Thực tế là khoa học và y học đã bị khuất phục trước nanh vuốt của chủ nghĩa tư bản và suy thoái là thảm kịch lớn nhất của thời đại chúng ta, báo Advance" của Croatia viết. Nhân loại không chỉ mất đi những tiềm năng to lớn mà còn đang sống tồi tệ hơn nhiều so với những gì có thể. Chất lượng cuộc sống và thậm chí cả cái chết phụ thuộc hoàn toàn vào lợi nhuận.


VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐÃ KHUẤT PHỤC KHOA HỌC VÀ Y HỌC RA SAO?

(Báo “ADVANCE” - CROATIA)

Gần đây, đặc biệt là liên quan đến đại dịch đang diễn ra, nhiều người thường đề cập đến khoa học, nói về sự cần thiết phải tin tưởng vào nó và nhấn mạnh tầm quan trọng của nó. Tất nhiên, điều này là cực kỳ quan trọng, nhưng trước hết chúng ta phải xác định đó là khoa học nào và hiểu loại khoa học mà chúng ta muốn nói. Vì câu nói: "Bạn cần tin tưởng vào khoa học" đó chính là khi hiện nay người ta muốn nói tới thứ "khoa học doanh nghiệp", cũng giống hệt như khi nói: "Bạn cần tin nguồn vốn lớn" . Xét cho cùng, hai khái niệm này gắn bó với nhau; nói đúng hơn như kẻ nọ chịu khuất phục kẻ kia.

Chủ nghĩa tư bản ngày nay không tương thích với khoa học, nó phá hủy khoa học một cách có hệ thống và biến khoa học thành một thứ hoàn toàn khác với những gì chúng ta có thể thực sự tin tưởng. Tất nhiên, điều này không phải lúc nào cũng vậy, và công lao của bất kỳ ai cũng không nên bị xem thường. Khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện (vài trăm năm trước, nó bắt nguồn từ Tây Bắc Châu Âu vào thế kỷ 16-17), lẽ đương nhiên nó đã tạo động lực cho rất nhiều thứ, kích thích sự tiến bộ trong nhiều lĩnh vực, trong đó có khoa học. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đang sống trong một thế giới hoàn toàn không giống như xưa.

Mặc dù trên thực tế nhiều người nghĩ khác, nhưng ngày nay nghiên cứu khoa học thường không thể thực hiện được nếu nó không mang lại lợi nhuận. Khoa học cơ bản thường xuyên thiếu nguồn lực. Nghiên cứu khoa học, giúp vào việc tiếp tục cuộc sống của chúng ta trên Trái đất ngày hôm nay hoặc ngày mai- hoàn toàn không được tiến hành. Nếu không có lợi ích chính của nhà tư bản - lợi nhuận, khoa học sẽ trì trệ và thoái trào.

Chúng ta không được quên rằng các trường đại học đã tồn tại trước thời đại của chủ nghĩa tư bản, và đã có lúc họ chống lại sự sai khiến của thị trường tư bản, để chủ trương các trường đại học chỉ dành riêng cho chân lý và tri thức, chứ không phải cho lợi nhuận. Nhưng chủ nghĩa tư bản là một hiện tượng không thể thay đổi, nó nghiền nát mọi thứ và sớm hay muộn, giảm mọi thứ về lợi ích chính của nó, và lợi ích trong chủ nghĩa tư bản luôn giống nhau - lợi nhuận.

Ngày nay, các trường đại học ngày càng buộc phải tuân theo sự sai khiến của thị trường và đồng ý với các điều khoản cạnh tranh. Họ bị hút vào cuộc rượt đuổi để đạt được lợi nhuận tối đa và tăng trưởng năng suất lao động vô tận. Các cơ cấu học thuật bị mòn mỏi khi không có kinh phí, và vì chúng không thể (đặc biệt là ở các nước tư bản phát triển) dựa vào tài trợ của chính phủ, nên chúng phải tuân theo các quy tắc của khu vực tư nhân.

Bất chấp những tuyên bố hoành tráng, chủ nghĩa tư bản đã trở nên vô cùng nguy hại đối với khoa học, và tôi sẽ giải thích điều này được thể hiện như thế nào.

Đầu tiên, có một sự thật đơn giản: nhiều nghiên cứu khoa học ngày nay về những gì không mang tới lợi nhuận, vì lý do này mà chủ nghĩa tư bản hoàn toàn phớt lờ chúng, từ chối chúng. Bản thân điều này đã rất tệ, nhưng tình hình còn tồi tệ hơn khi công trình khoa học chân chính bị thay thế bằng việc tìm kiếm một giải pháp hoán đổi có lợi hơn. Cuộc tìm kiếm lợi nhuận này cuối cùng là cực kỳ nguy hiểm.

Ví dụ, hãy xem xét về phương diện dược phẩm.Thuốc kháng sinh là một ví dụ hoàn hảo. Loại thuốc này được sử dụng để điều trị các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, nhưng chúng có thể cực kỳ hiệu quả nếu chúng được sử dụng trong ít trường hợp, trong những trường hợp đặc biệt và ngay cả trong những trường hợp như vậy, việc sử dụng chúng cũng bị hạn chế về mặt thời gian. Thuốc kháng sinh là một thành tựu to lớn của khoa học, chúng đã giúp ích rất nhiều cho nền văn minh nhân loại.

Tuy nhiên, do bản chất ứng dụng của chúng, chúng đơn giản ra là không tương thích với các lợi ích được mô tả của chủ nghĩa tư bản.

Đơn giản là việc các công ty dược phẩm tư nhân sản xuất các loại thuốc chỉ được sử dụng trong các tình huống ngoại lệ và ít phổ biến là không có lợi cho các công ty dược phẩm tư nhân. Sẽ có lợi hơn nhiều nếu kiếm tiền từ việc điều trị các bệnh mãn tính và bán thuốc cho họ khi người tiêu dùng còn sống.

Nhiều người không hiểu điều đó, nhưng kết quả của cách tiếp cận này là thảm khốc. Thực tế là thuốc kháng sinh, do lợi nhuận thấp nên không còn được nghiên cứu. Tình hình đáng báo động khi vi khuẩn tiến hóa và kháng lại các loại thuốc kháng sinh hiện có. Ngoài ra, thuốc kháng sinh dường như được kê đơn quá thường xuyên, bởi vì chỉ khi đó việc sản xuất chúng mới mang tới những khoản tiền đền .

Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO ) nguy cơ tiến hóa của vi khuẩn khiến thuốc kháng sinh kém hiệu quả hơn nhiều. Đây là “mối hiểm họa chính đối với sức khỏe con người ngày nay ”(điều này được nêu trong báo cáo năm 2019 của WHO, tức là trước“ kỷ nguyên COVID-19 ”). Nếu vi khuẩn sinh sôi thêm khả năng kháng thuốc kháng sinh, thì như báo cáo của WHO cho biết, y học hiện đại "sẽ bị quay trở lại thời kỳ mà mọi người sợ những bệnh nhiễm trùng đơn giản nhất và thậm chí những ca phẫu thuật nhỏ cũng sẽ đe dọa đến tính mạng."

Chúng ta đang sống dưới mối đe dọa hiểm nguy này, điều đó thật không chính đáng chút nào.Chỉ vì lý do chi phí, việc nghiên cứu thêm thuốc kháng sinh không được tiếp tục. Ngành công nghiệp dược phẩm lớn chỉ đơn giản là không quan tâm đến điều này. Trong khi đó, chỉ cần mười công ty dược phẩm lớn nhất kiếm được nhiều hơn 500 công ty khác (cái gọi là "Fortune 500") cộng lại.

Tình hình thật phi lý và càng bi đát hơn khi các công ty dược phẩm lớn đòi các chính phủ chi tiền cho nghiên cứu của họ. Tại sao nếu họ đã có lợi nhuận lại có thêm khoản tiền hỗ trợ từ phía nhà nước - như vậy đồng thời có hai khoản lời cùng một lúc? Đúng, họ kiếm được rất nhiều, nhưng hầu hết lợi nhuận của họ các ông lớn ngành dược không chi cho việc nghiên cứu sâu hơn, mà chi cho việc mua lại cổ phần của chính họ, trả thù lao hàng tỷ đô la cho các cổ đông, các giám đốc của họ. Tôi xin nhắc lại một lần nữa cho những ai chưa từng biết: Tập đoàn, theo luật , có nghĩa vụ mang lại tiền cho chủ sở hữu của họ (cổ đông), và các công ty dược phẩm làm điều đó đặc biệt tốt.

Khi nói đến bất kỳ lĩnh vực nào khác, điều này vẫn có thể được hiểu theo cách nào đó (câu hỏi là liệu nó có cần thiết hay không), nhưng trong trường hợp của ngành dược phẩm, hoạt động này trở thành một trò tống tiền cực kỳ nguy hiểm. Rốt cuộc, khi các công ty dược phẩm yêu cầu chính phủ cung cấp tiền cho nghiên cứu của họ, mà họ không nhận được, đơn giản là sẽ không có thuốc.

Nếu không có thuốc, hàng triệu người sẽ chết vì những căn bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi. Theo quan điểm này, ngành dược nắm độc quyền sinh mệnh, thu lợi nhuận không hề có lợi cho các công trình nghiên cứu khoa học mới và phản ánh sự sa sút của các ông trùm và các nhà quản lý.

Không bao giờ các tập đoàn lớn bắt tay vào việc nghiên cứu mà họ nghi ngờ là sẽ không có lãi. Các tập đoàn hoàn toàn không quan tâm đến cái gọi là khoa học cơ bản chuyên nghiên cứu các hiện tượng nền tảng để hiểu và giải thích các hiện tượng tự nhiên tốt hơn.

Trên Trái đất và trong Vũ trụ chúng ta bị bao quanh bởi vô số hiện tượng tự nhiên đáng được khoa học nghiên cứu tới. Khoa học sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc, sự phát triển và thậm chí là vai trò của chính chúng ta. Nhưng tất cả những điều này với phép tính toán vì lợi nhuận là hoàn toàn không cần thiết. Đấy là việc sẽ  để lại sự thương xót cho các nhà văn khoa học viễn tưởng. Đối với chủ nghĩ tư bản, cái chính là lợi nhuận.

Như thế còn rất nhiều điều xung quanh chúng ta vẫn chưa được khám phá.

Lấy ví dụ, cơ học lượng tử, nếu không có thì ngày hôm nay sẽ không có ngay cả chiếc đài bán dẫn, sẽ không có máy tính cùng nhiều phương tiện khác mà hôm nay chúng ta coi như một phần không thể thiếu được của cuộc sống hiện đại. Ấy thế nhưng cơ học lượng tử đã được khởi đầu như một công trình nghiên cứu trên phương diện lý thuyết mà mục đích của nó là giải thích một hiện tượng như bức xạ nhiệt. Hiện nay, những nghiên cứu như vậy thậm chí có thể sẽ không được thực hiện vì lợi nhuận không thể nhìn thấy được. Nếu vào đầu thế kỷ trước, mọi người đều chạy theo lợi nhuận, thì ngày nay chúng ta có thể vẫn đang sống với những công nghệ tồn tại trước Chiến tranh thế giới thứ nhất!

Ngày nay, vai trò của nhà nước chỉ giới hạn trong việc hỗ trợ cho các tập đoàn tư nhân. Điều được minh họa rõ nhất bằng các ví dụ khoa học. Như tôi đã viết, nhà nước có nghĩa vụ cấp tiền cho nghiên cứu khoa học, nhưng tại sao thành tích này, thành tích kia lại không thể để danh nghĩa “nhà nước” ? Bởi vì ngày nay hệ thống được cấu trúc đã khác. Các thành tựu khoa học quan trọng được chuyển giao cùng với giấy phép cho các công ty tư nhân, và họ kiếm được khoản tiền lớn từ đó.

Vào thời điểm chủ nghĩa tư bản trải qua một thời kỳ trỗi dậy mạnh mẽ (những thời điểm đó đã trôi qua), nhiều quỹ hơn được phân bổ cho việc nghiên cứu và đây được coi là một khoản đầu tư dài hạn sẽ giúp tạo ra lợi nhuận mới dựa trên những khám phá mới. Ngày nay, vào thời kỳ khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản, mọi thứ đều được phục vụ riêng cho lợi nhuận, và theo quy luật là ngắn hạn.

Không phải là với khoa học các công ty không có khả năng gì, không, nhưng vì các công ty chỉ chăm chắm vào lợi nhuận, nên họ đơn giản là từ chối. Điều này thực sự thách thức thường tình.

Có thể hiểu tại sao mọi người không tin tưởng vào các ngân hàng, các công ty bảo hiểm, các công ty viễn thông và phần còn lại của đa số các đại diện của chủ nghĩa tư bản, mà ở mọi bước đều cố gắng thuyết phục người tiêu dùng "quan tâm" đến mình.

Thực tế đã chứng minh, khi khoa học đã bị đặt dưới nanh vuốt của chủ nghĩa tư bản- đây có lẽ là bi kịch lớn nhất của thời đại chúng ta. Vì chúng ta không chỉ mất đi tiềm năng to lớn mà còn sống tồi tệ hơn nhiều so với chúng ta có thể. Chất lượng cuộc sống và thậm chí cả cái chết phụ thuộc hoàn toàn vào lợi nhuận.

Các công cuộc nghiên cứu có hiệu quả nhất khi chúng không bị ràng buộc bởi lợi nhuận, thêm nữa, khi chúng không bị ràng buộc bởi các mục tiêu ngắn hạn. Tất cả những điều kể trên ngăn cản khoa học nhận ra tiềm năng đầy đủ của nó trong chủ nghĩa tư bản, thậm chí tệ hơn, nó có thể dẫn tới suy thoái, và điều này đã và đang xảy ra. Nhiều người đã lưu ý rằng trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, trên thực tế, mọi thứ đều đang xuống cấp: chất lượng hàng hóa (công nghệ, ô tô, điện tử), cũng như chất lượng văn hóa (âm nhạc, điện ảnh ...). Tương tự như vậy, khoa học đang xuống cấp, khoa học cũng phải chịu sự săn đuổi của giới truyền thông để tìm kiếm cảm giác (Các nhà khoa học đã khám phá ra lý do tại sao cà phê tốt cho bạn!”`, “ Các nhà khoa học đã tìm ra lý do tại sao cà phê có hại cho bạn!” Và những tương tự...).

Ấy vậy mà, trong thời kỳ đại dịch hiện nay, các công ty dược phẩm đã thể hiện sự nhanh nhạy chưa từng có trong việc phát triển vắc-xin, phải không? Không hẳn vậy ! Vắc xin hiệu quả đầu tiên chống lại coronavirus, Sputnik V, được phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh Gamaleya của Nga, trực thuộc Bộ Y tế Liên bang Nga. Nói cách khác, nó không phải là một tập đoàn tư nhân.

Vẫn chưa có vắc-xin Nga trên lãnh thổ của Liên minh châu Âu, và lý do, rất có thể, một lần nữa là do lợi nhuận. Các công ty lớn không muốn có đối thủ cạnh tranh. Người Mỹ, tất nhiên,là kẻ "lợi hại" nhất khi nói đến lợi nhuận, và do đó vắc-xin châu Âu "AstraZeneca" nhanh chóng đi xuống đáy dưới áp lực chỉ trích.

Có lẽ tất cả các loại vắc xin hiện có đều có chất lượng thực sự tuyệt vời, nhưng một phần công chúng sẽ luôn nghi ngờ về chúng do quá quan tâm đến lợi nhuận. Nếu một công ty đang theo đuổi lợi nhuận, thì công ty đó quan tâm đến việc bán càng nhiều vắc xin càng tốt.

Chủ nghĩa tư bản hiện đại phải đối mặt với vấn đề mở rộng, vấn đề mà nó giải quyết bằng cách bán nhiều hàng hóa giống nhau cho cùng một người. Nguyên tắc tương tự hoạt động trong trường hợp công nghiệp dược phẩm và khoa học doanh nghiệp. Kết quả là, kết luận rất đơn giản: Nếu không có chiến tranh, sẽ không có tổ hợp công nghiệp-quân sự. Nếu không có bệnh tật, sẽ không có ngành công nghiệp dược phẩm. Tất cả những gì mà chủ nghĩa tư bản đã hấp thụ và chịu khuất phục để theo đuổi thị trường sinh lời cao nhất, và vì lý do này mà hai ngành công nghiệp được đề cập chắc chắn giống với những kỵ sĩ của Ngày tận thế.

Để làm gì? Khoa học và y học rất cần thiết cho cuộc sống của con người.  Lẽ ra chúng không bao giờ được phép rơi vào “bàn tay vô hình của thị trường”. Tình hình hiện tại đang ngược lại, và nhân loại cần phải thay đổi hiện trạng.

Công chúng nên chú ý đến những lĩnh vực này và giữ chúng dưới sự kiểm soát của họ, nghĩa là của nhà nước. Có lẽ đại dịch sẽ còn kéo dài và khó khăn hiện nay sẽ góp phần vào những thay đổi như vậy. Nhưng để điều này xảy ra, một sự phản kháng nên được hình thành và có mục đích chống lại sự hỗn loạn mà chúng ta đang chứng kiến ​​ngày nay là cần thiết. Sự hỗn loạn thậm chí có thể có lợi cho các doanh nghiệp lớn, vì nó là một tuyến phòng thủ chống lại những công dân bất mãn. Cho đến khi khối lượng tới hạn cần thay đổi cái gì và làm như thế nào, chừng nào người ta còn ngại nói “quốc hữu hóa”, “sở hữu nhà nước”, còn chưa nhớ đến chủ nghĩa xã hội thì khó có thể kỳ vọng tiến bộ. Nhưng nếu chúng ta không làm gì, chúng ta sẽ chỉ thấy một cuộc đấu tranh gay gắt vì lợi nhuận, cuộc sống của con người và chất lượng cuộc sống của họ sẽ chỉ là công cụ để đạt được lợi nhuận mà thôi.

TÔ HOÀNG

( chuyển ngữ qua tiếng Nga )