Bài trên báo Đảng Bảo Thủ Hoa Kỳ viết: "Anna Karenina" dạy cho chúng ta một bài học nhiều ý nghĩa luân lý về cách tự do tình dục đã biến thành nô lệ như thế nào, và trong thời đại của chúng ta, bài học này phù hợp hơn bao giờ hết. Rõ ràng, ý tưởng chính mà Tolstoy tìm cách truyền cho độc giả của mình là các mối quan hệ yêu đương luôn có hậu quả.


 

ĐÃ ĐẾN LÚC ĐỌC LẠI “ANNA KARENINA”

(Báo ĐẢNG BẢO THỦ HOA KỲ)

"Dưới những định chế phi lý của chúng ta, cuộc sống của một người phụ nữ lương thiện là một cuộc đấu tranh liên tục chống lại chính mình, và làm cách nào cho đúng để giống đực chia sẻ gánh nặng của những tai họa mà họ đã gây ra cho chúng ta." (Jean-Jacques Rousseau, "Emile")

Giờ đây, khi rơi vào làn sóng nữ quyền thứ ba, càng ngày càng lún sâu đến tận cùng của chủ nghĩa tư bản muộn màng, chúng ta thường không thể hiểu được mình đã để lại những phương tiện chữa lành nào, giả như nếu có. Chẳng hạn, từ thông thường nào có thể giúp chúng ta thoát khỏi bờ vực của việc bình thường hóa nạn ấu dâm, khi cái dốc mà mọi người đều chân thành coi là không thể trượt, trên thực tế đã dẫn chúng ta đến sự điên rồ của người chuyển giới và sự tôn vinh của nhiều loại đồi bại tình dục?

Mặc dù có thể có những cách khác để làm chậm sự lan truyền của thói quen tình dục hậu hiện đại, nhưng tôi đề xuất rằng một cách hiệu quả để làm điều này là đọc một cuốn sách quen thuộc đã 145 tuổi của Leo Tolstoy- “ Anna Karenina". Câu chuyện kể về một phụ nữ Nga sinh ra trong một gia đình quý tộc sống ở thế kỷ 19 và người đàn bà đã lừa dối chồng mình. Đó không chỉ là một cuốn tiểu thuyết giải trí nhưng sau khi đọc nó, bạn có thể đối phó với sự lo lắng và bất mãn bao trùm (mặc dù cuốn sách này cũng tốt cho điều đó). Anna Karenina dạy cho chúng ta một bài học rất bổ ích về việc tự do tình dục có thể trở thành nô lệ như thế nào, và ngày nay bài học này mang ý nghĩa cấp bách hơn bao giờ hết.

Mặc dù có nhiều nhân vật đẹp như tranh vẽ - mỗi nhân vật trong số họ đều có tên đệm mà bạn rất có thể sẽ không thể phát âm chính xác - cốt truyện của Anna Karenina tương đối đơn giản. Một người phụ nữ (Anna) không chung thủy với chồng, dan díu với một sĩ quan trẻ (Bá tước Vronsky) và phải đối mặt với những hậu quả tiêu cực từ hành động của mình (sự kỳ thị của xã hội, sự xa cách với con trai, sự tuyệt vọng). Tuy nhiên, trong một cuốn sách gần một nghìn trang (tất cả phụ thuộc vào bản dịch và xuất bản), có rất nhiều những điều thú vị. Người đọc quan sát cách Anna, một thiếu phụ xuất sắc trong xã hội với một người chồng đáng kính và một cậu con trai nhỏ thông minh,đã đánh mất tình cảm của công chúng để rơi vào một tình huống vô cùng khó khăn: cô ấy suýt chết vì cố sinh đứa con gái ngoài giá thú; cô ấy bị trục xuất khỏi xã hội đáng kính; cô ấy bị tách khỏi con trai cùng gia đình và bạn bè của cô ấy; cô ấy phát điên với ý nghĩ rằng người yêu của cô ấy đang yêu một người phụ nữ khác; cuối cùng cô ấy tự tử. Và trong suốt câu chuyện này, Anna không chịu ăn năn về quyết định lừa dối chồng. Rõ ràng, ý tưởng chính mà Tolstoy tìm cách truyền cho độc giả của mình là các mối quan hệ yêu đương luôn có hậu quả.

Nhưng không chỉ có vậy. Anna bỏ chồng để đến với Vronsky mong tìm kiếm tự do tình dục, quyền tự chủ - Tolstoy đã thể hiện suy nghĩ này qua lời của chính Anna khi cô đổ lỗi cho người yêu của mình: “Đúng vậy, anh ta đã có một sự thành công vô ích. Tất nhiên, anh ta cũng có tình yêu, nhưng phần lớn là niềm tự hào khi thành công. Anh ấy đã khoe khoang về tôi. " Bị mắc kẹt trong tất cả những cạm bẫy truyền thống của sự ghen tị, Anna đổ lỗi cho mọi người xung quanh, ngoại trừ bản thân mình.

Khi ngoại tình, Anna tìm cách tiếp thêm sức mạnh niềm tin rằng cô ấy vẫn có thể chiếm được trái tim của đàn ông, bởi vì chồng cô, Karenin đã không còn khuất phục trước những thủ đoạn của cô. Nhu cầu kiểm soát lấn át cô ấy mạnh hơn nhiều so với ham muốn của cô ấy dành cho Vronsky. Tất nhiên, Anna không phải là người đầu tiên phạm tội này - nó đã được mô tả chi tiết trong chương thứ ba của sách Sáng thế ký và mặc dù Anna đã có thể tránh được điều đó một thời gian, những nỗ lực ngày càng cuồng loạn của cô để kiểm soát Vronsky thông qua lạm dụng tình cảm. (bạo lực chống lại tình cảm của một người đàn ông) chỉ đẩy anh ta ra xa cô hơn, bởi vì bản thân anh ta muốn kiểm soát cô. Nữ quyền của Anna không liên quan gì đến bình đẳng giới, và hoàn toàn gắn liền với khát vọng quyền lực - quyền lực đối với nam giới.

(Không, Tolstoy không ghét phụ nữ. Ngược lại, thái độ của ông đối với tình dục công bằng còn tuyệt vời hơn thế)

Có lẽ bạn nghĩ rằng câu chuyện về một người phụ nữ lừa dối chồng mình đã quá nhàm chán và không có sức ảnh hưởng đối với nền văn hóa hiện đại của chúng ta. Cuối cùng, so với loạt phim của Netflix và tất cả những gì đã được trình chiếu cho người xem vào năm 2021, câu chuyện của Anna và Vronsky là dị hợm một cách không cần thiết? Tuy, về bản chất, ngoại tình không khác mấy so với những kiểu đồi bại khác. Tolstoy biết điều này, mặc dù có lẽ ông không thể dự đoán được các sự kiện của thế kỷ XXI, bởi vì bản chất con người hầu như không thay đổi - không theo thời gian cũng như không gian. Cái tôi của con người khao khát khoái lạc, khao khát sự chấp thuận của một xã hội lên án nó. Tuy nhiên, như số phận của nhân vật nữ chính của cuốn tiểu thuyết, không cần tán thành cũng đủ để lấp đầy hạnh phúc cho một người sống trong tội lỗi. Các bánh xe vẫn quay liên tục.

Mặc dù Anna lừa dối chồng mình với một người duy nhất, Tolstoy cho thấy cách cô ấy tán tỉnh nhiều người đàn ông khác một cách không mệt mỏi, cố gắng biến mong muốn của cô ấy thành hiện thực. Mặc dù Anna thực sự bị ám ảnh bởi những suy nghĩ về sự không chung thủy của Vronsky, cô ấy vẫn cảm thấy phấn khích lạ thường, tán tỉnh tất cả những người đàn ông đến với mình - ngay cả Levin trung thực, mà bà vợ Kitty từng thu hút sự chú ý của Vronsky. Anna cảm thấy thích thú, thử vẻ ngoài hấp dẫn và sự quyến rũ của mình với mọi người đàn ông không nghi ngờ, sắp xếp một trò chơi từ sự dễ dàng mà cô ấy có thể yêu anh ấy.

Kết hợp với việc thưởng thức trái cấm, ly cocktail của những cảm xúc và cái tôi sắc sảo này buộc những người yêu nhau phải làm điều được coi là hoàn toàn không thể chấp nhận trong xã hội Nga vào thời điểm đó: họ công khai chứng tỏ sự không chung thủy của mình, thay vì tận hưởng nó sau những cánh cửa đóng kín. Đây là nỗ lực chính của Anna để giành quyền kiểm soát bàn tay của chính mình. Quá tự tin vào khả năng khuất phục mọi người theo ý mình, Anna hy vọng sẽ thay đổi xã hội, thay vì thừa nhận tội lỗi của mình. Điều tương tự cũng đang xảy ra với các nhà hoạt động hiện đại, những người yêu cầu chúng ta đã chấp nhận phiên bản thực tại của họ - trái ngược với sinh học, đạo đức và bản chất con người, vốn đòi hỏi điều ngược lại.

Cuối cùng, khát khao kiểm soát của Anna đã chiếm lĩnh và đẩy cô đến chỗ tự sát. Cô quan niệm hành động này là để trả thù Vronsky vì anh không yêu cô, theo quan điểm của cô, anh nên yêu - nghĩa là anh không thể sửa chữa những sai lầm của cô, không thể làm trái ý cô ( Anna rất tức giận khi anh ta đề nghị rời Moscow không phải vào thứ Hai mà là vào thứ Ba), và không thể giấu cô điều gì. Nhưng việc cô ấy rơi vào trạng thái tự hủy hoại bản thân là điều đáng kể. Đó là Anna - chứ không phải Vronsky - người đã bị suy sụp trước áp lực từ mối tình của họ. Cô ấy mất khả năng kiểm soát cả đàn ông và bản thân, cuối cùng cô ấy thậm chí còn ít tự do hơn so với khi sống với chồng. Vụ tự sát của cô - bị mắc kẹt dưới bánh của một đoàn tàu đang chuyển động - là một biểu tượng kỳ cục nhưng dễ nhận ra về tình trạng nô lệ của cô.

Như Jean-Jacques Rousseau đã viết trong Emile, thiệt hại cho một người vợ không chung thủy luôn lớn hơn thiệt hại mà một người chồng không chung thủy phải đối mặt, bởi vì cô ấy không chỉ phản bội chồng mà còn phản bội cả những đứa con của mình. Russo viết: “Không còn nghi ngờ gì nữa, không ai được phép vi phạm lòng chung thủy của mình, và bất kỳ người chồng không chung thủy nào tước đi phần thưởng duy nhất của vợ mình vì đã hoàn thành các bổn phận nghiêm ngặt trong tình dục là một người đàn ông bất công và độc ác; nhưng người vợ không chung thủy còn tiến xa nhiều hơn thế: cô ấy chia rẽ gia đình và phá vỡ mọi ràng buộc tự nhiên; thưởng cho một người đàn ông những đứa con không thuộc về mình, cô ấy phản bội cả hai và thêm sự bội bạc vào sự không chung thủy

Vì vậy, điều quan trọng là người phụ nữ không chỉ cần chung thủy mà còn được chồng, người thân, cả thế giới coi phải là người như vậy. Điều quan trọng là cô ấy phải khiêm tốn, chu đáo, cẩn thận và trong mắt người khác, cũng như trong lương tâm của cô ấy, người ta ghi nhận phẩm hạnh của cô ấy.

Có lẽ, các nhà nữ quyền hiện đại sẽ không muốn nghe thông điệp của Tolstoy: tự do tình dục biến phụ nữ thành nô lệ. Rắc rối hơn cả, tự do tình dục giăng bẫy phụ nữ ngay bên trong cơ thể của chính họ, trái ngược với những gì mà các phòng khám phá thai đang cố gắng dạy chúng ta. Anna khao khát tự do tình dục, nhưng cô ấy hoàn toàn bị đáp trả ngược lại. Đến cuối cuốn tiểu thuyết, Anna thú nhận với Dolly Oblonskaya rằng cô không chỉ không vui mà còn cảm thấy bị mắc kẹt. Các công cụ kiểm soát của cô - sức hấp dẫn và sự quyến rũ về thể chất của cô - mặc dù chúng có tác động mạnh đến từng nạn nhân mới, nhưng cuối cùng cũng không giúp cô giành được quyền lực trước Vronsky. Cô ấy biết rằng ngoài những ràng buộc của hôn nhân, cách duy nhất để giữ anh ấy là cơ thể của cô ấy, và điều đó còn tồn tại cho đến khi ai đó trẻ hơn và hấp dẫn hơn cô.

 “Anh ấy có quyền ra đi, đi khi nào và ở nơi đâu anh ấy muốn. Không chỉ bỏ đi, mà còn rời xa tôi. Anh ấy có mọi quyền, tôi không có. " Cô vẫn không thể làm gì, không thể thay đổi mối quan hệ của mình với Vronsky trong bất cứ điều gì để có thể giữ chân anh ấy. Và như trước đây, với những hoạt động ban ngày và morphin vào ban đêm, cô ấy có thể dập tắt những suy nghĩ sợ hãi về điều gì sẽ xảy ra nếu anh ấy ngừng yêu cô"

Như Anna đã nói, việc tự sát của cô ấy là một sự giải thoát, giải thoát khỏi những đau khổ mà cô ấy đã tự mang lại cho mình, và là thứ duy nhất còn lại cho cô ấy khi vẻ đẹp của cô ấy, kể từ đó không còn sử dụng được nữa. "Tại sao không dập tắt ngọn nến, khi không còn gì để nhìn, khi nhìn tất cả những thứ này thật kinh tởm?" - Anna đã nghĩ như thế.

Tội lỗi ban đầu của Anna hoàn toàn không nằm ở niềm tin của cô ấy rằng phụ nữ nên được tự do, và thậm chí không phải ở mong muốn tự do của cô ấy. Nó nằm ở niềm tin của cô ấy rằng cô ấy sẽ tìm thấy tự do bên ngoài cuộc hôn nhân của mình hơn là bên trong cuộc hôn nhân.

Đến cuối cuốn tiểu thuyết, bạn bè của Anna nhận thấy rằng cô ấy đã hình thành thói quen nheo mắt mỗi khi có cuộc trò chuyện động chạm tới cô ấy.

 

TÔ HOÀNG

(chuyển ngữ từ tiếng Nga)