Nhà thơ khiếm thị Huỳnh Duy Siêng đã sống trong bóng tối hơn 80 năm, nhưng sự lạc quan của ông luôn mang đến cho người xung quanh niềm tin mùa xuân bất tận.


 

Nhà thơ khiếm thị Huỳnh Duy Siêng có thể xem như một trường hợp độc đáo của đời sống văn chương Việt. Nhà thơ khiếm thị Huỳnh Duy Siêng bị mù từ năm 3 tuổi và chưa từng được đi học. Nhà thơ khiếm thị Huỳnh Duy Siêng sắp xếp vần điệu trong tâm tưởng rồi nhờ bạn bè và người thân chép lại.

Vì vậy, không thể nói khác hơn, mỗi bài thơ của nhà thơ khiếm thị Huỳnh Duy Siêng luôn hiện diện hai văn bản, một văn bản tình yêu thi ca và một văn bản nghị lực cuộc sống.

Nhà thơ khiếm thị Huỳnh Duy Siêng sinh năm Đinh Sửu 1937. Đã hơn 8 thập niên sống trong bóng tối, nhà thơ khiếm thị Huỳnh Duy Siêng vẫn luôn lạc quan. Có dịp du xuân ở Phú Yên, chúng tôi tìm đến thôn Đông Phước, xã Hòa An, huyện Phú Hòa để thăm ông.

Nhà thơ khiếm thị Huỳnh Duy Siêng tuổi 85 vẫn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Ông nhận ra ngay giọng nói người quen và pha trò cực kỳ hóm hỉnh. Ông bảo: “Tui đã tiêm đủ vacxin rồi nhé, quý vị. Cứ thoải mái ngồi gần tui, để nghe tui đọc thơ. Đừng sợ Covid-19 quá mức, mà lãng phí mùa xuân quý báu!”.

Nhà thơ khiếm thị Huỳnh Duy Siêng vì hoàn cảnh cá nhân, không có cơ hội cưới vợ sinh con. Ông nương tựa gia đình người em trai. Ông không biết chữ, nhưng nhờ thường xuyên nghe đài mà thuộc hàng trăm bài hát và đã viết hàng trăm bài thơ. Ông cho biết bắt đầu làm thơ từ năm 30 tuổi, với tâm sự “em đứng gần chờ nghe tôi hát, dòng sông nào trôi trong ca dao”.

Nguyên cớ đến với thi ca, được nhà thơ khiếm thị Huỳnh Duy Siêng thổ lộ dí dỏm: “Hồi 30 tuổi, hình như tui cũng đẹp trai. Có cô gái nhà đối diện ngày nào cũng sang đề nghị tui hát nhạc tiền chiến cho cô ấy nghe. Mỗi lần tui hát xong cô ấy gọt ổi hay xoài cho tui ăn. Ấm áp lắm, ngọt ngào lắm. Được vài năm cô ấy đi lấy chồng. Tui thất tình và khởi sự làm thơ”.

Mối tình đầu lỡ làng ấy, đã lưu dấu trong thơ Huỳnh Duy Siêng nhiều cung bậc ngổn ngang: “Gặp trong mơ em vẫn còn trẻ quá. Trái thị nghèo thường có một nàng tiên. Ta chờ em tuổi chưa già tóc bạc. Nghe tâm tư lắng đọng chút hồn nhiên. Hương cỏ thơm như tình em sót lại. Mặt trời lên ta ngơ ngác đi tìm. Chạy giữa trần gian làm người si dại. Trên những cánh đồng đầy dấu chân chim. Sợ cô đơn ta sợ hình bóng lạ. Đứng bên khe nghe vượn hú gọi bầy. Em tan biến vào núi rừng hoang dã. Ta gửi người trong sương bạc hoàng hôn.

Nếu đừng chú ý đến đôi mắt, thì gặp gỡ nhà thơ khiếm thị Huỳnh Duy Siêng, không ai dám nghĩ ông là một người khuyết tật. Bởi lẽ, ở ông không chỉ không có sự già nua mà còn lan tỏa năng lượng rất tích cực. Ông chia sẻ: “Cả đời tui chỉ khóc một lần. Đó là ngày má tui hấp hối. Bà gọi tui đến bên giường bệnh, thều thào: Má sinh con mà không thể san sẻ bất hạnh của con. Con để tang má đã là đại hiếu rồi. Con không phải đưa má ra nghĩa trang đâu. Con bị mù, má miễn cho con. Tui đã khóc ngon lành như trẻ thơ”.

Nhà thơ khiếm thị Huỳnh Duy Siêng biết cách phát huy thính giác để bù đắp cho sự thiệt thòi của mình. Không thể nhìn thì ông suy nghiệm mọi vật bằng kỹ thuật “nghe”. Trong thơ ông có lúc “Nghe nỗi nhớ dài thêm. Nghe lá chiều gió lật” và cũng có lúc “Nghe xuân hoa nở phân vân tình người”.

Năm 2012, một mạnh thường quân đã in tập thơ “Hết mùa thu chưa” của Huỳnh Duy Siêng, do Nhà xuất bản Thanh Niên cấp phép. Sau 10 năm, mùa xuân Nhâm Dần 2022, nhà thơ khiếm thị bày tỏ một nguyện vọng giản dị: “Gần đây, tui cảm giác “Đã nghe có tiếng trời cao gọi. Đã nghe tơ chùng dưới gót chân” nên rất muốn in thêm một tập thơ nữa, để lưu giữ những bài thơ còn lại của mình cho con cháu. Mấy ông biết nhà hảo tâm nào có ý định tài trợ thì giới thiệu dùm tui””.

Tập thơ thứ hai mà nhà thơ khiếm thị Huỳnh Duy Siêng mong muốn được in trong năm 2022, vẫn chất chứa niềm tin mùa xuân bất tận của ông: “Ta như một cánh bèo chìm. Lặn vào non nước đi tìm câu thơ”.

                                       TUY HÒA