Bộ phim “Bố già” được công chiếu lần đầu tại New York vào ngày 14/3/1972 - và kể từ đó, trong nửa thế kỷ, các nhà làm phim trẻ đã học được cách làm phim từ bộ phim này. Giống như nhiều bộ phim tuyệt vời khác, việc thực hiện “Bố già” rất khó khăn.


"BỐ GIÀ” TRÒN 50 TUỔI

Gọi “Bố già” (The Godfather) là bộ phim hay nhất trong lịch sử điện ảnh đã là một điều thường tình. Trên trang web điện ảnh lớn nhất IMDb, xếp hạng của những bộ phim hay nhất mọi thời đại theo đánh giá của người dùng được cập nhật liên tục - và bộ phim “Bố già” của đạo diễn Coppola đã chiếm vị trí thứ nhất hoặc thứ hai trong nhiều thập kỷ. Chỉ đôi khi nó bị “Chạy khỏi Shawshank” (The Shawshank Redemption) vượt qua.

Bộ phim “Bố già” là một bức tranh huyền thoại, đồng thời cũng rất nghiêm túc - và rất "ăn khách": cho dù bạn có chỉnh sửa nó đến đâu, cũng không thể nào tự tách mình ra khỏi cảnh tượng thê lương, kịch tính kéo dài suốt ba giờ liền. Bộ phim “Bố già” được công chiếu lần đầu tại New York vào ngày 14/3/1972 - và kể từ đó, trong nửa thế kỷ, các nhà làm phim trẻ đã học được cách làm phim từ bộ phim này. Giống như nhiều bộ phim tuyệt vời khác, việc thực hiện “Bố già” rất khó khăn.

ANH EM NHÀ KARAMAZOV VỚI KHẨU SÚNG TRONG TAY

Mario Puzo, một nhà văn thất bại người Mỹ gốc Ý- đã viết “Bố già” với mục đích duy nhất là kiếm tiền và trả nợ (chủ nợ hứa sẽ đánh gãy tay ông nếu ông không trả lại 11.000 USD). Trong thời thơ ấu và thanh niên của mình Mario Puzo đã nghe rất nhiều câu chuyện về mafia, đã đọc rất nhiều bài báo về các cuộc đấu trí của xã hội đen. Trước Mario Puzo đã xuất hiện nhiều tập truyện vừa  và tiểu thuyết về mafia, nhưng chỉ có Mario Puzo mới biết biến “Bố già” thành một câu chuyện về một phụ hệ gia đình, về những người sống theo những quy tắc rất nghiêm ngặt, với những ý tưởng cụ thể, về danh dự và nhân phẩm, với niềm tin rằng gia đình và giá trị của gia đình là trên tất cả.

Người ta nói rằng sáng tạo nên hình tượng Don Vito Corleone và các con trai của ông ta, Mario Puzo đã lấy cảm hứng từ tiểu thuyết “Anh em nhà Karamazov” của văn hào Nga Feodor Dostoievsky. Nhưng không ai có thể so sánh tiểu thuyết của Mario Puzo với tác phẩm kinh điển của nhà văn Nga kia- các nhà phê bình phản ứng lại. Bản thân Mario Puzo cũng không hài lòng với “Bố già”. Ông từng nói trong một cuộc phỏng vấn: "Nếu tôi biết rằng có rất nhiều người sẽ đọc cuốn sách này, tôi đã cố gắng viết nó tốt hơn!". Và “Bố già” thực sự được hàng triệu người đọc. Cuốn tiểu thuyết đã trở thành một đầu sách bán chạy nhất và mang về rất nhiều tiền cho tác giả. Hơn nữa, bản quyền phim đã được Hãng “Paramount” mua ngay khi cuốn sách còn đang được chuẩn bị phát hành, hãng phim có đại lý riêng tại nhà xuất bản.

Lúc đầu, nhà sản xuất phim Robert Evans định chuyển hành động từ New York vào những năm 1940 đến Thành phố Kansas vào đầu những năm 1970, yêu cầu Mario Puzo thêm vào kịch bản những cảnh hippies và các dấu hiệu hiện đại khác... Nhưng đạo diễn Coppola quyết định giữ nguyên thời gian và địa điểm hành động của tiểu thuyết.

Điều này thật không đơn giản. Vào thời điểm đó thực tế đạo diễn Coppola chưa hẳn đã là một tên tuổi: trên tài khoản của ông ấy chỉ có một vài bộ phim không có nghĩa là đã trở thành người nắm giữ kỷ lục phòng vé. Ngay từ đầu, Coppola được gọi đến với “Bố già vì ông là một người gốc Ý (Evans nói rằng nếu bộ phim nói về những tên xã hội đen người Ý, thì “điều cần thiết là mùi spaghetti phải tỏa ra từ màn ảnh!”) Đồng thời, đạo diễn Coppola đã có ý tưởng của riêng mình về việc phê duyệt ai cho các vai chính. Ông tin chắc rằng diễn viên duy nhất phù hợp với vai Don Corleone là Marlon Brando. Nhưng hãng “Paramount” lại không muốn làm việc với diễn viên này.

Vào những năm 1970, nam diễn viên Marlon Brando đã nổi tiếng là một người lăng nhăng, háu ăn và lười biếng, gần như không thể làm việc được, ngoài ra, những bộ phim cuối cùng của ông ta đều thất bại ở phòng vé. Đối với vai Don Corleone, các quan chức hãng phim đã dự đoán cho các diễn viên như Laurence Olivier, Burt Lancaster, Anthony Quinn, Raf Vallone, Ernest Borgnine ... Và chính Orson Welles vĩ đại cũng suýt năn nỉ để được đảm nhận vai "bố già".

Những câu chuyện tội phạm đang là nhu cầu trong ngành công nghiệp điện ảnh. Để có một kịch bản hay, các hãng phim sẵn sàng bỏ ra một số tiền có nhiều số 0, hy vọng sẽ bù đắp được gấp trăm lần mọi chi phí, vì người xem rất thích những bộ phim như vậy. Ngồi trên ghế bành trong phòng chiếu phim hoặc trên ghế dài ở nhà, bạn có thể trải nghiệm cảm giác phấn khích, cảm nhận ra mùi vị của cuộc rượt đuổi và để nhận một liều adrenaline.

Nhưng đạo diễn Coppola vẫn kiên trì: ông đến gặp Marlon Brando với một chiếc máy ảnh cầm tay và thêm một thứ giống như màn hình thử nghiệm. Marlon Brando, ngay trước mặt ông, nhuộm tóc đen bằng xi đánh giày, đắp khăn giấy trên má, châm xì gà, và tái sinh như một người khác. Người đứng đầu hãng phim “Paramount”- người đã thề rằng "chừng nào còn phụ trách công ty điện ảnh, Marlon Brando sẽ không thể đóng vai Don", đã rất sốc khi xem đoạn video này. Nhưng ông ta cũng đồng ý - với điều kiện Marlon Brando sẽ giảm mức thù lao theo lệ thường xuống, và nếu anh ta bỏ lỡ dù chỉ một ca ghi hình, Brando sẽ tự bỏ tiền túi ra trả. (Kết quả là, trong “Bố già, không giống như nhiều bộ phim khác, nam diễn viên không hề bỏ một ngày ghi hình nào. Mặc dù không ương gàn, đỏng đảnh thì không phải là Marlon Brando. (Mọi người kể rằng anh ta không muốn học lời thoại và yêu cầu in chúng trên những tấm thẻ đặc biệt, từ đó anh ta đọc chúng trước máy quay).

CÁCH VẼ MỘT BỨC TRANH TRÊN PHÔNG ĐEN TRONG ÁNH SÁNG RỰC RỠ

Giao vai Michael Corleone cho Al Pacino - vai lớn nhất và quan trọng nhất trong bộ phim- càng khó hơn nữa. Vào đầu những năm 1970 nam diễn viên Al Pacino còn ít người biết tới, chứ không phải như ngôi sao Ryan O'Neal, người mà hãng phim khăng khăng ứng cử. Như Evans đã viết trong hồi ký của mình - "Cuộc chiến để giành diễn viên thủ vai các thành viên trong gia đình Corleone còn gay gắt hơn tất cả các cuộc chiến mà các nhân vật đấu trọi nhau trên màn hình”. Đạo diễn Coppola chỉ được phép chọn Pacino vào vai Michael với điều kiện Sonny Corleone phải được đóng bởi James Caan tương đối đã nổi tiếng. Đạo diễn Coppola chống lại ("anh ta là người Do Thái, không phải người Ý!"), ông đóng sầm cửa, thét lên, nhưng rồi cũng buộc phải đồng ý.

Dần dần, hãng phim trở nên rất bất mãn với vị đạo diễn rất cố chấp. Đạo diễn Coppola đã viết lại kịch bản ngay trong quá trình quay phim, dành quá nhiều thời gian cho việc tập dượt với các diễn viên, liên tục quay lại những cảnh không thành công vì không theo ý kiến ​​của ông ấy, đã quay nhiều cảnh ngoài kế hoạch. Các nhà sản xuất đã rất kinh hoàng khi chứng kiến ​​những gì ông đạo diễn thực thi. Đối với họ, dường như Brando lầm bầm những câu thoại của mình một cách không hiểu nổi. Có những cảnh quay cảnh quay quá tối như thể những mét phim bị lỗi (và chúng thực sự quá tối: nhà quay phim Gordon Willis cố gắng tạo ra một bầu không khí tối đen và xấu xa xung quanh Don Corleone và những tên mafia khác - theo ý muốn của Coppola, “như thể ông ta đang vẽ một bức tranh trên một tấm phông đen trong ánh sáng rực rỡ”. (Tạo hình thiên tài của nhà quay phim Willis sẽ được kể sau).

Nói đại thể, Coppola hầu như luôn luôn bị gạt ra khỏi công việc làm phim.Ông đạo diễn chỉ được cứu bởi ngay thời điểm đó ông được trao giải Oscar cho kịch bản bộ phim “Patton. Người chiến thắng giải thưởng điện ảnh cao nhất của Mỹ đã được quyết định không bị gạt ra khỏi bộ phim, vì vậy hãy cứ để như vậy. Trên trường quay, tất nhiên, mọi việc không quá buồn. Brando thường bày đặt ra những trò chơi khăm - ví dụ, trong cảnh họ chụp ảnh những vị khách đến dự đám cưới của con gái Don Corleone, ông ta đột ngột cởi quần của mình vào thời điểm quan trọng nhất và cho mọi người xem mông của mình (500 diễn viên và người phục vụ có mặt phía sau Brando đã bị sốc). Và trong quá trình quay cảnh đầu tiên của bộ phim, Coppola đã nghĩ ra một quyết định  tuyệt vời: ông đạo diễn tóm lấy một con mèo đang lang thang trong trường quay và dúi vào tay Brando mà không nói một lời nào. Brando, bất ngờ thốt ra lời thoại, vuốt ve con mèo, và chú mèo gừ gừ lớn đến mức át cả giọng nói của diễn viên - sau đó lời thoại của ông ta phải được lồng tiếng lại.

CHIẾN TRANH MAFIA ĐÃ LÀM GIÁN ĐOẠN  VIỆC QUAY PHIM

Ngay từ đầu, các nhà sản xuất đã lo sợ rằng “Bố giàsẽ có kẻ thù. Một người ngay lập tức xuất hiện - đó là ca sĩ kiêm diễn viên vĩ đại người Mỹ - Frank Sinatra. Anh ta cho rằng nhân vật Johnny Fontaine trong cuốn sách của Mario Puzo là mô phỏng chính mình. Ngay cả trước khi quay phim, Sinatra đã kịp hét vào mặt nhà văn Mario Puzo khi hai người đụng nhau tại một nhà hàng. Chính vì sự phẫn nộ của Frank Sinatra- một tên tuổi có tầm ảnh hưởng lớn, mà Johnny Fontaine - một nhân vật quan trọng trong tiểu thuyết – hầu như không xuất hiện trong phim.

Nhưng thậm chí, các nhà sản xuất còn sợ sự phản đối từ những người Mỹ gốc Ý, những người được thể hiện trong phim với tư cách là những mafia, hoặc như nô lệ của chúng. Và hơn hết các nhà sản xuất lo lắng không biết những “tay chân” thực sự của mafia Mỹ gốc Ý sẽ phản ứng như thế nào với bộ phim. Ở các giai đoạn ghi hình, mafia bắt đầu chơi trò “chọc gậy bánh xecác tác giả. Ví như, bọn chúng  không cho phép nhóm quay ở những khu vực của New York mà chúng kiểm soát. Tên cướp lớn nhất Joe Colombo-kẻ muốn tẩy rửa danh tiếng đã bị hoen ố của mình và vì mục đích ấy đã tạo ra một giải đấu đặc biệt của người Mỹ gốc Ý vì quyền con người, đã lên tiếng đe dọa các nhà sản xuất. Kết quả là, Robert Evans, đã phải ẩn náu khỏi cơn thịnh nộ của Joe Colombo ở Bermuda.

Nhưng anh không thể ẩn náu được: ngay sau đó Joe Colombo đã bị bắn 3 phát thẳng vào đầu tại một sự kiện long trọng dành riêng cho tình bạn Ý - Mỹ (anh hôn mê và chết 7 năm sau đó). Kẻ giết người, trước khi rút súng, đã đóng giả một phóng viên ảnh. Joe Colombo bị bắn ngay tại chỗ. Và việc này xảy ra cách nơi quay phim “Bố già” vài dãy nhà. Ở New York, một cuộc chiến mafia khác bắt đầu.

Cuối cùng là một nhà sản xuất phim khác- Albert Ruddy, đã sắp xếp cho băng đảng mafia một buổi chiếu bí mật đặc biệt về bộ phim mà hãng phim “Paramount” không hề hay biết gì. (Ruddy biết một tên xã hội đen đã nói với gã: "Khi họ làm một bộ phim về quân đội, các tướng lĩnh là khách mời danh dự. Và khi họ làm một bộ phim về hải quân, các đô đốc ngồi ở hàng đầu. Bạn có muốn xem không?). Ruddy kể lại rằng khoảng một trăm chiếc xe limousine sang trọng với những người nghiêm túc tụ tập trước rạp chiếu phim. Và, trái ngược với sự lo sợ, các vị khách rất vui mừng - một người thậm chí còn đưa cho người thực hiện dự án số tiền một nghìn đô la.

 “Bố già” nhanh chóng trở thành bộ phim đình đám của giới mafia Mỹ. Bài hát chủ đề nổi tiếng, được viết bởi Nino Rota, liên tục được vang lên tại các lễ kỷ niệm của mafia - lễ kỷ niệm các tộc trưởng, lễ cưới ... Người Do Thái James Caan hai lần nhận danh hiệu "Người Ý của năm" ở New York. Và Salvatore Gravano từ gia đình mafia Gambini nói với nhà báo của “The New York Times” rằng anh ta bắt chước các anh hùng của “Bố già” bằng mọi cách có thể. Trong những lần trò chuyện các câu hội thoại trong phim như "Tôi sẽ đưa cho bạn một lời đề nghị mà bạn không thể từ chối" thường được sử dụng.Cũng đã xẩy ra 19 vụ giết người khác. Ấy vậy nhưng trước khi bộ phim được công chiếu chỉ một vụ còn sau đó mọi điều tựa như rơi vào ma thuật của điện ảnh.

XE LIMOUSINE CHO COPPOLA

50 năm trước, vào ngày chính thức ra mắt “Bố già”, đạo diễn Coppola đã vô cùng lo lắng. Peter Biskind, trong cuốn sách “Tay đua dễ dàng, con bò tót” đã trích dẫn câu nói của Coppola vào thời điểm đó: “Tôi nghĩ thất bại là không thể tránh khỏi. Tôi đã làm gì à? Tôi đã lấy một cuốn tiểu thuyết "dâu tây" nổi tiếng, đầy ma mị và biến nó thành một cảnh bất tận về cuộc tán gẫu của một nhóm cướp trong nội thất thiếu ánh sáng”.

Tất nhiên là ông ấy đã sai. Vài tháng sau, “Bố già” trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất trong lịch sử điện ảnh Hoa Kỳ, phá kỷ lục của “Cuốn theo chiều gió. Vài tháng trước khi công chiếu, Coppola, như thể trong một trò đùa, đã được các nhà sản xuất đồng ý: Nếu bộ phim thu về 50 triệu đô la, họ sẽ trả cho ông tiền mua chiếc xe limousine "Mercedes-600". Khi tiền thu phòng vé đã vượt quá 100 triệu, Coppola đã đặt mua một chiếc xe hơi sang trọng mà Giáo hoàng và Francisco Franco thường dùng...

Và sau đó ông nhận giải Oscar cho kịch bản phim (“Bố già” cũng được trao giải Oscar cho phim hay nhất năm 1972, Brando được vinh danh là nam diễn viên chính xuất sắc nhất). Và sau đó nữa Coppola cũng đạo diễn “Bố già 2- mà một số người - không phải tất cả - coi là một bộ phim thậm chí còn thành công hơn “Bố già 1” (trong mọi trường hợp, Coppola đã giành được 6 giải Oscar). Sau nữa, "Bố già 3" ... Đầu những năm 2000, người ta nói nhiều về "Bố già 4", trong đó Leonardo DiCaprio được cho là sẽ đóng vai chính. Nhưng Coppola dứt khoát nói "không": ông ta quyết định rằng cuối cùng cũng đã cạn kiệt đề tài cho bản thân.

TÔ HOÀNG chuyển ngữ.