu “.
Điều này cho phép các nhà khoa học cho rằng
đất dưới chân núi lửa không chỉ được khai thác nguyên liệu làm tượng mà những
vùng đất này còn được dùng để canh tác hoa màu. Người ta đã tìm thấy dấu vết của
việc trồng chuối, khoai lang, dâu giấy và khoai môn (cây thân thảo).
Sarah
Sherwood tiếp tục: “Ở khắp mọi nơi trên đảo, đất bị cạn kiệt nhanh chóng, bị
phá hủy và mất đi các yếu tố quan trọng đối với thực vật. "Nhưng mỏ đá có
một hệ thống khép kín hoàn hảo với nước, phân bón tự nhiên và chất dinh dưỡng".
Nếu trước đây người ta tin rằng khu vực
núi lửa Rano Raraku là một nơi dành riêng cho việc tạo ra và lưu trữ các bức tượng
(hiện còn khoảng 400 bức tượng), thì hiện nay các nhà nghiên cứu cho rằng nó vẫn
còn là một trung tâm nông nghiệp. Cây được trồng ở đây đất giàu nguyên tố vi lượng
được vận chuyển như một nguồn tài nguyên quý giá đến các vùng khác của đảo để
làm giàu cho các vùng đất địa phương.
Về phần những bức tượng , theo các nhà
khoa học, chúng được giao vai trò canh giữ những vùng đất màu mỡ này. Người bản
xứ cố tình để chúng trong mỏ đá để “ moai” bảo vệ thiên nhiên của mỏ đá, góp phần
vào sản xuất nông nghiệp và những vụ mùa cho năng suất cao.
SỨC MẠNH CỦA TỔ TIÊN
Các cuộc thám hiểm khoa học đến Đảo Phục
sinh được bắt đầu 25 năm đầu tiên của thế kỷ 20 (trước đó, đây là một vùng đất
xa xôi ở Thái Bình Dương và người dân nơi đây chỉ được quan tâm như đối tượng
mua bán nô lệ). Trong 2 năm 1914,1915 các nhà nghiên cứu người Anh đã tới đảo,
nghiên cứu các khu mộ và các tượng đá. 20 năm sau, một đoàn thám hiểm Pháp-Bỉ
đã đến nơi đây.
Trong một thời gian dài, người châu Âu
không thể hiểu được ai đã tạo ra vô số bức tượng thần này;họ sử dụng công cụ gì
và làm thế nào họ di chuyển chúng từ trung tâm hòn đảo đến bờ biển. Rõ ràng điều
này đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và một lượng thời gian đáng kể. Và quan trọng nhất,
người ta không rõ các bức tượng được dựng lên với mục đích gì. Cư dân địa
phương, những người Rapanui kể cho các nhà khoa học nghe truyền thuyết về tổ
tiên họ đã sở hữu sức mạnh ma thuật, mà sức mạnh đó hiện được chứa trong các bức
tượng “moai”. Theo ý tưởng của họ, , mùa màng, thời tiết và sự hạnh phúc của
người dân địa phương nói chung đều phụ thuộc vào toàn bộ vào những lực lượng
siêu nhiên này.
Sau khi nghe các truyền thuyết, các nhà
nghiên cứu cho rằng các thần tượng được dựng lên bởi những người định cư từ
Polynesia,tức những ai đã đi thuyền đến Đảo Phục sinh vào thế kỷ 11. Các bức tượng
có thể là biểu tượng của thị tộc của họ hoặc nhân cách hóa tổ tiên đã khuất.
Nhưng các nhà khoa học không thể trả lời câu hỏi làm thế nào mà những “moai” được
đưa đến bờ biển. Người bản xứ cam đoan rằng các bức tượng "tự đi bộ".
Vì vậy, một lần nữa các huyền thoại lại tiếp tục sinh sôi. Tất nhiên, người ta
có thể nghi ngờ rằng các bức tượng ở tư thế nằm ngang được cuộn trên các khúc gỗ,
nhưng người châu Âu đã không tìm thấy những than cây thích hợp cho công việc
này ở trên đảo. Đó là một khu vực không có cây cối.
THẢM HỌA TỰ GÂY RA
Vào những năm 1950, nhà du lịch Na Uy nổi
tiếng Thor Heyerdahl đã đặt chân đến Đảo Phục sinh. Cùng với một nhóm các nhà
khảo cổ học, ông đã ở đó vài tháng và thiết lập các thí nghiệm trong việc khắc
và kéo những bức tượng nổi tiếng. Tất cả điều này đã được thực hiện bởi những nỗ
lực của cư dân địa phương và không sử dụng các công cụ hiện đại. Nhân đây, những
người bản xứ thừa nhận rằng từ thuở nhỏ họ đã được dạy công nghệ làm “moai”,
nhưng họ không phải thực hiện tiếp theo: qua nhiều thế hệ, không có ai trên đảo
lắp đặt tượng nữa.
Sau đó, Thor Heyerdahl đã mô tả công nghệ
này trong cuốn sách “Aku-Aku”
của mình, tiết lộ bí mật của việc tạo ra, di chuyển và lắp đặt những bức tượng
bí ẩn. Hóa ra, nghề thủ công này thuộc sở hữu của một trong hai bộ tộc sống
trên đảo - các nhà khoa học gọi họ là người "tai dài" vì họ kéo dài
dái tai bằng đồ trang sức nặng. Trong nhiều thế kỷ, những thổ dân này đã giữ
bí mật của việc làm tượng là bí mật từ bộ
tộc thứ hai, bộ tộc chiếm phần lớn dân số trên đảo - bộ tộc "tai ngắn".
Không có gì đáng ngạc nhiên khi những người "tai ngắn" ban tặng cho
các thần tượng sức mạnh siêu nhiên và bao quanh họ là vô số điều mê tín dị
đoan, được kể cho người châu Âu biết. Ví dụ, sự "tự đi" của “moai”, rất
có thể, được giải thích là do ở một số giai đoạn vận chuyển, các bức tượng bị lật
nghiêng, được di chuyển với sự trợ giúp của dây thừng theo phương thẳng đứng.
Theo yêu cầu của Heyerdahl, một nhóm số ít
"tai dài" còn lại trên đảo ( bộ tộc đang chết dần chết mòn) đã tái hiện
tất cả các công đoạn làm “moai”. Khắc tượng bằng búa đá( chúng bị phá hủy cùng
với đá và liên tục được thay thế bằng những cái búa mới), người bản địa di chuyển
chúng bằng cách kéo và sử dụng các khúc gỗ, sau đó đặt chúng theo chiều dọc bằng
các thiết bị khéo léo làm từ đá và các khúc gỗ giống như đòn bẩy.
“Vì vậy, chúng tôi đã chứng kiến với nước
và rìu đá, có thể tạc tượng ngay trong khối núi - sẽ chỉ cần thời gian; đảm bảo
rằng với sự trợ giúp của dây thừng hoặc trên một chiếc xe trượt, người ta có thể
di chuyển những người khổng lồ bằng đá. Chỉ cần một đôi tay cần mẫn và đôi chân
khỏe mạnh là đủ - Thor Heyerdahl viết trong cuốn sách của mình- Họ không có những
cuộc binh đao và có đủ thời gian để muốn xây tháp Babel của họ trên nền tảng của
một truyền thống cổ xưa. Trong hàng trăm năm, họ không biết bất kỳ kẻ thù nào.
Trên thực tế hòn đảo hẻo lánh tnày ở trong một thế giới chỉ có cá và cá voi là những
người hàng xóm “.
Nhưng các khúc gỗ đến từ đâu trên một vùng
đất nghèo nàn về hệ thực vật? Hóa ra, trước khi nền văn minh địa phương bị suy
tàn, trên đảo đã có những khu rừng rậm rạp và không hề thiếu gỗ. Nhưng rừng dần
bị chặt phá, những vùng đất giải tỏa được gieo trồng cây nông nghiệp. Gỗ được sử
dụng để làm nhiên liệu, xây dựng nhà cửa và tàu thuyền, cũng như để di chuyển
các bức tượng khổng lồ. Kết quả là, các khu rừng bị phá hủy hoàn toàn, và những
người bản địa bỏ làng mạc và vườn tược của họ di chuyển tới các hang động và cuối cùng là suy thoái.
Vì vậy, người Rapanui đã tự tay giết chết
hệ sinh thái địa phương, tạo ra một trong những sự thảm họa ghê gớm nhất mà người
có thể nhìn thấy trong lịch sử.
Và những bức tượng vẫn đứng câm lặng trên
bờ biển cho tận đến hôm nay giống như một lời cảnh báo cho con cháu trên hòn đảo
và toàn thể nhân loại.
TÔ HOÀNG (chuyển ngữ)