Vào những năm 1990, trong khi giới trẻ Nga chào đón kỷ nguyên mới của chủ nghĩa tư bản, thì cha mẹ và ông bà của họ vẫn tuyệt vọng bám vào những ký ức khó phai mờ về cuộc sống thời Xô Viết. Kết quả là, nỗi nhớ này hòa nhập vào hình ảnh của Vladimir Putin, người đã mang đến cho nước Nga một cảm thức dân tộc mới, pha trộn với Chính thống giáo.


 

THẾ HỆ NGƯỜI NGA CŨ TÌM ĐÂU RA HOÀI NIỆM VỀ THỜI XÔ VIẾT?

( Báo BIG THINK - M)

Năm 1998, cựu tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev, xuất hiện trong một quảng cáo cho tiệm bánh pizza Hut đầu tiên tại Nga, nằm ngay cạnh Quảng trường Đỏ. Một clip quảng cáo từ những người làm PR của Mỹ, thực hiện với hy vọng thu phục được những người theo chủ nghĩa hậu cộng sản và đánh vào tình cảm của người tiêu dùng, một gia đình Nga truyền thống căn cứ vào clip quảng cáo này đã thảo luận về sự nghiệp chính trị của Gorbachev.

Thế hệ lớn tuổi coi thường cựu lãnh đạo Nga vì sự sụp đổ của nhà nước Xô Viết và sự giải thể của đảng cộng sản, trong khi thế hệ trẻ chứng minh rằng các quyết định Gorbachev cũng không đến nỗi: dù sao thì Bức màn Sắt đã sụp đổ, Pizza Hut cuối cùng cũng đã xuất hiện trên đất nước này!

Clip quảng cáo sắm vai trò hết sức đặc biết. Khi nó được chiếu lần đầu tiên trên truyền hình Nga, công chúng đã tiếp nhận như một vật dễ lan truyền và ca ngợi các công ty Mỹ đã nhúng tay vào sự sụp đổ của đất nước. Ngày nay, các nhà khoa học nhìn thấy trong clip quảng cáo này một viên nang được bảo quản hoàn hảo với thời gian, phản ánh sự nhầm lẫn và không chắc chắn đã ngự trị trong cuộc sống của người Nga vào cuối những năm 1990. Bằng cách nhấn vào cái nút khởi động lại khét tiếng, Gorbachev đã tước bỏ sự tự ý thức của người Nga, và cuộc khởi động ấy của Gobachov vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Quá trình chuyển đổi sang chủ nghĩa tư bản gần như đã xóa sổ toàn bộ lịch sử 70 năm tuổi của Liên Bang  Viết. Và mặc dù một số người Nga rất vui mừng, nhưng những người khác không thể hoặc không muốn đối phó với những thay đổi

NHÀ NƯỚC NHƯ MỘT VŨ TRỤ

Như nhà báo Belarus Svetlana Aleksievich đã viết trong cuốn sách đoạt giải Nobel “Thời gian đã qua sử dụng”, chủ nghĩa cộng sản Nga đã có một “kế hoạch điên rồ” để thay đổi chính nhận thức của con người. Những nhà cách mạng khai sáng ra Liên Xô tin rằng chỉ thay đổi chính phủ thôi là chưa đủ. Để nền văn minh mới của họ chiếm ưu thế, người dân sẽ phải tự giáo dục lại bản thân.

Với sự sụp đổ của Liên Xô, người dân Nga về cơ bản trở thành một giống loài độc nhất về mặt ý thức hệ - sau nhiều thập kỷ bị tẩy não và ngược đãi - chỉ có thể nhìn thế giới qua lăng kính của chủ nghĩa xã hội. Và khi lăng kính đó vỡ tan nhiều người Nga, đặc biệt là thế hệ cũ, bị ảnh hưởng bởi một cuộc khủng hoảng hiện sinh mà hóa ra lại mạnh hơn chính họ.

“Tất cả chúng ta, những người lớn lên với chủ nghĩa xã hội vừa giống lại và không giống với những người khác. Chúng ta có vốn từ vựng của riêng mình, ý tưởng riêng của mình về cái thiện và cái ác, về các anh hùng và các nạn nhân. Chúng ta có một cách nhìn cũng đặc biệt với cái chết ”- Svetlana Aleksievich viết. Theo ý kiến của bà, người dân Liên Xô cảm thấy thấp kém nếu họ không thể phục vụ đất nước của họ theo bất kỳ cách nào, có thể là trong các trận chiến của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại hoặc khi khôi phục quê hương từ đống đổ nát.

Svetlana Aleksievich xây dựng những cuốn sách của mình từ những cuộc trò chuyện với hàng trăm người bình thường.  viết: “Tôi đang tìm kiếm những người đã bám rễ chắc chắn vào lý tưởng, chấp nhận nó để họ không thể bị tách biệt, nhà nước đã trở thành vũ trụ của họ, thay thế mọi thứ, thậm chí cả cuộc sống của chính họ.

CÁI GIÁ CỦA CẢI TỔ  

Các công dân Liên Xô được quảng bá như một phiên bản đã chỉnh sửa của lịch sử đất nước họ, nơi Vladimir Lenin và đoàn cận vệ của ông ta dường như trở thành những người dẫn đường thánh thiện cho sứ mệnh cao cả nhất - dẫn dắt nhân dân Nga trên một chặng đường dài của lịch sử. Các tài liệu lưu trữ bác bỏ khuôn mẫu tư tưởng này đã được thu thập và phân loại cho đến khi chính quyền Gorbachev công bố chúng trong cuộc đấu tranh cho Công khai trong thời kỳ Cải tổ.

Chẳng bao lâu, các tạp chí và báo chí, không còn ngại sự giám sát, được tự do in những câu chuyện về việc Lenin ra lệnh treo cổ "ít nhất một nghìn nông dân" để gia đình họ "run sợ". Một người Bolshevik khác - Grigory Zinoviev, lập luận rằng để thiết lập quyền lực của mình, cứ  mười người đảng sẽ phải phải bắn bỏ một người.

Năm 1919, khi một trong những vị tướng cầu xin Leon Trotsky gửi thức ăn cho những người Moskva đang chết đói trong cuộc vây hãm thành phố, ông ta trả lời: “Đây không phải là đói. Khi Titus chiếm Jerusalem các bà mẹ Do Thái đã ăn thịt con của họ. Khi tôi bắt mẹ của bạn ăn thịt con của bà ấy, thì bạn mới có thể đến và nói với tôi: Chúng tôi đang chết đói”.

Đối với thế hệ trẻ, những khám phá như thế đã trở thành cọng rơm làm đứt cái lưng con lạc đà. Sau khi trải qua những năm tháng tuổi thiếu niên trong một cuộc nổi dậy khiêm tốn nhưng có ý nghĩa chống lại nhà nước, giờ đây họ đã công khai từ bỏ di sản của mình và tiếp thu những ảnh hưởng của phương Tây. Nhưng cha mẹ họ đã dành phần lớn cuộc đời của mình để bảo tồn và tăng cường hệ tư tưởng và nhận thức ấy sẽ thường phản ứng khác nhau.

CUỘC SỐNG DỄ DÀNG HƠN

Bộ sưu tập các cuộc phỏng vấn của Svetlana Alexievich là một bức tranh ghép phức tạp của những cảm xúc và những kích thích mâu thuẫn rất khác nhau. Nhiều cuộc phỏng vấn đã gây tò mò không chỉ cho các nhà sử học mà còn cả các nhà tâm lý học. Chúng cho thấy rõ nhất những "linh hồn lạc lối" – những người mà hầu hết trong số họ lớn lên dưới thời Joseph Stalin và Nikita Khrushchev – lại luôn luôn khao khát sự giám hộ liên tục của chế độ Xô Viết.

Ngày xưa, người Nga được giáo dục là phải tin vào điều gì đó. Bây giờ họ phải tìm ra sự thật cho chính mình. “Tôi đã mua ba tờ báo, mỗi tờ đều có sự thật riêng của mình. Vậy đâu mới là sự thật thực sự? Trước đây bạn đọc tờ báo “Sự thật” vào mỗi sáng, và bạn biết tất cả, bạn hiểu tất cả"-một người đàn ông nói với Svetlana Aleksievich nói.

Cảm giác tự tin và bình yên này không chỉ giới hạn trong tờ báo vào buổi sáng. Ví dụ, cha Aleksievich từng nói với  rằng họ chết trong chiến tranh dễ dàng hơn những cậu bé chết thầm lặng ở Chechnya vào cuối những năm 1990, bởi vì niềm tin của họ vào chủ nghĩa cộng sản mạnh hơn nỗi sợ hãi cái chết.

Aleksievich thường phải đối mặt với những lời giải thích trái ngược nhau. Một mặt, những người dân Liên Xô đầy tự hào tin rằng Gorbachev đã tước bỏ danh dự và phẩm giá của họ, khiến cuộc thử nghiệm cộng sản táo bạo của họ bị nghiền nát bởi một cái bẫy khác trên toàn cầu-guồng máy tư bản.

Mặt khác, Svetlana Aleksievich phát hiện ra ở những người đối thoại của  nỗi nhớ tiếc thói quen được phục tùng, được kiểm soát, những gì mà con cái của họ bây giờ không phải trải qua.

QUAN NIỆM VỀ TƯ DO

Svetlana Aleksievich viết: “Con người không nhận thấy tình trạng nô lệ của mình, thậm chí còn yêu thích chế độ nô lệ ấy nũa. Tôi còn nhớ: sau khi kết thúc hệ phổ thông cả lớp chúng tôi hồ hởi, phấn chấn kéo nhau tới các vùng đất hoang, khinh bỉ những kẻ không chịu tới vùng đất này, tiếc đến giỏ nước mắt vì cách mạng, nội chiến đã xảy ra mà chúng tôi không được góp mặt”.

Trong suốt thế kỷ 20, dường như mọi người từ khắp nơi trên thế giới cần phải tin vào một hệ tư tưởng nào đó để tồn tại, còn ngày nay tất cả những gì chúng ta muốn là được yên và được sống trong hòa bình. Và nếu những người mẹ bây giờ cầu xin con cái họ đừng tham chiến, thì cha mẹ ngày hôm qua sẽ chết vì xấu hổ nếu con cái họ không ra trận.

Cầu xin cho con cái mình không phải tham chiến là điều chưa bao giờ xảy ra trong cuộc sống của người Nga, và văn học Nga cũng không biết điều này - Aleksievich nhớ lại - Nói chung, chúng tôi là người của trận mạc. Họ hoặc chiến đấu hoặc chuẩn bị cho chiến đấu. Họ không bao giờ sống khác được. Cái đó gọi là  tâm lý quân sự. Trớ trêu thay, hàng loạt cuộc chiến liên tục nhằm bảo vệ tương lai của Liên Xô lại đã khiến người Nga đặc biệt không chuẩn bị cho thời kỳ hòa bình.

Không có gì đáng ngạc nhiên, đối với thế hệ cũ, tự do là một cái gì đó mang ý nghĩa tiêu cực. Đối với con cái của họ, tự do có nghĩa là một cơ hội- để làm điều gì đó hoặc là dịp được bày tỏ ý kiến của mình. Nhưng thế hệ cũ cũng được giải phóng khỏi nhiều thứ - ví dụ, nỗi sợ hãi về việc không phù hợp và cái chết, việc lãng phí cuộc sống của họ một cách vô ích- mà nói thẳng ra là khá phổ biến ở các nước tư bản. Trong một cuộc thăm dò năm 2018, 66% người Nga thừa nhận hoài niệm về Liên bang Xô Viết, trong đó mất “cảm giác thuộc về một cường quốc” là một trong số những lý do chính.

NHẬN DẠNG MỚI

Trong quá trình điều tra, Svetlana Aleksievich nhận ra rằng người dân Nga đang ở ngã ba đường. Một con đường dẫn đến chủ nghĩa tư bản - tự do và đau khổ. Hai là tới chủ nghĩa cộng sản, hạnh phúc không có tự do. Đây là một sự lựa chọn khó khăn khiến nhiều người vẫn còn phân vân.

Điều này không có nghĩa là sau khi quảng cáo cho Pizza Hut, văn hóa Nga đã dừng lại. Ngược lại, đất nước này đã chứng kiến những sự kiện mà không ai có thể lường trước được, ngay kể cả Karl Marx. Thoát khỏi hoài niệm về quá khứ, họ bắt đầu mở quán cà phê theo phong cách Liên Xô, phục vụ các món ăn Liên Xô được chế biến từ nguyên liệu chỉ từ một phía của Bức màn sắt.

Quá khứ cũng xuất hiện ở những nơi khác. Ví dụ, sự sùng bái nhân cũng đã được tái sinh - lần này là xung quanh Vladimir Putin. Với việc chiếm đóng Crimea vào năm 2014, việc xây dựng đế chế được tiếp tục trở lại và những người bất đồng chính kiến như Alexei Navalny buộc phải biến mất. Điện Kremlin thậm chí còn xây dựng một bản sắc dân tộc mới, pha trộn với Chính thống giáo thay vì chủ nghĩa cộng sản.

Trong cuốn sách của Svetlana Alexievich, một giáo sư đại học nói rằng sinh viên của những năm 1990 không nghi ngờ gì rằng chủ nghĩa tư bản sẽ sửa chữa những sai lầm của chủ nghĩa cộng sản. Bây giờ bức tranh đã khác ... Học sinh ngày nay đã học và cảm nhận thế nào là chủ nghĩa tư bản - bất bình đẳng, nghèo đói kiêt cùng,và giàu có vô hạn độ”.

Nhưng không phải tất cả thanh niên cánh tả ở Nga đều quay về quá khứ. Một cuộc thăm dò năm 2018 cho thấy nỗi nhớ về Liên Xô mạnh mẽ hơn đáng kể trong thế hệ cũ và lại cũng có thể chứng kiến một làn sóng các bạn trẻ trong những năm gần đây ra nhập Đảng cộng sản. Họ là những người có tư tưởng tiến bộ gợi nhớ đến nền dân chủ xã hội châu Âu, hơn là chủ nghĩa Stalin cứng rắn của những người thời xưa.

TÔ HOÀNG

(Chuyển ngữ từ tiếng Nga)