Theo quan điểm xã hội chủ nghĩa thực sự, Gorky không đồng ý Tolstoy rằng điều không tưởng đạt được tốt nhất bằng cách tự hoàn thiện bản thân. Theo ý kiến ​​của ông, lập luận ấy sẽ chỉ có ý nghĩa nếu mọi người sinh ra đều có cơ hội bình đẳng,


Sự khác biệt không thể hòa giải giữa những người khổng lồ như Lev Tolstoy và Maxim Gorky giúp chúng ta hiểu rõ hơn về con đường trồi trụt của Nga trong thế kỷ 20 – theo tác giả một bài trên cổng điện tử Big Think của Mỹ. Cũng theo ý kiến ​​của tác giả này, mặc dù các tác phẩm của hai cây đại thụ không thể cứu đất nước của họ khỏi những tai họa chính trị, nhưng vẫn có thể hy vọng rằng các tác phẩm ấy sẽ định hướng cho sự phát triển của nhân loại trong tương lai.

Đối với giới trí thức Nga, bị tước đi cơ hội bày tỏ sự lo lắng của mình theo một cách khác, văn học được coi như một diễn đàn để thảo luận về các vấn đề xã hội và chính trị. Mặc dù trên thực tế hầu hết các nhà văn đều muốn làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn, nhưng mỗi người đều thể hiện điều không tưởng cụ thể của mình. 

Khi hầu hết các chế độ quân chủ ở châu Âu được thay thế bằng các nền dân chủ lập hiến, thì nước Nga vẫn nằm dưới ách thống trị của chế độ chuyên quyền. Các nhà tư tưởng Nga không thể nói trước công chúng, vì vậy trong nỗ lực tìm cách cải thiện xã hội hiện đại, họ đã chuyển sang dùng bút, giấy và máy in. Kết quả của những nỗ lực chung của họ, cái gọi là trường phái xã hội học đã hình thành. Sách từ thời kỳ ấy hiếm khi được viết đơn giản chỉ để giải trí. Tác giả của chúng đã chẩn đoán các căn bệnh xã hội và cố gắng đưa ra một phương pháp chữa trị khả thi.

Bước đầu tiên trong quá trình này hóa ra là dễ dàng nhất. Vào thời điểm đó, so với châu Âu, thậm chí ngay cả với Hoa Kỳ mọi điều vẫn còn chưa chín muồi, hình thức điều hành của Nga bị coi là lạc hậu và vô giá trị. Tất cả quyền lực đều thuộc về một người, mà sự lựa chọn không dựa trên tài năng và kỹ năng của cá nhân ấy, mà dựa trên dòng máu. Người dân Nga bị chia thành một hai nhóm không cân xứng: nhóm nhỏ gồm những quý tộc giàu có một cách khó hiểu và nhóm thứ hai bao gồm một số lượng lớn hơn nhiều là những người nghèo khổ. Trước khi được giải phóng vào năm 1861, nhiều người trong số những người nghèo này là nông nô và thậm chí không có các quyền cơ bản.

Tuy hầu hết các nhà tư tưởng Nga gặp nhau ở chỗ đất nước họ rất cần sự thay đổi, nhưng họ đã đưa ra các giải pháp khác nhau, thường là mâu thuẫn. Trong bài báo “Cuộc đụng độ của điều không tưởng”, Giáo sư Hugh McLean – một học giả Nga và Slav, đã minh họa quan điểm này bằng cách so sánh những điều không tưởng của những bậc thầy tư tưởng có lẽ ngang nhau: nhà văn Lev Tolstoy và nhà hoạt động chính trị Maxim Gorky. Sự đối lập không thể cưỡng lại giữa quan điểm của hai nhân vật sừng sững này giải thích cho sự phát triển bị

Không tưởng của Tolstoy

McLean bắt đầu xem xét điều không tưởng của Tolstoy với một sự thật mà nhiều người đã nhận thấy trước đây: “Khả năng phê phán của tác giả, khả năng nhìn ra những sai sót trong lý luận của người khác, hóa ra mạnh hơn vô hạn so với khả năng hình thành hệ thống quan điểm tích cực của chính mình”. Tolstoy đã viết nhiều cuốn sách và hàng trăm luận thuyết về sự bất mãn với trật tự xã hội – từ lạm dụng rượu và ma túy đến nghèo đói bất tận – nhưng thường không tìm ra câu trả lời thuyết phục cho những câu hỏi được đặt ra.

Mặc dù Tolstoy luôn quan tâm đến những câu hỏi nghiêm túc, tác phẩm của ông chỉ bộc lộ  tính chất không tưởng một cách rõ rệt vào cuối sự nghiệp viết văn của mình. Các tác phẩm của thời kỳ này, bao gồm các tiểu luận “Lời thú tội” và “Vương quốc của Chúa ở bên trong bạn”, cũng như cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Tolstoy “Phục sinh”, nổi bật lên tính cách giáo lý và chủ đề Cơ đốc giáo. Thoát khỏi trầm cảm nhờ sự thức tỉnh về tôn giáo, nhà văn đã chọn bất bạo động là con đường khả thi duy nhất dẫn đến hòa bình và công lý.

Tin rằng tất cả mọi người xét về bản chất đều tốt, Tolstoy đã đổ lỗi cho nền văn minh và các thể chế thối nát của nó là nguyên nhân cho tất cả những điều xấu xa. Tự cho mình là một người sùng đạo sâu sắc, chí ít ra văn hào vẫn tránh xa nhãn mác này. Từ chối tôn giáo có tổ chức và việc tôn kính các vị thánh, văn hào đã giải thích Đức Chúa Trời là một hình ảnh biểu tượng của tình yêu và khẳng định rằng một điều không tưởng sẽ được tạo ra vào thời điểm mọi người đàn ông, phụ nữ và trẻ em trên hành tinh này tin vào sự thôi thúc cơ bản của con người.

Từ quan điểm kinh tế xã hội, điều không tưởng của Tolstoy chỉ có thể thành hiện thực thông qua quá trình phát triển chứ không phải quá trình tiến hóa. Nếu giả như mỗi cư dân trên Trái đất yêu nhau không vụ lợi, thì không cần biên giới hay quân đội để bảo vệ họ. Các cư dân cần tuân thủ các thể chế của nền văn minh – theo ý kiến ​​của Tolstoy – đó là điều không cần thiết và không thể chấp nhận được; và các thành phố sẽ tự tan rã. Sau đó, tất cả mọi người sẽ định cư ở nông thôn, nơi họ sẽ cày bừa, tham gia vào các hoạt động xã hội và cống hiến hết mình cho sự hoàn thiện về mặt tinh thần.

Câu trả lời của Gorky

Mặc dù Maxim Gorky được biết đến rộng rãi và nổi tiếng ở Nga, ông còn xa mới đạt tới tiếng tăm toàn cầu của Tolstoy. Vì vậy, Gorki phải trình bày quan điểm của mình chi tiết hơn. Gorky sinh năm 1868. Ông bắt đầu sự nghiệp với những câu chuyện mang âm hưởng xã hội. Ông là một trong số ít tác giả đóng vai trò tích cực trong Cách mạng Nga, trở thành đồng minh và cố vấn của con người uyên bác Vladimir Lenin và chính phủ Bolshevik của ông này.

Gorky không chỉ đưa ra một tầm nhìn khác trên cơ bản về những điều không tưởng, mà còn cả những phương tiện để đạt được điều đó. Lập luận rằng giai cấp công nhân Nga đã phải chịu đựng quá lâu, ông đồng ý với Lenin hiện trạng đó cần phải bị phá hủy, kể cả bằng vũ lực. Ngay cả khi các chủ đất và quý tộc lúc này lúc khác đe dọa trả thù để duy trì quyền lực, Gorky vẫn không thấy sự hấp dẫn trong việc trả nợ cho họ một xu nhỏ.

Theo quan điểm xã hội chủ nghĩa thực sự, Gorky không đồng ý Tolstoy rằng điều không tưởng đạt được tốt nhất bằng cách tự hoàn thiện bản thân. Theo ý kiến ​​của ông, lập luận ấy sẽ chỉ có ý nghĩa nếu mọi người sinh ra đều có cơ hội bình đẳng, điều này chắc chắn không phải là trường hợp của nước Nga thế kỷ 19. Trong khi đồng ý với Tolstoy rằng nhiều thể chế xã hội đã suy tàn và không hoạt động, ông vẫn tin rằng chúng có thể được sửa chữa.

Trong bài báo công bố vào năm 1909 “Sự hủy diệt của nhân cách”, Gorky mô tả Tolstoy và Fyodor Dostoevsky – người đương thời với ông là “những thiên tài vĩ đại nhất của vùng đất nô lệ”: “Họ nói với cùng một giọng: ‘Hãy kiên nhẫn’, ‘Đừng chống lại cái ác bằng bạo lực’. Tôi không biết trong lịch sử nước Nga có thời điểm nào khó khăn hơn thời điểm này và tôi không biết có khẩu hiệu khác lay động con người hơn khi dám tuyên bố đối mặt với cái ác, tham gia vào cuộc chiến đấu cho mục đích của mình.

Điều không tưởng của Gorky

Quan điểm của Gorky – theo McLean là “một lý tưởng xã hội chủ nghĩa ít nhiều chuẩn mực tồn tại ở nhiều trí thức Nga”. Đó là một thế giới mà tư liệu sản xuất thuộc về người lao động chứ không thuộc về người sử dụng lao động, nơi tài sản tư nhân bị xóa bỏ phần lớn; thế giới mà các quyết định của chính phủ được thông qua bằng phổ thông bầu phiếu hoặc bởi các đại biểu nhân dân – những người chăm sóc lợi ích của quần chúng; và thế giới ấy là nơi việc giáo dục và khai sáng sẽ phải được suy nghĩ lại để truyền cho học sinh ý thức vững vàng về trách nhiệm xã hội.

Đồng thời, Gorky còn đặc biệt ở chỗ ông không trở thành vật hy sinh của chủ nghĩa bè phái đang chia rẽ các đảng xã hội chủ nghĩa theo khuynh hướng trên khắp nước Nga vào thời điểm đó. Cho đến khi những người Bolshevik còn chưa xây dựng nhà nước độc đảng của họ, ở Nga vẫn tồn tại hàng chục tổ chức xã hội chủ nghĩa, và mỗi tổ chức đều thu hút mọi người bằng cách đọc của riêng mình về Karl Marx. Hiểu rằng tất cả những người theo chủ nghĩa xã hội đều phấn đấu cho một mục tiêu chung và chỉ khác nhau về phương thức đạt được mục tiêu đó, Gorky đã nỗ lực vì sự thống nhất thông qua một cuộc đối thoại văn minh.

Tuy nhiên, trong tất cả các biến thái của chủ nghĩa xã hội, Gorky dường như thích chủ nghĩa Bolshevik hơn. Trong những năm trước cách mạng, nhà văn đã hào phóng ủng hộ đảng trong những lúc khó khăn, thậm chí còn tổ chức các cuộc họp tại nhà riêng để rèn giũa những người cách mạng có ý thức từ những người công nhân và phụ nữ. Gorki cũng đóng một vai trò quan trọng trong phong trào xây dựng niềm tin vào Đức Chúa Trời, khi những người tham gia phong trào này cố gắng minh chứng những người Bolshevik cũng có niềm tin tương tự vào thiết chế xã hội mới như Nhà thờ Chính thống Nga đã từng làm.

Gorky- trước hết là một trí thức được giáo dục kinh điển, và chỉ sau đó mới là một người cộng sản nhiệt thành. Do đó một vực thẳm sớm mở ra giữa Gorky và những người Bolshevik khác, chính vì nền tảng giáo dục mà nhà văn nhận được. Nếu Lenin, Leon Trotsky và Joseph Stalin hình dung nhà nước cộng sản như một hình thức chính quyền hoàn toàn mới, khác hẳn phương Tây, thì Gorky-không nghi ngờ gì-không khỏi thán phục các nước châu Âu-những quốc gia được coi là đỉnh cao của sự phát triển nhân loại, văn minh và mục tiêu cuối cùng của quá trình chuyển đổi chính trị của Nga.

Sự va chạm nhau của những điều không tưởng

Nhưng nếu Gorky chỉ ra những khuyết điểm của chủ nghĩa Tolstoy, thì chính Tolstoy – dù vô thức và gián tiếp – cũng đã chỉ ra những khuyết điểm trong thế giới quan của Gorky. Mặc dù tác giả của “Chiến tranh và Hòa bình” và “Anna Karenina” chưa bao giờ mô tả về tương lai độc tài của nước Nga một cách chi tiết như Dostoevsky đã miêu tả trong truyện vừa “Ghi chú từ lòng đất”, Tolstoy dẫu sao vẫn hiểu được sức nóng của những dục vọng dẫn đến sự ra đời đẫm máu của Liên bang Xô viết, và sau đó là sự phát triển chậm chạp cùng sự sụp đổ đau đớn của nó.

Tolstoy biết rằng để chủ nghĩa xã hội không tưởng có thể hoạt động, các công dân của nó không buộc phải hợp tác cùng nhau. Để một thử nghiệm như vậy thành công, những người tham gia dường như sẽ cần phải có trải nghiệm sâu sắc cá nhân và được tham gia vào việc thực nghiệm ấy theo ý muốn của riêng họ. Ngoái nhìn lại hàng triệu triệu công dân Xô Viết – những người đã chết vì đói, vì chiến tranh và vì sự đàn áp – không thể phủ nhận rằng thiệt hại từ thể chế theo chủ nghĩa Lenin đã lớn hơn rất nhiều những lợi ích mà thể chế mang lại.

Nhưng tuy vậy, trong cách tiếp cận của Tolstoy chắc chắn là tốt hơn về phương diện lý thuyết, thì nó lại không thực tế và thậm chí có phần ngây thơ. Ví dụ, cho dù Tolstoy có nói về sức mạnh của tình yêu một cách thi vị đến đâu, McLean cũng không bao giờ tìm thấy bằng chứng nhận thức luận cho các giả thuyết của ông. McLean viết: “Tolstoy tìm thấy thứ luật khắc sâu trong trái tim ông, và kết luận rằng thứ luật ấy phải có trong mỗi chúng ta”. Với sở thích xem xét nội tâm, Tolstoy đã không đánh giá hết tầm quan trọng của những biến đổi xã hội, và lý thuyết kinh tế của ông là một kế hoạch không hoàn chỉnh và do đó vô dụng.

Tuy nhiên, thay vì chỉ trích giới trí thức Nga về cái chết và sự tàn phá đã gây ra do sự bất đồng giữa họ, chúng ta nên biết ơn về sự nghiêm túc mà những người này tiếp cận các vấn đề của xã hội họ. Nhiều người trong số họ đã sẵn sàng đi đến cùng và đứng lên bảo vệ chính kiến của mình dù họ có thể bị tẩy chay, bị bỏ tù hoặc thậm chí bị giết chết. Mặc dù các tác phẩm của họ không cứu được nước Nga trong thế kỷ 20, nhưng người ta có thể hy vọng rằng những công trình ấy vẫn sẽ đóng vai trò định hướng cho sự phát triển của nhân loại trong tương lai.

TÔ HOÀNG (chuyển ngữ)