Tolstoy trong nhiều năm đã không tham gia vào việc săn bắn, điều mà ông yêu thích, và ăn chay để không giết động vật, tránh đường sắt nếu có thể, và phân bổ tiền từ các tác phẩm văn học để làm từ thiện.


CÓ LẼ LEV TOLSTOY ĐÃ KHÔNG SỐNG THEO CÁCH MÀ ÔNG ẤY ĐÁNG SỐNG

(Báo EL MUNDO–Tây Ban Nha)

Cuốn sách cho đến nay chưa được xuất bản của Stefan Zweig về tác giả của “Anna Karenina và về "cuộc cách mạng nội bộ" mà Tolstoy đã nói vào cuối cuộc đời của mình vừa được xuất bản. Báo kể về điều gì đã truyền cảm hứng cho nhà văn người Áo viết về con sư tử bị thương giống mình.Đó là lý do tại sao cuốn sách của Zweig là một phát hiện lớn.

Ai không còn bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì, người ấy không có thể tính toán đến bất cứ điều gì khác nữa”, Stefan Zweig (1881-1942) đã xúc động khi viết những lời đau lòng này trong “Thế giới của ngày hôm qua vào những tháng cuối đời ông. “Tôi đang viết những dòng hồi ký này trong cơn sốt chiến tranh, viết ở nước ngoài, và không có gì có thể giúp ích cho trí nhớ của tôi. Trong căn phòng khách sạn tôi cư ngụ không có một bản sao nào của những cuốn sách của tôi, những cuốn sổ ghi chép hay thư từ của một người bạn”.

Ngày tàn của người đàn ông trở thành nhà văn mà tác phẩm được dịch nhiều nhất trên thế giới đang đến gần. Zweig đã chán ngấy những cuộc lang thang bất tận, kể từ khi rời Áo vào năm 1934, sau các cuộc khám xét nhà của ông ở Salzburg. Không còn câu chuyện nào nữa. Khi đó vào năm 1937, Zweig viết cuốn sách “Tolstoy, Nhà tư tưởng cấp tiến, hiện mới được xuất bản ở Tây Ban Nha. Cuốn sách bao gồm bảy truyện ngắn của một nhà văn Nga do Zweig chọn (một trong số đó, truyện "Nikolai Palkin", trước đây cũng chưa được xuất bản bằng tiếng Tây Ban Nha) và một phần kết trang nhã kể về chuyến thăm của Zweig tới mộ Tolstoi, tác giả vĩ đại của Chiến tranh và hòa bình.

Không có gì ngạc nhiên khi Zweig chọn viết về một con sư tử cũng bị thương như chính mình- Lev Tolstoy. Cả hai đều đã bước vào tuổi già với khả năng thấu thị đã suy giảm. Tolstoy, người khai sinh ra những tác phẩm tầm cỡ như “Anna Kareninadần dần loại bỏ mọi thứ để có được tiếng nói tinh thần,đặc trưng cho toàn bộ sáng tác của mình. Tolstoy đã đi đến giai đoạn mà Zweig thể hiện trong câu Người không còn bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì cũng không thể toan tính đến bất cứ điều gì khác.

Zweig, không giống như nhiều người, hiểu sự lạc lõng của Tolstoy. Có lẽ ông ấy đã không sống theo cách mà ông ấy đáng sống. Zweig tin rằng Tolstoy từ chối của cải có thể là do cái chết đã cận kề. Ông cũng tin rằng “tư tưởng của Tolstoy đi vào vực thẳm hoặc tự mình trồi lên từ vực thẳm”. Sáu câu hỏi cần được trả lời: Tại sao phải sống? Mục tiêu cuối cùng của sự tồn tại của tôi và sự tồn tại của tất cả những người khác là gì? Cái kết cục của cuộc đời tôi và cuộc đời những người khác là gì? Tôi có thể được cứu không? Sự phân chia giữa thiện và ác mà tôi cảm thấy bên trong mình có ý nghĩa gì và sự phân chia ấy dùng để làm gì? Làm sao tôi có thể sống? Chết là gì, làm sao tôi được cứu?

Những câu hỏi vĩnh cửu dưới ngòi bút của Tolstoy đạt đến độ sâu vô hạn. Đó là lý do tại sao cuốn sách của Zweig là một phát hiện lớn. Ruben Hernandez, người xuất bản cuốn sách cho hay: Ngay sau khi chúng tôi biết về sự tồn tại của tuyển tập, chúng tôi đã bắt đầu nghiên cứu các tác phẩm hoàn chỉnh của cả hai tác giả bằng tiếng Đức và tiếng Nga, và với sự giúp đỡ của các chuyên gia như Ivan de los Ríos và Marta Rebon, chúng tôi đã có thể định nghĩa văn bản

Tolstoy - theo như Zweig nói- về một cuộc cách mạng đạo đức, sự hồi sinh của “quyền thiêng liêng nhất của cá nhân: quyền từ chối bằng niềm tin bên trong những gì luật pháp cho phép hoặc thậm chí khuyến khích (…) để không khuất phục trước nỗi sợ quyền lực vô đạo đức sai lầm (…), vì nhà nước ở trạng thái hiện tại tự nó là kẻ bảo vệ, bênh vực và là tay sai của sự bất công tiềm ẩn

Tolstoy đã vượt qua Rubicon và không thể thề trung thành với Sa Hoàng, tuân theo Chúa và kinh Phúc âm. Ông chỉ tập trung vào la bàn bên trong của ý thức, dự đoán sự bị động và sự phản kháng của cá nhân Gandhi. Việc Tolstoy bác bỏ trật tự xã hội không đưa các ý tưởng của ông đến gần với các định đề của Lenin, vì nhà văn lên án mọi bạo lực. Theo ông, để thế giới thay đổi, trước hết mỗi người phải thay đổi.

Zweig viết rằng, Tolstoy trong nhiều năm đã không tham gia vào việc săn bắn, điều mà ông yêu thích, và ăn chay để không giết động vật, tránh đường sắt nếu có thể, và phân bổ tiền từ các tác phẩm văn học để làm từ thiện. Người ta cũng biết rằng ông ta đã bị vạ tuyệt thông sau sự xuất hiện của Phục sinh, rằng ông ta rời bỏ gia đình của mình (Zweig cũng vậy) hoặc vợ ông ta bỏ ông (hoặc cả hai).

Cả bà vợ và con cái đều không thể hiểu được ông già râu dài này đang phấn đấu vì điều gì, mà cuối đời ông đã rời xa văn chương và thế giới. Tolstoy thậm chí không nghe Turgenev, người trong một bức thư đã thúc giục ông quay trở lại với văn học.

Ruben Hernandez viết rằng, tác phẩm của cả Zweig và Tolstoy đều trở thành kiệt tác vì những bức chân dung tâm lý của họ và sự sắc nét mà họ mô tả thế giới đam mê của con người. Sách của họ dễ hiểu đối với mọi thế hệ mới. Năm 1928, Stefan Zweig đến thăm mộ Tolstoy và có mặt trong lễ kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của nhà văn: Một gò đất hình chữ nhật trong rừng,chìm ngập trong tán lá, không có thập tự giá, không có phiến đá, không có dòng chữ. Người đàn ông vĩ đại, người chịu đựng nhiều nhất trên thế giới vì tên tuổi và vinh quang của mình, được chôn cất sơ sài, giống như một kẻ lang thang tình cờ, giống như một người lính vô danh.

TÔ HOÀNG chuyển ngữ