Đại dịch hiện nay đã phơi bày hoàn toàn tình trạng chính trị vô cùng kỳ lạ của Châu Âu. Nhân quyền đã được thảo luận rộng rãi và không ngừng nghỉ ngay cả trước khi đại dịch bùng nổ. Thế mà hiện nay chúng ta đang chứng kiến ​​một tình huống nhân quyền liên tục bị xâm phạm hoặc không vi phạm một cách hình thức. Tựa như toàn châu Âu hạn chế ý định tiêm chủng bắt buộc, đồng thời lại muốn tiêm chủng cho toàn dân. Đây là một nghịch lý khó tin, nhưng nó đến từ đâu?


 

Thời Covid-19 và MỐI QUAN HỆ GIỮA TIÊM CHỦNG VỚI NHÂN QUYỀN

(Báo ADVANCE CROATCHIA) 

Gần đây, một hiện tượng mới đã xuất hiện - sự cách ly những người chưa được tiêm chủng. Áo đã sử dụng biện pháp này và có vẻ như một số quốc gia khác sẽ sớm áp dụng biện pháp như vậy.Slovakia đã thông báo sẽ cách ly  những người chưa được tiêm chủng, và sắp tới Hy Lạp, Đức có thể sẽ đi theo con đường ấy ...

Vào thời điểm viết bài này, có tin rằng Áo đã tiến xa hơn sẽ đưa ra biện pháp tổng cách ly và khi việc cách ly ấy kết thúc, những người chưa tiêm vẫn bị “khoanh vùng” như đã nêu ở Vienna, khi tiêm chủng bắt buộc được áp dụng cho mọi công dân. Liệu điều này có thực sự xảy ra, hay đây chỉ là một chiến thuật khác, chúng ta sẽ tìm hiểu sau. Tất nhiên, trong trường hợp này, câu hỏi được đặt ra, tại sao một nước, trong trường hợp này là Áo, lại dành quá nhiều thời gian để cố gắng chứng minh một cách đạo đức giả cho chính người dân của mình rằng tiêm chủng là không cần thiết, nếu cuối cùng mọi thứ kết thúc với chính việc tiêm chủng?

Đúng, chúng ta có thể nói rằng điều này là do tình hình dịch bệnh xấu đi một cách rõ ràng. Trong những ngày gần đây, Áo đã phá kỷ lục về số trường hợp mắc bệnh, nhưng số người chết ít hơn so với những đợt đầu tiên.

Tiêm chủng bắt buộc là một chủ đề sẽ được thảo luận trong tương lai, nhưng bây giờ chúng ta hãy nói về các biện pháp cách ly những người chưa được tiêm chủng. Mục tiêu của biện pháp này là gì? Để bảo vệ những người được tiêm chủng chăng? Rõ ràng là không, bởi vì đó là lý do tại sao họ đã được tiêm phòng. Hay để bảo vệ những người chưa được tiêm chủng? Mà cách ly với ai? Với những người khác chưa được tiêm chủng? Với những người đã tiêm chủng? Hay là mục tiêu để bảo vệ hệ thống y tế yếu kémviệc không đủ giường bệnh?

Hãy nhớ lại bài bình luận về vấn đề này của Thủ tướng Áo Alexander Schallenberg, người đưa ra biện pháp sau: “Mục tiêu của tôi khá rõ ràng là đưa những người chưa được tiêm chủng đi tiêm phòng, chứ không phải để cách ly họ

Như thế đấy, ông Thủ tướng Áo đã giải thích những gì thực sự đang diễn ra. Đó còn là một trong hàng loạt các biện pháp khác mà chính quyền đang cố gắng gây khó khăn cho cuộc sống của những công dân chưa quen (gần đây trong các cuộc thảo luận công khai, nó thường được gọi là "chiến lược") để họ quên đi tất cả những lý do ngăn cản họ tiêm chủng ngay lập tức, và cuối cùng cũng đã chấp nhận vắc xin. Rõ ràng là những người không muốn tiêm chủng ngoài nguyên tắc coi biện pháp này là một lý do để thể hiện sự vững vàng trong sức đề kháng của họ, nhưng giờ đây đã là một trò chơi về mặt thống kê. Các nhà chức trách tìm cách tiêm chủng tối đa người dân khi họ biết rằng biện pháp cứng rắn ấy sẽ đạt tới một số phần trăm người được tiêm.

Rốt cuộc, việc chuyển đổi từ khu vực này sang khu vực khác chỉ có thể theo một hướng. Chỉ những người chưa được chủng ngừa mới có thể được chủng ngừa, và những người đã được chủng ngừa không thể được “tiêm chủng trở lại”.

Trong quá trình đưa ra các biện pháp mới giúp tăng số lượng người được tiêm chủng, các chính phủ tiếp tục tuân thủ một nguyên tắc: trách nhiệm về mọi việc, bao gồm cả hậu quả, sẽ đổ lên đầu  chính người dân, chứ chính quyền sẽ vô can.

Bởi nếu như nhà nước tuyên bố rằng họ sẽ chịu trách nhiệm về bất kỳ hậu quả nào xẩy ra hiện tại hoặc trong tương lai, thì số người được tiêm chủng có thể sẽ tăng lên đáng kể. Nhưng các nhà nước không làm gì theo hướng này, mà ngược lại, sử dụng các biện pháp hạn chế, trừng phạt, đe dọa lớn hơn bao giờ hết ...

Hiện nay người ta đang tranh cãi liệu “cách ly những người chưa tiêm phòng có phải là xâm phạm tới nhân quyền hay không?

Nếu giả như biện pháp này có một ý nghĩa dịch tễ học nào đó, thì sẽ có điều gì đó để thảo luận, khi luận giải rằng "biện pháp này, tất nhiên, là khó chịu, nhưng cần thiết". Đáng tiếc vấn đề không phải ở đó.

Các quốc gia đang cố gắng một cách kiên nhẫn đổ lỗi việc dịch bệnh kéo dài lên đầu người dân của họ, hay nói đúng hơn là phần dân chúng chưa được tiêm phòng. Nhà nước cố gắng chứng minh những người này là những người do lòng ích kỷ của mình, đã không cho phép tất cả mọi người quay trở lại "cuộc sống bình thường". Tất nhiên, đây là một cách hiểu hoàn toàn sai lầm. Không thể trở lại cuộc sống bình thường vì vắc-xin không giúp ích được gì!

Nếu vắc-xin thực sự là một loại thuốc có tác dụng thần kỳ giúp tiêu diệt vi rút corona theo cách tương tự như vắc-xin phòng bệnh đậu mùa hoặc bệnh bại liệt, thì việc tiêm chủng toàn dân sẽ thực sự có ý nghĩa mà không cần phải bàn cãi gì thêm. Nhưng vắc-xin hiện tại thuộc một loại khác. Những dữ liệu hoàn toàn trái ngược với những gì đã nói khi những loại vắc xin này được giới thiệu. Từ loại vắc-xin diệt trừ vi-rút coronavirus, chúng đã phát triển thành vắc-xin bảo vệ khỏi bệnh nặng thêm và tử vong.

Nói cách khác, ngay cả khi một trăm phần trăm dân số được tiêm chủng, thì coronavirus sẽ vẫn ở lại với chúng ta. Ngày càng có nhiều chuyên gia đưa ra ý kiến ​​này. Nói tóm lại, coronavirus, rõ ràng, sẽ vẫn giống như một số bệnh cúm mới, và bệnh cúm cũng được chủng ngừa cúm hàng năm - những ai muốn nó.

  vậy, vắc-xin đã không giúp ích gì, và ngay cả khả năng bảo vệ mà chúng cung cấp cũng cần phải được thay mới vài tháng một lần với một liều mới. Điều này có nghĩa là những người có sức khỏe yếu và người cao tuổi có thể được tiêm phòng theo ý muốn. Nó đã và đang cùng với bệnh cúm.

Nếu một người nhiễm coronavirus có thể chết, và điều này trong thực tế có thể xảy ra (hơn năm triệu người đã chết vì coronavirus trên khắp thế giới), thì anh ta sẽ không đi sâu tìm hiểu thông tin về vắc xin. Thật không may vẫn có những trường hợp như thế. Để quảng bá vắc-xin cho những người như vậy quả là một nghề khá hứa hẹn rồi, nhưng tại sao lại phải tiêm phòng cho những người trẻ tuổi và thậm chí cả trẻ em? Bởi, trong độ tuổi ấy, tỷ lệ tử vong do vi rút là rất thấp. Các lập luận ủng hộ điều này nằm ở đâu? Để ngăn chặn các đột biến tiếp theo của vi rút à ? Nhưng chẳng lẽ vi-rút không thể đột biến trong cơ thể của một người đã được tiêm chủng (suy cho cùng, trong số họ có rất nhiều người bị nhiễm và thậm chí đã chết)?

Nếu chính phủ tự sản xuất vắc-xin hoặc một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế nào đó sản xuất ra nó, thì toàn bộ câu chuyện sẽ khác đi. Nhưng vì chúng ta đang nói tới vắc-xin của một số tập đoàn đặc biệt giàu có của Mỹ, sự hoài nghi chắc chắn là có cơ sở và đối với nhiều người thì sự hoài nghi này là lý do để từ chối tiêm chủng.

Đồng thời với các biện pháp được thắt chặt khi sự đối kháng gia tăng, điều mà chúng ta  đang chứng kiến ở khắp châu Âu. Những lý do cho sự đối kháng cự này có thể hoàn toàn rõ ràng và cụ thể: người dân phản đối việc cưỡng chế và chống lại các biện pháp ngăn cản họ làm việc và tồn tại. Nhưng ngoài điều đó ra, con người ta cũng có thể mất bình tĩnh, như trong các cuộc biểu tình diễn ra cách đâ chưa lâu ở Croatia. Hầu hết những người biểu tình ở Zagreb dường như không thể tập trung vào các vấn đề hòa bình và phân tâm khỏi các bài giảng Phúc âm của mình, và chính vì thế các bài phát biểu của họ nghe ra vô nghĩa và chỉ mang lại lợi ích chính trị và / hoặc ý thức hệ hạn chế.

Đối với việc áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn ở Croatia, trước đó có thể trôi chảy, nhưng rồi dẫu sao vẫn phụ thuộc vào các con số. Rõ ràng là nhà nước không muốn tấn công vào gần một nửa dân số của mình. Để đưa ra các biện pháp khắc nghiệt, chẳng hạn, để cách ly những người chưa được tiêm chủng, bạn cần phải đợi cho đến khi họ thuộc một nhóm thiểu số rõ ràng, như ở Áo.

Một thiểu số luôn có thể bị đối xử khắc nghiệt, đặc biệt nếu đa số chống lại thiểu số đó. Bằng cách cử một bộ phận dân cư nhất định nào đó tới khu cách ly, các nhà chức trách đang cố gắng chia rẽ xã hội hơn nữa, tạo ra sự xa lánh giữa mọi người, bởi vì cung cách này, tức là thiếu các mối quan hệ, có tác dụng lớn đối với công việc kinh doanh và sự tùy tiện của nhà nước.

Những người được tiêm chủng, đặc biệt là những người được tiêm chủng chỉ vì lý do sức khỏe, bị xúc phạm vì những lý do dễ hiểu. Họ tin tưởng rằng họ đã "đóng góp" vào cuộc chiến chống lại virus, nhưng ai đó khác thì không làm điều đó và họ ngày càng căm thù  những người kia. Hoàn toàn là một cách nhìn nhận sai sót. Sai sót bởi vì chính những người không được tiêm sẽ kết thúc đại dịch: thực tế, trong số những người không được tiêm hiện tại có nhiều người nhận ra tầm quan trọng của yêu cầu giữ khoảng cách, tránh những nơi đông đúc; bởi vì họ hiểu rằng họ không được bảo vệ, không giống như những người đã tiêm đủ vắc xin.

Nhưng nhà nước có thể “bắt giữ” những công dân chưa được tiêm trong bao lâu? Bao nhiêu tùy thích, đồng thời ở việc này nhà nước có thể thể hiện sự "sáng kiến" tuyệt vời của mình. Ví dụ, việc sử dụng hộ chiếu covid có thể dẫn đến việc gây tốn kém cho những người chưa được tiêm và lúc đó người lao động không còn có thể tránh được việc tiêm chủng. Có rất nhiều cách để buộc người dân làm điều gì đó trái với ý muốn của họ, đặc biệt là nếu bạn bỏ đói mọi người, và đây chính là những gì đang xảy ra hiện nay.

Nếu Áo đưa ra tiêm chủng bắt buộc vào ngày 1 tháng Hai, nó sẽ không còn là "phát minh" và sẽ là một sự né tránh, đưa ra sự lựa chọn không có sự lựa chọn. Sẽ rất thú vị khi chứng kiến phản ứng. Lúc đầu, sức đề kháng tăng lên là điều có thể xảy ra, nhưng cuối cùng có lẽ sẽ giảm dần đi, bởi tiêm vắc xin là điều bắt buộc, một biện pháp không thể tránh được nữa. Kết quả là, niềm tin của một số lượng lớn dân chúng vào khái niệm nhà nước sẽ sụp đổ, và sụp đổ nhanh hơn trong trường hợp nếu như c nhà chức trách tuyên bố ngay lập tức rằng tiêm chủng là bắt buộc và chỉ có thế.

Vào cuối tháng 9 năm nay, tờ Los Angeles Times khi muốn miêu tả Trung Quốc là một chế độ vi phạm nhân quyền đã đăng một bài báo bắt đầu bằng tuyên bố như sau “Thật là sốc khi chính quyền địa phương Trung Quốc tiêm vắc xin cho người dân trái với ý muốn của họ. Do đó, họ đã đi ngược lại nền tảng của đạo đức sinh học”.

Liệu họ có viết tương tự vào tháng 2 năm 2022 về Áo và các quốc gia khác khi sẽ đưa việc tiêm chủng trở thành bắt buộc không? Tất nhiên, ở Áo và Châu Âu, cảnh sát có lẽ sẽ không bắt những người chưa tiêm phòng phải tiêm bằng vũ lực (mặc dù chúng ta đang sống trong thời đại mà bạn không còn có thể tin vào bất cứ điều gì), nhưng dẫu sao kết quả vẫn như nhau thôi. Nếu nhà nước cấm những người chưa tiêm chủng sống mà không có xác nhận đã tiêm chủng, thì sự khác biệt giữa điều này và "cưỡng bức" trên thực tế cũng sẽ bằng không.

Tất nhiên, điều trớ trêu là ở chỗ thoạt đầu, châu Âu vướng vào cuộc nói chuyện trống rỗng về mặt đạo đức của mình thì Trung Quốc, ngay lập tức thực hiện một cuộc tổng cách ly, cố gắng ngăn chặn virus ngay từ đầu đã gây ra nỗi kinh hãi ghê gớm. Nếu giá như chúng ta hành động theo mô hình của Trung Quốc, thì có lẽ đại dịch ngày nay đã không lan truyền, bởi vì chúng ta có thể đã ngăn chặn được sự lây lan ấy. Hai hoặc ba tuần tổng cách ly trên phạm vi toàn thế giới có thể sẽ là một quyết định ít đau đớn hơn so với những gì đã thảo luận ở trên. Và từ bất kỳ quan điểm nào: kinh tế, con người, thể chất và tâm lý. Chung cuộc, xét theo mọi điều, "các nền dân chủ vĩ đại và các nhà đấu tranh cho nhân quyền" sẽ trượt chân theo hướng "mô hình Trung Quốc", nhưng cuối cùng họ sẽ không thể thừa nhận điều đó, mà sẽ nói: "Chính những người dân với sự hoài nghi của họ là có lỗi".

TÔ HOÀNG

( chuyển ngữ qua tiếng Nga )