Nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh - Jim O'Neill không cam kết đưa ra dự báo cho năm 2022, báo cáo của Project Syndicate cho biết. Theo ông, thực tế là có quá nhiều vấn đề bất minh kinh tế trên thế giới. Và những câu hỏi do chuyên gia đưa ra khiến bạn phải suy nghĩ nghiêm túc.
NHÀ KINH TẾ HỌC
NGƯỜI ANH JIM Ó NEILL: “TÔI SẼ KHÔNG ĐƯA RA DỰ BÁO CHO NĂM 2022"
( PROJECT
SYNDICATE- Mỹ)
Năm dương lịch sắp kết
thúc và trò chơi truyền thống được bắt đầu: Bạn hãy thử
tưởng tượng xem điều gì sẽ xảy ra trong 12 tháng tới? Nhưng với năm 2022 (và sau này nữa), tôi không chắc liệu
có tưởng tượng được hay không đây? Tôi cũng không thể nhớ được trước đây có nhiều câu hỏi lớn treo lơ lửng trên một
lượng lớn các vấn
đề kinh tế then chốt như bây giờ không.
Sự
không chắc chắn này đặc biệt hấp dẫn đối với thị trường tài chính. Nếu bất kỳ
xu hướng nào đáng theo dõi với
đối tượng của vòng xoay chuyển sang tiêu cực, khi hậu quả đối với thị trường tăng
vọt ngày hôm nay, thì có thể là
rất
thảm khốc.
Một
trong những vấn đề cấp bách và nhức nhối, ngoài Covid-19, là lạm phát. Liệu việc
tăng giá trong năm nay có diễn ra chỉ
trong
một thời gian ngắn, hay là một cái gì
đó nham hiểm hơn? Tôi có một câu trả lời vô vị
như sau:
"Tôi không biết!". Cách đây đúng một năm, tôi đã cho rằng lạm phát có thể
trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều so với tăng trưởng GDP yếu, nhưng
hôm nay, hướng tới năm 2022, tôi đã thiếu tự tin hơn nữa.
Tất
nhiên, có thể một phần đáng kể của áp lực lạm phát hiện nay liên quan đến tốc độ
phục hồi kinh tế cao ở nhiều nước
và cũng tất nhiên, kể
cả sự
gián đoạn nguồn cung nghiêm trọng và vẫn đang diễn ra cho đến tận bây giờ. Nhưng tự thân sự thiếu hụt nguồn cung có thể là một triệu chứng của
các vấn đề lớn hơn. Ví dụ, sự kích thích quá mức của nền kinh tế, chính sách
tiền tệ không hiệu quả, tăng trưởng năng suất yếu.
Đối
với thị trường tài chính, hậu quả có thể rất khác nhau tùy thuộc vào yếu tố nào
trong số này đang hoạt động và hoạt
động ở mức
độ nào.
Nhiều
câu hỏi lớn khác về năm 2022 cũng liên quan với lạm phát. Mục đích của chính
sách tiền tệ trong nền kinh tế hôm
nay
là gì? Liệu chúng ta có nên tiếp tục lo lắng về mức nợ quốc gia, hay chúng ta
đã phát hiện ra (một sự trùng hợp ngẫu nhiên) rằng chúng ta không bao giờ nên
lo lắng về điều này? Nói chung, tôi nghĩ cởi mở thôi, nhưng trong cuộc tranh luận cụ thể này, tôi có những nghi
ngờ đáng kể.
Liên
quan đến chính sách tài khóa và ý tưởng rằng nợ quốc gia đang trở thành một vấn
đề ở một mức độ chính xác nào đó, các sự kiện của giai đoạn 2020-2021 đã cho
chúng ta thấy rằng phần lớn suy nghĩ truyền thống đã sai lầm. Quan trọng hơn
nhiều là một câu hỏi khác: tại sao lại cần khoản nợ này? Nợ được vay để ngăn chặn
sự sụp đổ của hoạt động kinh tế rất khác với khoản nợ được vay chỉ đơn giản là
để tài trợ cho một chương trình quá tham vọng của chính phủ.
Về
chính sách tiền tệ, ngay cả trước khi xảy ra đại dịch đã trở nên rõ ràng là sự hào phóng vô tận của ngân hàng trung ương sau năm 2008
đã tồn tại lâu hơn tính hữu ích của nó. Từ
lâu chúng
ta đã quay trở về
với cách ứng xử -mà ở đó lãi suất được điều chỉnh theo lạm phát- có một số điểm tương đồng với tốc độ tăng trưởng GDP tiềm
năng.
Mặc
dù có thể biện minh cho việc tạm dừng một thời gian ngắn trong quá trình bình
thường hóa để đối phó với một cú sốc lớn như Covid-19, nhưng việc thúc đẩy
chính sách tiền tệ siêu mềm vẫn tiếp tục bộc
lộ ra những thiếu sót. Những người biện hộ cho Milton
Friedman khẳng định, chính những chính sách này có thể
là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng lạm phát mới. Sau nhiều năm nỗ lực không
thành công để tăng tỷ lệ lạm phát (gần bằng hoặc thậm chí cao hơn mục tiêu đã
nêu), các ngân hàng trung ương
bây giờ rất
thuận tiện để coi lạm phát là thứ tạm thời.
Trên thực tế, các ngân hàng trung ương không biết hơn bạn và tôi lạm phát sẽ kéo dài bao lâu. Nhưng ngay cả khi nó chỉ là tạm thời, việc biện minh cho chính sách tiền tệ hào phóng có vẻ ngày càng gây tranh cãi. Vấn đề là ở chỗ bằng cách tạo ra một môi trường tài chính mềm mại, các ngân hàng trung ương đang làm dấy lên nghi ngờ rằng thành quả của chủ nghĩa tư bản hiện đại chủ yếu dành cho một số ít người có đặc quyền, những ai có tài sản.
Thấp
thoáng trên tất cả những câu hỏi này là câu hỏi trung tâm về tốc độ tăng
trưởng của năng suất
lao động đã
diễn ra trong nhiều năm ở hầu hết các nước đang
phát
triển. Liệu sự đổi mới và thay đổi hành vi được kích hoạt bởi đại dịch có báo
trước một sự trở lại đáng hoan nghênh để đạt được năng suất cao không? Với một
chân, tôi đang đứng
cùng với những người lạc quan, và đó là một phần lý do tại sao tôi không thấy cần thiết
phải có quá nhiều kích
thích về tiền
tệ. Nhưng nhớ tới những thất vọng dai dẳng suốt một
thập kỷ qua, tôi không thể tự tin đứng đó bằng
cả hai
chân. Như mọi lần, các nhà chức trách tuyên bố về ý định tích cực nâng cao năng suất. Hy vọng lần này họ nói nghiêm túc hơn trước.
Ngoài
tất cả các vấn đề nêu
trên và những ẩn số vốn khá phức tạp, còn có một danh sách dài thòng những vấn đề không
nhỏ khác cũng
cần được xem xét
tới. Cần phải có tầm nhìn xa hơn nền kinh tế ngày càng trở nên quan trọng của Trung Quốc có thể hội nhập tốt hơn vào nền
kinh tế toàn cầu hay không. Và cũng
cần dự tính xem đại dịch sẽ mang lại những khúc ngoặt gì mới
nữa đây. “Omicron
“ liệu
có thể nhanh chóng trở thành dòng tác
nhân thế
hệ mới, hay nó sẽ được thay thế bởi một thứ khác?
Lại cũng còn phải tính tới những mối đe dọa nghiêm trọng khác,ví như sự
kháng
thuốc phát sinh âm thầm hoặc những rủi ro của biến khí hậu nữa!
Ngày
nay, dường như các cử tri (đặc biệt là những người trong lớp người có thu nhập hạn chế hoặc cố định) sẽ không chịu đựng được
những đợt tăng giá năng lượng thường xuyên, ngay cả khi chúng hóa ra là một đặc
điểm tất yếu của việc chuyển hướng sang việc
thay
thế bằng năng lượng sạch hơn. Như tôi đã
viết gần đây, các nhà chức trách sẽ phải suy nghĩ năng động hơn để tìm ra cách giải quyết vấn đề
này.
Cuối
cùng, vẫn còn thiếu sự rõ ràng về quản trị toàn cầu. Ngược lại với giai đoạn
2008-2010, khi G-20 đã chứng tỏ được hiệu quả của nó, thì trong giai đoạn
2020-2021 hầu như không có tiến triển đáng kể nào trong việc hợp tác kinh tế toàn cầu. Hãy hy vọng năm 2022 sẽ mang đến
những cải tiến lớn trên mặt trận này.
TÔ HOÀNG (chuyển ngữ)