Cách đây 90 năm, ngày 6/2/1932, François Truffaut cất tiếng khóc chào đời, để sau này trở thành một đạo diễn điện ảnh vĩ đại, một trong những người tạo ra dòng phim “Làn sóng mới” ở Pháp.


 

TỪ ĐƯỜNG PHỐ ĐẾN RẠP CHIẾU

Truffaut đã có một tuổi thơ nhiều khó khăn: chú bé Truffaut được sinh ra ngoài giá thú ( nhiều năm sau đã thuê thám tử tư đó để tìm cha ruột của mình), mối quan hệ với mẹ và cha dượng ra sao thì chính bạn là người có thể biết những trải nghiệm thời thơ ấu ấy sẽ mang lại động lực mạnh mẽ gì cho điện ảnh thế giới. Bà nội thương cháu, dồn sách vở cho Truffaut đọc, nhưng cậu bé lại cứ muốn thoát ra khỏi nhà…

Từ những thăng trầm không thể tránh khỏi của cuộc sống đường phố ở Paris thuở bị chiếm đóng trong chiến tranh, Truffaut đã cứu điện ảnh: “Năm thứ 42 là một cột mốc quan trọng trong tiểu sử của tôi – sự bắt đầu của vô số lượt xem. Từ năm 10 đến 19 tuổi, tôi thực sự lao vào các bộ phim, và từ đó tình yêu của tôi với điện ảnh không hề suy yếu”.

Tất nhiên, lúc đầu đó là những bộ phim thường thường bậc trung  trong các rạp chiếu phim rẻ tiền. Nhưng bước qua tuổi 15, French Cinematheque đã xuất hiện trong cuộc đời của Truffaut. Được thành lập vào năm 1936, sự cộng sinh giữa kho lưu trữ phim và rạp chiếu "không dành cho tất cả mọi người" này đã đóng một vai trò to lớn trong lịch sử điện ảnh Pháp (và của cả nền văn hóa Pháp).

“Tôi bắt đầu đến đường phố Rue Messin vào năm 1947 (có thể là năm 48), và đó là nơi tất cả bọn tôi làm quen với nhau. " Tất cả bọn tôi"- đó chủ yếu là Jean-Luc Godard, Eric Romer và Jacques Rivette “. “Làn sóng mới” của Pháp bắt đầu trên phố Messin, và tiếp tục trong tòa soạn tạp chí “Caye du cinema”, nơi Truffaut khởi việc hợp tác trong suốt gần 20 năm.

Di sản của Truffaut với tư cách là một nhà phê bình không hẳn là một yếu tố quan trọng về phương diện nghiên cứu điện ảnh thế giới, nhưng không thể hiểu Truffaut là một đạo diễn mà không có ghé mắt tới những cống hiến này của ông.

Truffaut xây dựng các nguyên tắc thẩm mỹ cơ bản của mình mà không cần quay một bộ phim nào. Hollywood (nơi khiến "người Pháp có văn hóa" trải qua cơn co giật nhẹ ) là thứ nghệ thuật tiên tiến nhất trên thế giới; điện ảnh thương mại không quá xấu (nhưng điện ảnh thương mại Pháp thì thật kinh khủng) và về điều này  Chaplin và Hitchcock được nêu ra làm ví dụ; Những cảnh quay tại phim trường vốn thân thiết với trái tim người Pháp đã là chuyện của thế kỷ trước. Bây giờ điều quan trọng nhất con người phải trở thành trung tâm của bất kỳ biểu hiện sáng tạo nào. Con người và lịch sử của mình.

TÌNH YÊU VÀ CÁI CHẾT

Một nhà phê bình phim hiện đại đã từng nhận xét những phương tiện ngôn từ thông thường như “bản chất mâu thuẫn” để mô tả tác phẩm của bất kỳ nghệ sĩ nào không hề còn tác dụng trong trường hợp của Truffaut. Có lẽ không có đạo diễn nào khác hoàn hảo như vậy trong lịch sử điện ảnh.

Tình yêu và cái chết - đó là hai điều mà Truffaut tâm đắc trong suốt cuộc đời. Và hoàn toàn không bắt buộc trong việc đan xen giữa chúng.

Trước hết, nói về điện ảnh của Truffaut, người ta nghĩ ngay đến "chu trình Doinel", gồm năm bộ phim (chính xác hơn là bốn phần rưỡi, phần thứ hai là một bộ phim ngắn), được hợp nhất bởi một nhân vật Antoine Doinel - hiện thân của tác giả.

Doinel xuất hiện trong bộ phim đầu tiên của Truffaut “400 cú đánh(1959), và đó là một nhân vật hoàn toàn tự truyện: trong phim này, Truffaut đã mổ xẻ một cách tàn nhẫn tuổi thơ khó khăn của chính mình, đối mặt với những phức cảm và quyết định “so găng” số với số phận. Những bộ phim còn lại - phim cuối cùng- " Tình yêu bỏ đi " được quay đúng 20 năm sau, vào năm 1979 - tất nhiên, không dựa trên tiểu sử có thật của Truffaut. Nhưng Doinel (diễn viên Jean-Pierre Leo thủ vai nhân vật này trong tất cả các bộ phim) mãi mãi đối với đạo diễn là một người lặp lại lý tưởng cho những quan niệm của riêng Truffaut về sự hòa hợp, nỗi cô đơn, cuộc sống gia đình và thậm chí sự sáng tạo giống như một nghề nghiệp duy nhất có thể có đối với một người (cuối cùng, Doinel trở thành nhà văn).

Truffaut yêu và biết cách nói về tình yêu với nhiều thể loại khác nhau. Từ phim nghệ thuật trong chính kịch đường dây đơn giản ("Jules và Jim", có lẽ là đỉnh cao trong sáng tác của Truffaut) đến bi kịch ("Người đàn ông yêu phụ nữ"), từ chính kịch cổ điển ("Hai người phụ nữ Anh” và “Lục địa") đến thể trinh thám ("Siren với "Mississippi").

Những cốt chuyện trong các bộ phim này của Truffaut giống nhau, chỉ khác ở cách kể lại - thậm chí mỗi lần cùng một kiểu xây dựng cốt truyện như một mối tình tay ba, nhưng được xây dựng theo cách riêng của chúng. Một phần vì mỗi bộ phim mới ra đời ở Truffaut đều xuất phát từ những chuyện vặt vãnh, từ một suy nghĩ ngắn ngủi bất chợt, từ một giấc mơ. “Tôi nghĩ sẽ rất thú vị khi cho những cặp tình nhân ngồi trên taxi mà chia tay nhau. Tôi tưởng tượng ra một khung cảnh rất giông bão, những cái ôm, tiếng chút chút của những cái hôn nồng nàn. Đây là cú thúc cho việc gỡ mối của toàn bộ bộ phim ”- một tình huống hoàn toàn điển hình cho đạo diễn.

Ngoài ra, là một người đam mê điện ảnh có kinh nghiệm, Truffaut cực kỳ cẩn thận đối với những cảnh gây hiệu ứng, đối với công việc tạo hình trong các bộ phim của ông (ông thường hợp tác  với những nhà quay phim giỏi nhất trên thế giới, chẳng hạn như Nestor Almendros). Tất nhiên, cho dù thiếu đi một chút hiệu ứng đặc biệt, những bộ phim của Truffaut dường như vẫn hoàn mỹ trong mắt, dù đã qua nửa thế kỷ.

SAU LÀN SÓNG MỚI

Truffaut nhanh chóng trở thành một nhân vật nổi tiếng mang tầm cỡ thế giới. Đúng vậy, không nên nói rằng đạo diễn đã hư hỏng bởi các giải thưởng. Truffaut chưa bao giờ nhận được một giải thưởng chính nào của các Liên hoan phim  nhưng ảnh hưởng của ông đã được mọi người công nhận vô điều kiện - ngay cả với các đối thủ thẩm mỹ của ông.

Những người này, chẳng hạn như Godard, một người bạn trước đây đã từng cãi nhau với Truffaut vì sự "tư sản hóa" trong các bộ phim của mình.Cuộc cãi cọ ấy kẻ nổi loạn không thể hòa giải là Godard hiểu ra được niềm đam mê của Truffaut đối với loại phim hình sự và tất cả các phim " Mỹ hóa " khác. Truffaut có vẻ thực sự khó chịu khi lên tiếng: " Hai tiếng thương mại hầu như luôn kéo theo mình một cuộc tranh cãi vô bổ: xét cho cùng, trong lịch sử điện ảnh, đạo diễn thương mại nhất cũng là vĩ đại nhất - Charlie Chaplin"

Nhưng càng thật vô nghĩa khi phủ nhận điều hiển nhiên: Truffaut thực sự yêu thích điều đó trong các bộ phim của mình - tất nhiên không phải là trong tất cả các bộ phim của ông – nhân vật  giết chóc, lừa dối, cướp bóc, bị còng tay và thậm chí, thật kinh dị,họ rượt đuổi nhau.

Một điều nữa là những người yêu thích âm mưu tội phạm dữ dội hay những màn đấu trí đẫm máu tất nhiên không phải là khán phòng Truffaut nhắm tới. Ông luôn luôn yêu thích những âm mưu - có lẽ chính âm mưu là hạt nổ trong bộ phim nổi tiếng nhất của Trffaut (và gây tranh cãi nhất, chính xác là vì định hướng thương mại) – “Chuyến tàu điện ngầm cuối cùng”. Nhưng Truffaut chưa bao giờ xây dựng toàn bộ một bộ phim trên cái nền như vậy. Truffaut viết: “Chúng ta phải cố gắng buộc mọi người có cái nhìn khác về những thứ mà họ có thành kiến: buộc họ phải chấp nhận một nhân vật mà họ lên án hoặc không muốn nhìn thấy. Có thể xây dựng một bộ phim về điều này. Ví dụ, sử dụng một âm mưu tội phạm, để chứng tỏ rành rõ thế nào là hôn nhân, tình yêu vợ chồng, ngoại tình”.

Trong chưa đầy 20 năm sự nghiệp của mình, Truffaut đã kịp làm nhiều điều thật đáng kinh ngạc - ngoài việc đạo diễn, ông còn viết kịch bản cho các đạo diễn khác, làm nhà sản xuất phim , đóng vai chính trước ống kính ( bao gồm cả trong phim của Spielberg). Sự ra đi của ông hóa ra là quá sớm - nhưng, có lẽ, cái chết của ông mang tính biểu tượng, bởi vì nó xảy ra vào giữa những năm 80, khi dòng phim "Làn sóng mới", mà ông là một trong những người cha đẻ, cuối cùng cũng đã đi vào lịch sử của điện ảnh thế giới.

TÔ HOÀNG (chuyển ngữ)