Với mỗi ngày mới của năm sắp qua, chúng ta đang tiến hành kỷ niệm hai năm đại dịch COVID-19. Theo thống kê hệ thống, trong 2 năm ấy, trên toàn thế hơn 5 triệu người đã chết, mặc dù ước tính này gần như chắc chắn chưa áp gần với sự thật.


BÓNG MA COVID-19 SẼ CÒN Ở LẠI LÂU DÀI NHƯNG CHÚNG TA SẼ CÓ CÁCH HÀNH ĐỘNG KHÁC

(Tạp chí QUANTA – Mỹ)

Tại Hoa Kỳ, số người chết được ghi nhận do COVID-19 đã vượt quá 750 người. Vậy mà, kể từ đầu năm 2020, chúng ta đã chứng kiến tới ​​4 đợt bệnh, mỗi đợt đều quay lại với hy vọng mỗi lần sẽ là lần cuối. Tuần trước đây thôi, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loại virus mới có khả năng biến đổi cao, dễ phát sinh ra một sóng bệnh tật khác được gọi là Omicron. Nhưng cũng có thể sự xuất hiện của chủng mới sẽ không gây ra hậu quả lâu dài. Kiến thức của chúng ta vẫn chưa đủ để đưa ra những dự đoán đáng tin cậy.

Mọi người đều mong đợi sự kết thúc của đại dịch, nhưng chúng ta không biết cái kết cục ấy sẽ như thế nào. Khả năng diệt trừ coronavirus là bao nhiêu? Điều này thực sự sẽ có ý nghĩa gì, và thế giới sẽ ra sao sau khi loại bỏ hoàn toàn coronavirus?

Có rất nhiều điều chúng ta chưa biết về coronavirus SARS-CoV-2, nguyên nhân gây ra COVID-19, nhưng chúng ta đã tìm hiểu đủ về nó để trả lời một số câu hỏi.

CHÚNG TA CÓ THỂ LOẠI BỎ COVID-19 ĐƯỢC KHÔNG?

Một số người đoan chắc về điều này. Những người ủng hộ chiến dịch tiêu diệt vi rút coronavirus chỉ ra cái giá đắt phải trả, kể cả về sức khỏe con người lẫn những lo ngại về kinh tế. Đến nay, số người nhiễm coronavirus trên toàn thế giới đã lên tới con số 250 triệu, và số người chết đã vượt quá 5 triệu người. Nếu chúng ta từ chối can thiệp vào diễn biến của các sự kiện, các nhà kinh tế ước tính rằng các bệnh nhiễm trùng liên quan đến COVID-19 sẽ khiến nhân loại thiệt hại 1,4 nghìn tỷ đô la vào năm 2030.

Trong những năm tới, ngay cả khi đã tính đến việc tiêm chủng, COVID-19 sẽ khiến chúng ta phải trả giá đắt theo một số cách.

Thật vậy, loại bỏ mầm bệnh có nghĩa là giảm hoặc loại bỏ các biện pháp phòng chống lây nhiễm. Từ lâu, chúng ta đã từ chối tiêm phòng bệnh đậu mùa cho người dân (mặc dù chúng ta ủng hộ chương trình tiêm chủng của quân đội, vì lo ngại khả năng xảy ra khủng bố sinh học). Một tạp chí y khoa đã đề xuất rằng chúng ta không nên can thiệp vào việc loại bỏ SARS-CoV-2, mặc dù điều này có thể khó khăn như việc loại trừ bệnh bại liệt vẫn chưa được giải quyết.

Tôi không đồng ý với điều đó. Dịch tễ học của vi rút cho thấy việc tiêu diệt hoàn toàn là khó có thể xảy ra. Phân bổ kinh phí cho chiến dịch tiêu diệt SARS-CoV-2 nổi tiếng sẽ là việc sử dụng sai các nguồn lực hạn chế và thất bại của chiến dịch này có thể gây khó khăn cho việc sử dụng các phương pháp kiểm soát khác.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TIÊU DIỆT, BIẾN MẤT VÀ NGĂN CHẶN LÀ GÌ?

Việc loại bỏ virus đồng nghĩa với việc nó biến mất hoàn toàn trong tự nhiên. Chúng ta đã thực sự thực hiện điều này thành công trong các trường hợp với bệnh đậu mùa ở người và bệnh ở động vật. Sự biến mất tiến xa hơn và là phải tiêu hủy tất cả các mẫu vi rút được lưu trữ trong các phòng thí nghiệm. Cho đến nay, vì nhiều lý do chính trị hơn là khoa học, điều này đã không thể xảy ra với bất kỳ tác nhân gây bệnh nào. Về lý do chính trị, chúng chủ yếu bao gồm sự không tin tưởng lẫn nhau của Hoa Kỳ và Nga - mỗi quốc gia đều giữ lại kho vi rút của riêng mình.

Đôi khi việc loại bỏ vi rút bị nhầm lẫn với việc ngăn chặn vi rút. Trong khi diệt trừ đề cập đến việc tiêu diệt vi-rút (không bao gồm dự trữ trong phòng thí nghiệm) trên quy mô toàn cầu, thì việc ngăn chặn là một hình thức kiểm soát hạn chế hơn khi số lượng ca nhiễm mới ở các quốc gia riêng lẻ được giảm tới con số không. Tại Hoa Kỳ, chúng ta đã thành công trong việc thực hiện điều này với các loại vi rút khác, bao gồm cả vi rút gây bệnh sởi, rubella ( bệnh sởi Đức hay sởi Đức) và bại liệt. Trong khi các đợt bùng phát bệnh sởi gần đây đã được báo cáo ở Hoa Kỳ, ban đầu mỗi đợt bùng phát là do các nguồn bên ngoài - điển hình là những du khách đã bị nhiễm bệnh ở nước ngoài, sau đó đến các khu vực vẫn còn lưu hành bệnh sởi.

Duy trì trạng huống vi rút được coi là bị triệt tiêu là một nhiệm vụ khó khăn. Hoa Kỳ, quốc gia gần như hoàn toàn ngăn chặn dịch bệnh sởi, đã không để mất tình trạng này do hậu quả của đợt dịch năm 2019, vốn gây ra sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới (chủ yếu ở những người không được tiêm vắc xin sởi).

TẠI SAO RẤT KHÓ ĐỂ DIỆT TRỪ COVID-19? 

Để được coi là tiêu diệt được hết virut thường có ba yêu cầu:

- can thiệp hiệu quả có thể được áp dụng, có thể ngăn chặn sự lây lan;

- sự sẵn có của các công cụ chẩn đoán dự phòng để nhanh chóng phát hiện nhiễm trùng.

- khả năng chống nhiễm trùng của động vật,không phải là người.

COVID-19 không có bất kỳ phẩm chất nào trong số này.

Có khoảng 35% trường hợp COVID-19 không có triệu chứng. Điều này gây khó khăn cho việc kiểm soát sự lây lan và chẩn đoán của nó. Mỗi trường hợp của bệnh, kèm theo các biểu hiện lâm sàng, với khả năng cao là gánh nặng của nhiều bệnh nhiễm trùng khác mà không được chú ý. Để phát hiện chúng, chúng ta cần phát triển các chương trình giám sát sâu rộng (như đã thực hiện trong chiến dịch diệt trừ bệnh bại liệt). Chúng ta sẽ cần nghiên cứu cả các trường hợp trên người và các mẫu nước thải để xác định xem vi rút đang lưu hành như thế nào trong các cộng đồng. Để kiểm soát sự lây lan của vi rút, chúng ta phải nhận thức được sự hiện diện của nó ở đây và ngay bây giờ.

Trong trường hợp bệnh đi kèm với các biểu hiện lâm sàng, một vấn đề nảy sinh với chẩn đoán. Không giống như bệnh đậu mùa, với các triệu chứng rõ ràng và dễ hiểu, có thể dễ dàng phân biệt với phát ban do các vi rút khác gây ra, các triệu chứng của COVID-19 có thể rất giống với bệnh cúm và các vi rút đường hô hấp khác. Do đó, điều quan trọng nhất để xác nhận các trường hợp COVID-19 là phải có thử nghiệm nhanh, chính xác và giá cả phải chăng.

Chúng tôi nói thêm rằng hiện nay căn bệnh này đang lây lan không chỉ ở người, mà còn ở nhiều loài động vật, và chưa có dấu hiệu kết thúc.

ĐỘNG VẬT CÓ LIÊN QUAN NHƯ THẾ NÀO ĐẾN NỖ LỰC DIỆT TRỪ COVID-19 CỦA CHÚNG TA?

Bệnh đậu mùa, bệnh sởi và bệnh bại liệt là do vi rút chỉ lây nhiễm cho con người và "thờ ơ" với các động vật khác. Điều này khiến việc loại bỏ chúng trở nên dễ dàng hơn. Ngược lại, virus SARS-CoV-2 là một mầm bệnh lây truyền từ động vật của một loài chưa xác định, có lẽ là từ loài dơi. Do đó, nguồn và trữ lượng của nó đã tồn tại trong tự nhiên. Sau khi SARS-CoV-2 bắt đầu lây lan sang người, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nó ở nhiều loài khác nhau, bao gồm chồn, rái cá, hươu Virginia (đuôi trắng), khỉ đột, chồn, và nhiều loài khác.

Những bệnh truyền nhiễm ở động vật này cản trở nỗ lực tiêu diệt SARS-CoV-2 của chúng ta vì chúng sẽ luôn là nguồn vi rút có thể tái nhiễm sang người. Ngay cả khi nó được truyền từ động vật sang người trong những trường hợp ngoại lệ ( mặc dù sự lây nhiễm từ chồn đã được ghi nhận), chỉ cần một điều kiện cũng đủ để vi rút quay trở lại khu vực mà nó đã bị loại. Nếu mục tiêu dài hạn của chúng ta là tiêu diệt hoặc ngăn chặn vi rút, chúng ta sẽ phải làm gián đoạn mọi chuỗi lây truyền mới.

VẮC XIN CÓ VAI TRÒ GÌ?

Tiêm phòng là một phương pháp tuyệt vời để ngăn chặn sự lây truyền vi rút từ người sang người. Có điều vắc xin chống COVID-19 hiện nay không hiệu quả bằng vắc xin chống đậu mùa, sởi và bại liệt. Vắc xin COVID-19 hạn chế được sự lây truyền của vi rút, nhưng nếu những người đã được tiêm chủng bị nhiễm họ không thể hoàn toàn trấn áp được nó. Điều này làm phức tạp rất nhiều việc loại bỏ SARS-CoV-2.

Ngoài ra, vấn đề về các chủng vi rút mới và các biến thể mới của nó vẫn còn tồn tại. Các vi rút gây bệnh sởi, đậu mùa và bại liệt không đa dạng về mặt di truyền, và nói chung các biến thể mới của chúng bị vô hiệu hóa bởi khả năng miễn dịch do vắc xin gây ra. Đối với SARS-CoV-2, chúng ta không biết các chủng vi khuẩn mới sẽ có ảnh hưởng như thế nào. Có thể một biến thể của vi rút mới sẽ xuất hiện có khả năng tránh hoàn toàn tác động của các kháng thể được tạo ra do tiêm chủng hoặc nhiễm trùng trước đó. (Các thử nghiệm hiện đang được tiến hành với chủng Omicron để xác định xem liệu nó có thể loại bỏ các kháng thể được tạo ra chống lại các biến thể ban đầu của SARS-CoV-2 hay không).

Đừng quên rằng theo thời gian, khả năng miễn dịch của một người suy yếu. Tiêm vắc xin chống lại bệnh bại liệt, bệnh đậu mùa và bệnh sởi giúp chúng ta có thể có được khả năng miễn dịch lâu dài, có thể là suốt đời. Đối với coronavirus nói chung, người ta biết rằng khả năng miễn dịch có thể suy yếu nhanh chóng, kết quả là mọi người trở nên dễ bị tái nhiễm. Trong trường hợp của SARS-CoV-2, chúng ta thấy điều này ở cả những người đã được tiêm chủng và những người đã bị nhiễm bệnh trước đó.

Giải pháp cho các vấn đề được liệt kê ở trên là sự cần thiết phải tiêm chủng bổ sung, nhưng đòi hỏi một chiến dịch tiêm chủng trên toàn thế giới một cách liên tục. Điều này sẽ cần tới nhiều nỗ lực hơn so với năm 2021, vốn đã yêu cầu tài trợ khẩn cấp. Tuy vậy, nhiều người vẫn chưa được chủng ngừa - một số từ chối vắc-xin, trong khi những người khác rơi vào tình trạng chưa tìm kiếm được vắc-xin.

NHỮNG LÝ DO NÀO KHÁC KHIẾN BẠN HOÀI NGHI VỀ VIỆC LOẠI BỎ SARS-CoV-2?

Khi chúng ta nói về khả năng loại bỏ vi rút, sự chú ý chủ yếu hướng tới việc thảo luận về đặc điểm sinh học của mầm bệnh, nhưng đây chỉ là một mặt của vấn đề. Các khía cạnh chính trị và kinh tế của nó tiềm ẩn nhiều khó khăn hơn.

Loại bỏ SARS-CoV-2 là một thách thức toàn cầu. Tất cả các nước cần phải có sẵn các công cụ cho phép họ thực hiện nhiệm vụ này. Tất cả các nước cần phải nhất trí với nhau rằng việc loại bỏ coronavirus không chỉ là có thể mà còn là cần thiết. Đại hội đồng Y tế Thế giới- với tư cách là cơ quan bảo vệ sức khỏe của nhân loại- cần tạo điều kiện để đạt được sự thỏa thuận này. Đây là cơ quan mà bất kỳ chiến dịch nào cũng nên bắt đầu, vì các đại biểu tham dự đại hội đồng là những người đầu tiên đánh giá các khả năng loại bỏ vi rút, đưa ra kết luận về tính hợp lý của việc sử dụng các nguồn lực sẵn có cho việc này và sự sẵn sàng của chính phủ của các nước khác nhau để đóng góp vào việc loại bỏ coronavirus v.v. Thậm chí nếu chính phủ của các nước lưu tâm tới hoạt động nhằm loại bỏ SARS-CoV-2, họ chắc chắn sẽ phải đối mặt với vô số vấn đề vật chất sẽ gây trở ngại và trì hoãn việc thực hiện dự án.

CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM GÌ?

Việc tiêu diệt coronavirus là khó có thể thực hiện được, nhưng chúng ta có các lựa chọn khác để hành động. Có thể ngăn chặn việc lây nhiễm bằng cách hoàn toàn tiêu diệt chúng ở một số khu vực địa lý nhất định. Nhưng ngay cả những nơi ấy cũng phải mất nhiều năm tiến hành liên tục việc này. Sẽ dễ dàng hơn để loại bỏ SARS-CoV-2 nếu chúng ta có vắc xin thế hệ thứ hai có thể cung cấp khả năng miễn dịch lâu dài và bảo vệ đáng tin cậy hơn chống lại các bệnh lây nhiễm đột xuất. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa biết liệu bất kỳ loại vắc-xin coronavirus nào cũng sẽ có khả năng này hay không, vì ngay cả việc nhiễm SARS-CoV-2 sau đó cũng không mang lại khả năng miễn dịch hoặc bảo vệ lâu dài.

Vì vậy chúng ta cần hướng tới một mục tiêu cao hơn- đó là việc loại bỏ coronavirus trong thời gian ngắn, tức chúng ta nên đặt cho mình một mục tiêu đơn giản: kiểm soát nó! Để giải quyết vấn đề này, cần đến những nỗ lực có chủ đích nhằm giảm số người mắc bệnh xuống tỷ lệ chấp nhận được. Chúng ta có thể sẽ phải trả một cái giá đắt hơn để đạt được mục tiêu này so với nhiều chuyên gia y tế công cộng đã nghĩ. Ở đây ý muốn nói tới con số hàng nghìn ca tử vong do COVID-19 mỗi năm và tác động mãn tính bổ sung của COVID. May mắn thay, theo thời gian, nhờ việc tiêm chủng, cùng với đó là khả năng miễn dịch do lây nhiễm và các phương pháp điều trị mới

nên nguy cơ nhiễm trùng nặng và tử vong do COVID đã thuyên giảm. Có lẽ một trong những điều kiện để duy trì khả năng miễn dịch cao và đáp ứng với bất kỳ thay đổi nào trong quá trình hoạt động của vi rút, như trong trường hợp cúm, sẽ là tiêm phòng hàng năm. Trong thời gian nhiễm trùng đợt cấp, cần phải đeo khẩu trang bảo vệ.

Phải thành thật trả lời chính mình cho câu hỏi: chúng ta mong đợi điều gì trong tương lai? Rất có thể, "bóng ma" của COVID-19 sẽ ở lại với chúng ta mãi mãi. Nhưng con người cũng có thể tìm ra được các biện pháp để bảo vệ mình, chống lại coronavirus khi làm nó suy yếu. Đây không đồng nghĩa với cái gọi là " trở lại trạng thái bình thường mới"- điều mà nhiều người trong chúng ta đang gọi tên. Nhưng ảo tưởng về việc tiêu diệt SARS-CoV-2 sẽ không giúp ích được gì cho chúng ta. 

TÔ HOÀNG chuyển ngữ