Hãng thông tấn JiJi của Nhật Bản cho biết, theo một cuộc thăm dò dư luận mới nhất ở Nga, 62% người dân lấy làm tiếc về sự sụp đổ của Liên Xô. JiJi lưu ý rằng mười năm trước, những người trả lời như vậy là 51%.


 

HƠN MỘT NỬA SỐ DÂN NGA TIẾC NUỐI SỰ SỤP ĐỔ CỦA LIÊN XÔ

( Hàng thông tấn JiJi – Nhật Bản)

Công chúng Nhật của JiJi không chỉ thấy những điều tồi tệ ở Liên Xô cũ mà còn so sánh với Nhật Bản. Theo ý kiến ​​của họ, trong hơn ba mươi năm qua, cuộc sống của người Nhật cũng không thể trở nên dễ dàng hơn.

Hãng thông tấn JiJi đưa tin về kết quả một cuộc thăm dò dư luận thường kỳ được tiến hành tại Nga vào tháng 12 năm nay nhân ngày 25/12/2021, thời khắc ghi dấu 30 năm Liên Xô sụp đổ. JiJi nhấn mạnh một thực tế là hơn 60% những người được khảo sát cho biết họ "lấy làm tiếc" về sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết. Trong 10 năm qua, con số này đã tăng trưởng 10%.

Trong khi hơn 21% nói rằng họ "không hề hối tiếc. Số người thấy khó trả lời chiếm 17%.

Trong cuộc bình chọn năm nay, phần lớn sự “tiếc nuối” được bày tỏ bởi các công dân trong độ tuổi 46-60. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói trong một bộ phim tài liệu được phát sóng trên kênh truyền hình trung ương vào tháng này rằng sự sụp đổ của Liên bang Xô viết là “một thảm kịch đối với phần lớn dân số Nga, và cho cá nhân ông ta.

Mặc dù trong cuộc thăm dò năm 2011, ít hơn một chút người Nga (19%) nói rằng họ không hối tiếc về sự sụp đổ của Liên Xô, nhưng kết quả chính của cuộc thăm dò vẫn không thay đổi - đa số người Nga lấy làm tiếc về sự sụp đổ của Liên Xô. 45% trong số những người được hỏi tin rằng do sự biến mất của Liên Xô, Nga đã "chịu một thất bại" và 32% cho rằng Nga "đã thắng".

52% số người được hỏi nói rằng họ "muốn hồi sinh" Liên Xô, con số này cao hơn đáng kể so với số người "không muốn Liên Xô hồi sinh" - 31%.

Khi được hỏi về sự tái hòa nhập trong tương lai của các nước thuộc Liên Xô cũ, 47% trả lời rằng “sự hội nhập trong tương lai là không có thể. 45% số người được hỏi trả lời rằng bằng cách nào đó Liên Xô có thể được tái hòa nhập. Năm nay, Putin đã nói rõ rằng ông cam kết duy trì ảnh hưởng của Nga trong không gian hậu Xô Viết từ quan điểm an ninh.

Cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 10/12 đến ngày 12/12, bao gồm 1.500 người trên khắp nước Nga.

Ý kiến người Nhật thông qua thăm dò của hãng thông tấn JiJi:

Có tới 90% người Nhật chứng kiến sự kiện Liên Xô sụp đổ và 10 năm sau nữa. Họ coi đó là một thời kỳ “đen tối và mù mờ. Đối với họ, đó là khi nền kinh tế Liên Xô mất kiểm soát và sụp đổ, giới tài phiệt tàn phá tài nguyên thiên nhiên của đất nước, và mafia xâm chiếm các thành phố. Những người Nhật đã trải nghiệm ấy sẽ không bao giờ nghĩ đến một "chiến thắng" liên quan đến sự sụp đổ của Liên Xô.

Tại Nga, những người ủng hộ ông Putin không phải là không muốn trở lại Liên Xô mà là không muốn quay trở lại "thời kỳ đen tối" sau khi Liên Xô sụp đổ. Có 20% người Nga nghĩ rằng họ đã chiến thắng. Hầu hết số người này thuộc lớp trẻ. Một thế hệ không biết đến "gian nan". Đối với thế hệ này, tự do là chuẩn mực. Và việc chính quyền Putin trấn áp họ là điều họ không hề nghĩ tới.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, các nhà tài phiệt tài chính và các cựu quan chức cộng sản đã ngóc đầu lên trong nước và thu hết quyền lực và tiền bạc vào tay họ. Ý tưởng về quá khứ như một thời kỳ may mắn, không đặc biệt căng thẳng, để sống được với nhân phẩm - đó là đặc điểm chung của những người lớn tuổi, mà  không chỉ ở Nga. Rốt cuộc, ở Nhật Bản, điều tương tự cũng quan sát thấy: đất nước của chúng tôi đã mất đi sức mạnh kinh tế, và nhiều người Nhật thuộc thế hệ cũ giờ đây nhớ về thời kỳ cuối cùng của kỷ nguyên Showa (1926 - 1989) với hoài niệm.

Những người khác chia sẻ: “Tôi nghĩ nước Nga đã thay đổi rất nhiều trong 30 năm. Nhiều người cao tuổi được giáo dục trong thời kỳ cộng sản đã qua đời. Tuy nhiên, có một lý do quan trọng khiến thế hệ cũ nhớ ngày xưa. Bởi vì trong thời kỳ cộng sản, điều kiện sống cơ bản đơn giản hơn bây giờ nhiều.

Nước Nga đã sống trong nhiều năm dưới chế độ XHCN và CSCN. Vì vậy, người dân coi con đường dẫn đến tự do là vi phạm trật tự đã được thiết lập. Do đó, có rất nhiều người hối tiếc về sự sụp đổ của Liên Xô.

Tôi rất khó chấp nhận kết quả của cuộc thăm dò dư luận này. Nhưng với tôi, có vẻ như dưới thời Putin, chính phủ-vốn rất giống với thời Liên Xô- vẫn tốt hơn. Xét cho cùng, đất nước đã có chủ nghĩa tư bản và mức sống tăng lên rõ rệt. Putin không trốn chạy các vấn đề mà mạnh dạn bắt tay vào giải quyết chúng.  

Hãy nghĩ về một thực tế là những người trong cuộc khảo sát được tự do bày tỏ ý kiến ​​của họ. Rốt cuộc, nhiều người nói rằng họ không hối tiếc Liên Xô. Họ đã không từng biết một giá trị như vậy trong vài thập kỷ. Hệt như ở Trung Quốc ngày nay. Bất kỳ ý kiến ​​nào, thậm chí hơi khác với ý kiến ​​của chính giới hoặc đảng phái, đều có thể dẫn đến thực tế đơn giản là “ mất tiêu” hoặc kết thúc trong trại cải tạo”.

Sự tiếc nuối bắt nguồn từ thực tế là Liên Xô ngày xưa - mặc dù theo các chỉ số bề ngoài-là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Còn bây giờ Nga đã tụt xuống số lượng các quốc gia đang phát triển. Không phải tình hình này giống với Nhật Bản sao? Chúng tôi cũng vậy, lẽ ra Nhật Bản cũng phải cảm thấy hối tiếc về quá khứ chứ?”.

Ở Nhật Bản bạn có thể tìm thấy nhiều người sẽ nói rằng thời kỳ quân phiệt của đế quốc Nhật Bản thật tuyệt vời. Những người ở Nga muốn trở lại Liên Xô sẽ có thể bị bắn bỏ. Giới lãnh đạo Nga rất cứng rắn, mạnh mẽ và không hề do dự: hãy nhớ lại việc sáp nhập Crimea, các sự kiện ở Gruzia và ở miền đông Ukraine. Nhưng không thể phủ nhận rằng với sự ra đời của Putin, nước Nga đã có được sức mạnh kinh tế to lớn. Ví dụ, tài chính của Nga đang ở trong tình trạng tuyệt vời. Đúng là Nga đang bị các nhà tài phiệt kéo xuống. Còn việc khôi phục Liên bang Xô viết thì sao? Nhìn vào tổ chức SCO. Đó không phải là "CCCP tiếp theo sao?”.

Liên Xô là nước đầu tiên phóng Thiếu tá Gagarin vào không gian, và tạo ra các doanh nghiệp nông nghiệp lớn - các trang trại nhà nước và tập thể. Trong chiến tranh Việt Nam, Nga đã giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần để chống lại chủ nghĩa đế quốc. Những người trẻ tuổi Việt Nam chả đã từng hy vọng vào một nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới do Lê-nin thành lập. Nhưng hóa ra là tương lai không tươi sáng chút nào. GULAG của Solzhenitsyn là điều có thực. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng thậm chí cùng một hệ thống xã hội chủ nghĩa, Liên Xô vẫn nhân đạo và dân chủ hơn Trung Quốc.

Vậy chúng ta nhìn tới các quốc gia khác thì ra sao đây ? Hãy nhìn vào ngay nước Nhật. Mặc dù luôn là một nước tư bản, nhưng đất nước chúng ta đã suy tàn trong 30 năm qua. Và sự suy sụp này ở Nhật Bản không thể đổ lỗi cho chủ nghĩa xã hội, như ở Liên Xô trước đây và ở Đông Âu. Mặc dù trách nhiệm của chính phủ LDP đã nắm quyền trong 30 năm qua là điều không ai nghi ngờ.

Cuộc khảo sát này hoàn toàn không tính đến ý kiến ​​của những người dân sống ở các nước hậu Xô Viết. Và không có gì đáng ngạc nhiên khi “sự tiếc nuối” về Liên Xô cũ được bày tỏ chỉ bởi các cư dân của Nga - một bộ phận đã từng bóc lột người dân ở các nước cộng hòa khác thuộc Liên Xô trước đây.

Khi Liên Xô sụp đổ, tổ chức NATO do Mỹ đứng đầu đã thiết lập quyền bá chủ của mình ở Đông Âu. Và chính sự bá quyền này là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến ở Ukraine

Mọi điều đều đơn giản thôi! Người dân ở Liên Xô xưa kia đều sống sàn sàn như nhau. Hiện nay các nhà tài phiệt bắt tay với chính quyền, và sự phân cách xã hội ở Nga ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Đây là lý do tại sao mọi người mong ước thà cứ nghèo đói ngang nhau còn hơn là chứng kiến những kẻ giàu thấc lên chính bằng những gì bọn chúng đã trắng trợn cướp đoạt, vơ vét từ chính công sức, mồ hôi, có khi cả máu nữa mà số đông người Nga đã đổ ra trong suốt mấy chục năm xây dựng CNXH.

TÔ HOÀNG