Chính quyền Biden buộc tất cả các liên minh của Hoa Kỳ phải phân tích chi phí - lợi ích để xác định những liên minh nào tăng cường an ninh quốc gia cho Hoa Kỳ và những liên minh nào khiến Hoa Kỳ có nguy cơ bị lôi kéo vào các cuộc xung đột


MỸ PHẢI ĐI TỚI MỘT PHẠM VI ẢNH HƯỞNG MỚI” ĐỂ CHỐNG LẠI NGA VÀ TRUNG QUỐC,   

(Báo THE NATIONAL INTEREST - Mỹ)

DAVID PYNE 

(Tác giả David Pyne là một cựu Sĩ quan Tham mưu và Chiến đấu của Quân đội Hoa Kỳ, có bằng Thạc sĩ về Nghiên cứu An ninh Quốc gia từ Đại học Georgetown. Ông hiện là Phó Giám đốc Ủy ban EMP của Quốc hội Mỹ)

Hoa Kỳ hiện đang phải đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng về việc tiến hành chiến tranh đồng thời trên hai mặt trận với Nga và Trung Quốc do hai nước này ngày càng có ưu thế hơn Hoa Kỳ trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân, điện từ (EMP) và không gian mạng. Mặc dù mổ sẻ, phân tích sâu sắc thêm những khiếm khuyết về chiến lược và quân sự Hoa Kỳ, nếu không muốn nói là hầu hết thì cũng nhiều chính trị gia Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tin rằng Hoa Kỳ là cường quốc quân sự mạnh nhất trên trái đất. Quan niệm sai lầm nghiêm trọng này khiến họ bỏ bê việc xây dựng lại kho vũ khí hạt nhân của Mỹ, thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia toàn diện và củng cố hệ thống lưới điện quốc gia của Mỹ nhằm ngăn chặn hậu quả thảm khốc của cuộc tấn công. 

Các nhà lãnh đạo Mỹ phải từ bỏ những quan niệm duy tâm của họ về một thế giới đơn cực an toàn và bảo mật, trong đó Hoa Kỳ được công nhận rộng rãi là siêu cường mạnh nhất. Trên thực tế, mọi thứ hoàn toàn đã khác. Nước Mỹ ngày nay đang phải đối mặt với những lựa chọn ngày càng khắc nghiệt, bị hạn chế, không thoải mái và đầy tuyệt vọng.Người Mỹ và kho báu quốc gia của Mỹ, cùng với nguồn lực quân sự sẽ phải chuyển hướng để bảo vệ những lợi ích sống còn cơ bản của Hoa Kỳ. Nếu làn được như thế sẽ làm giảm nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh không cần thiết với các đối thủ của Mỹ như những siêu cường hạt nhân và điều này sẽ tạo ra một tình hình an toàn hơn, đáng tin cậy hơn, hy vọng hòa bình hơn trên hành tinh.

"Kiềm chế chiến lược" ngụ ý không để một cường quốc lớn nào trên thế giới sẽ tìm cách thống trị ở Châu Âu hoặc Đông Bắc Á. Đồng thời, nó cũng sẽ buộc các đồng minh của Mỹ phải chất lên vai gánh nặng chính là duy trì an ninh trong khu vực của họ và dựa vào các lực lượng địa phương để cân bằng các thế lực bá chủ trong khu vực như Nga và Trung Quốc. Quân đội Hoa Kỳ sẽ vẫn đóng quân "ở phía trên đường chân trời", ở các vùng biển xung quanh Hoa Kỳ hoặc trong đất Hoa Kỳ, tránh các vị trí triển khai phía trước- nơi mà sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ về cơ bản trở thành một "cầu nối" khiến chúng ta phải tham gia các cuộc xung đột với nước ngoài trong trường hợp họ xâm lược, nhưng Mỹ hoàn toàn không đủ để bảo vệ các đồng minh của mình hoặc thậm chí ngăn chặn sự xâm lược đó. Chiến lược cân bằng ở nước ngoài hoặc "ngoài khơi" sẽ khôi phục quyền tự do hành động của Hoa Kỳ trong việc lựa chọn tham gia vào cuộc chiến nào và tránh cuộc chiến nào, khi những cuộc chiến như vậy có thể nhanh chóng và bất ngờ đạt đến cấp độ hạt nhân.

Theo đó, để giảm nguy cơ Hoa Kỳ bị lôi kéo vào các cuộc chiến tranh với các cường quốc có thể khiến lãnh thổ Hoa Kỳ bị ảnh hưởng bởi hạt nhân hoặc một cuộc tấn công điện từ, Hoa Kỳ nên rút lực lượng quân sự của mình khỏi châu Âu, châu Phi và châu Á, bao gồm cả Trung Đông. Họ cũng sẽ không xâm lược và chiếm đóng các quốc gia khác như một phần của nỗ lực thay đổi quyền lực và xây dựng các quốc gia mới. Hoa Kỳ sẽ chỉ gửi một lực lượng viễn chinh nếu các quốc gia trong phạm vi ảnh hưởng của họ, hoặc những quốc gia có lợi ích quan trọng đối với họ, chẳng hạn như Tây Âu và Nhật Bản, đang bị đối phương đe dọa tấn công. Một ngoại lệ có thể được thực hiện để duy trì một số lượng hạn chế lính Mỹ được triển khai tại Đức như một rào cản để kiềm chế sự xâm lược tiềm tàng của Nga đối với Tây Âu - để ghi nhận giá trị độc đáo của khu vực này đối với nền kinh tế và công nghiệp Hoa Kỳ.

Việc giảm sự hiện diện quân sự của Mỹ ở nước ngoài sẽ làm giảm đáng kể sự ủng hộ chống khủng bố của Mỹ và quan trọng nhất là làm giảm đáng kể ý muốn của Nga và Trung Quốc đoàn kết với nhau để chống lại Mỹ. Là một phần của chiến lược này, Mỹ cuối cùng sẽ từ bỏ cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu đã thất bại, vốn đã lãng phí hàng nghìn tỷ đô la trong các cuộc chiến vô ích với các chiến binh ở Trung Đông. Thay vào đó, sau hai thập kỷ mất tập trung, trong đó Nga và Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ trong hầu hết mọi lĩnh vực quan trọng của công nghệ quân sự chiến lược, Hoa Kỳ cuối cùng sẽ phải tiếp tục hiện đại hóa và xây dựng lại kho vũ khí hạt nhân chiến lược và khả năng phòng thủ chiến lược.

Lý thuyết "kiềm chế chiến lược" này không phải là mới. Nó đã được khẳng định bởi một số nhà khoa học chính trị nổi tiếng của Mỹ như John Mearsheimer, Stephen Walt, Robert Pape và Christopher Lane. Hơn nữa, phân tích lịch sử cho thấy rằng hầu hết các cường quốc, vì nhiều lý do khác nhau, nhận thấy mình đang ở trong tình trạng suy thoái sâu sắc, đã áp dụng chiến lược "kiềm chế hợp lý" và thành công hơn đáng kể so với các quốc gia theo đuổi các quốc gia khác.

Việc áp dụng chiến lược cân bằng ngoài khơi có thể đi kèm với việc tiếp tục “tấn công hòa bình” ngoại giao của Mỹ và đàm phán một thỏa thuận về phạm vi ảnh hưởng toàn cầu nhằm bảo vệ các lợi ích quan trọng của Mỹ và ngăn chặn khả năng ngày càng tăng của một cuộc chiến tranh thảm khốc và ngoài ý muốn với Nga hoặc Trung Quốc. Thỏa thuận mới nhất về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng đã được ký kết bởi Tổng thống Franklin Delano Roosevelt, Thủ tướng Winston Churchill và nhà độc tài Liên Xô Joseph Stalin tại Hội nghị Yalta vào tháng 2 năm 1945. Nó đã được chứng minh là thành công trong việc duy trì hòa bình giữa các cường quốc ở châu Âu trong hơn nửa thế kỷ, một phần là do Hoa Kỳ duy trì mức tương đương hạt nhân "xấp xỉ" với Liên Xô trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Sự phân chia phạm vi ảnh hưởng trên toàn cầu giữa Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc có thể mang lại thành công tương tự cho toàn thế giới ngày nay. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần tuyên bố rằng một trong những nhiệm vụ chính sách đối ngoại chủ yếu của ông là ký kết "các thỏa thuận Yalta mới". Theo một kế hoạch như vậy, thế giới sẽ được chia thành các khu vực, mỗi khu vực có vị trí bá chủ thống trị của riêng mình, với mục tiêu chính là thúc đẩy sự ổn định và hòa bình giữa các cường quốc. Theo một thỏa thuận như vậy, Hoa Kỳ sẽ duy trì phạm vi ảnh hưởng lớn nhất của mình, bao gồm toàn bộ Tây Bán cầu, Tây Âu, Nhật Bản, Úc và New Zealand, những nước này sẽ vẫn nằm dưới sự bảo vệ chiếc ô hạt nhân của Mỹ. Phạm vi ảnh hưởng của Nga sẽ bao gồm các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, Serbia, Iran, Iraq, Syria và Libya. Phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc có thể bao gồm Triều Tiên, Đài Loan, Biển Đông, Pakistan, Afghanistan, bốn quốc gia "theo chủ nghĩa Marx" ở Đông Nam Á và khoảng nửa tá quốc gia châu Phi hiện đang đứng đầu là các nhà độc tài cộng sản rởm. Nếu các nhà lãnh đạo Mỹ đồng ý với một kế hoạch như vậy và cam kết không gửi quân đội Mỹ vào Đông Âu - trừ trường hợp Nga gây hấn - thì Nga, hiện thực hóa mục tiêu đảm bảo an ninh quân sự dọc biên giới phía Tây, có thể chuyển sự chú ý sang phía Đông, trước mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc.

Như nhà chiến lược Tôn Tử của Trung Quốc cổ đại đã nói một cách khôn ngoan trong Nghệ thuật chiến tranh”: “Trong chiến tranh, điều cần thiết đầu tiên là phải tấn công chiến lược đối phương. Và một điều rất quan trọng nữa là tiêu diệt các liên minh của đối phương với sự trợ giúp của ngoại giao”. Ngày nay, Hoa Kỳ thậm chí có thể đồng ý rút khỏi NATO, tổ chức này sẽ tiếp tục hoạt động như một liên minh do châu Âu lãnh đạo thay vì Hoa Kỳ, để đổi lấy việc Nga rút khỏi liên minh với Trung Quốc và chấm dứt toàn bộ quân đội Trung-Nga và các hợp tác kỹ thuật. Một thỏa thuận toàn diện như vậy sẽ công nhận và tôn trọng lợi ích quan trọng của cả ba siêu cường hạt nhân và giải quyết tất cả các tranh chấp lớn còn tồn tại. Điều này sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro tiềm tàng của những xung đột quân sự vì lợi ích duy trì hòa bình giữa các cường quốc.

Như Graham Ellison đã giải thích trong bài báo đăng trên tờ Forein Affaiirs: “Việc duy trì một nền hòa bình như vậy là rất quan trọng đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.Ngay cả một cuộc chiến tranh bình thường cũng có thể biến thành một cuộc chiến hạt nhân, cũng có thể dẫn đến thảm họa…. Về vấn đề này, các chính trị gia Hoa Kỳ sẽ phải từ bỏ những giấc mơ không thể đạt được về thế giới mà họ ước ao và chấp nhận thực tế rằng các phạm vi ảnh hưởng sẽ vẫn là nền tảng của địa chính trị. Việc chấp nhận này chắc chắn sẽ là một quá trình kéo dài, gây tranh cãi và đau đớn. Nhưng nó cũng có thể mang lại sự sáng tạo chiến lược đột biến - một cơ hội để đạt được không hơn không kém khái niệm an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

Ellison lưu ý rằng Nga và Trung Quốc đã có phạm vi ảnh hưởng của họ, cho dù các nhà lãnh đạo Hoa kỳ có công nhận hay không. Các cuộc tấn công liên tục của quân đội Mỹ vào các khu vực ảnh hưởng này sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc (chủ yếu, như một phần trong quá trình mở rộng của NATO sang Đông Âu nói chung và các nước Baltic nói riêng) cũng kích động Nga và Trung Quốc thống nhất chặt chẽ hơn trong lĩnh vực quân sự.

Hoa Kỳ có các cam kết an ninh với hơn 1/5 tổng số quốc gia trên thế giới, khiến các lực lượng quân sự của họ được biên chế quá mức nặng nề. Để giải quyết vấn đề này, một giải pháp thay thế khả thi hơn và có thể chấp nhận được về mặt chính trị cho một thỏa thuận toàn diện với Nga, Trung Quốc  chính quyền Biden sẽ là việc đơn phương rút các lực lượng quân sự tiên tiến của Mỹ khỏi Đông Âu, Trung Á, Trung Đông và Biển Đông, Nhật Bản và Bán đảo Triều Tiên. 

Người ta vẫn tin rằng Hoa Kỳ càng có nhiều đồng minh thì càng an toàn và tự tin hơn. Tuy nhiên, các cam kết tham gia các cuộc chiến tranh thông thường và có thể có hạt nhân với Nga và Trung Quốc đối với các quốc gia không đại diện cho lợi ích quan trọng của Hoa Kỳ, sẽ gây ra nhiều rủi ro hơn là lợi ích đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Chính quyền Biden buộc tất cả các liên minh của Hoa Kỳ phải phân tích chi phí - lợi ích để xác định những liên minh nào tăng cường an ninh quốc gia cho Hoa Kỳ và những liên minh nào khiến Hoa Kỳ có nguy cơ bị lôi kéo vào các cuộc xung đột với các cường quốc về lợi ích thứ yếu. Mỹ có thể từ bỏ nghĩa vụ đảm bảo an ninh cho những quốc gia không vượt qua cuộc kiểm tra như vậy.

Trước hết, các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ nên thông báo ngay cho Matxcơva và Bắc Kinh biết rằng Hoa Kỳ sẽ không can thiệp quân sự vào bất kỳ cuộc xung đột nào có thể xảy ra đối với Đài Loan hoặc các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ (tất cả đều đơn giản là sẽ không bảo vệ ). Những quyết định như thế sẽ củng cố an ninh quốc gia của Hoa Kỳ và giảm thiểu đáng kể khả năng xảy ra một cuộc tấn công của Nga và Trung Quốc trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Đồng thời, Mỹ có thể làm tăng khả năng xảy ra xích mích và bất đồng giữa Trung Quốc và Nga, gây chia rẽ và phá vỡ quan hệ đồng minh của họ theo thời gian. Lịch sử cho thấy không có gì thúc đẩy sự hợp nhất giữa Matxcơva và Bắc Kinh hơn những nỗ lực thiển cận của Mỹ nhằm hướng sức mạnh của mình vào Đông Âu và Đông Á, cùng với nỗ lực trở thành siêu cường thống trị duy nhất trên thế giới. Nếu Mỹ không châm ngòi cho sự giận dữ của Trung Quốc và Nga, thì mối quan hệ thù địch trong lịch sử của cặp đôi này có thể đã được giải quyết sòng phẳng từ lâu.

TÔ HOÀNG

( chuyển ngữ từ tiếng Nga )