các nước châu Phi, nơi tưởng chừng như không có thuốc tốt, nền kinh tế không phát triển so với châu Âu và Hoa Kỳ, và các biện pháp phòng ngừa dường như cũng ở mức độ thấp nhất, dân số lại quá đông, nhưng vì sao Covid-19 chưa bùng phát tại châu lục này?


 Nguyên nhân nằm ở đâu ? Một số loại kháng chất nào được xác định về mặt di truyền đối với coronavirus đây?

Hay là một số bệnh nhiễm trùng khác, chúng ta sẽ nói sau, đã tạo nên hệ thống miễn dịch của cư dân trên lục địa này? Một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Mekella và Viện Y tế ở Addis Ababa (Ethiopia) cho rằng một câu trả lời có thể là mối quan hệ giữa hai bệnh nhiễm trùng - coronavirus và nhiễm trùng giun đường ruột, mà chúng ta thường gọi là giun chỉ. Liệu ký sinh trùng đường ruột có bảo vệ khỏi bệnh covid hay không, chúng tôi đang cùng ông Nikolai Kryuchkov, một nhà miễn dịch học Nga, Tiến sỹ y khoa, Tổng giám đốc của công ty nghiên cứu hợp đồng điều tra.

DỮ LIỆU CÓ ĐÚNG KHÔNG?

Điều đáng chú ý đầu tiên là đối tượng thu hút sự chú ý của các nhà khoa học không phải là những mẫu ngẫu nhiên chọn từ toàn bộ dân số của Ethiopia. Ở đây chúng ta đang nói về những người đã tìm kiếm sự trợ giúp y tế tại hai trung tâm. Một trong số những người ấy nằm ở Addis Ababa và một số khác ở trung tâm còn lại tại Mekelle. Những trung tâm như vậy thường bao gồm những người có các triệu chứng bệnh covid khá nghiêm trọng, hoặc khách du lịch đã được chẩn đoán mắc bệnh covid trong quá trình điều khiển phương tiện giao thông, cũng còn là những người thân và người tiếp xúc của họ đã được chẩn đoán nhiễm coronavirus.

- Đây là cái gọi là "lựa chọn tiện lợi", - Nikolai Kryuchkov nói. – Sự lựa chọn ấy không phản ánh tình hình trên khắp Ethiopia, điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì ở Châu Phi nói chung và ở Ethiopia nói riêng, mọi thứ đang diễn ra không mấy khả quan với việc kiểm tra dân số để tìm Covid-19. Đặc biệt là khi so sánh với mức độ mà thử nghiệm được thực hiện ở các quốc gia châu Á, chẳng hạn như ở Israel, hoặc như người ta có thể nói- một quốc gia tham chiếu theo nghĩa này – Trung Quốc. Vì vậy, chúng tôi lưu ý rằng dữ liệu được trình bày không phản ánh đầy đủ tình hình thực sự về tỷ lệ mắc các bệnh ký sinh trùng đường ruột trên khắp Ethiopia.

Điều quan trọng nữa là phần lớn dữ liệu này được lấy từ trung tâm ở Mekella (khoảng 2/3 tổng số), và các phép đo được thực hiện ở đó từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2020, và ở Addis Ababa từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2021. Đó là những bệnh nhân thuộc các nhóm khác nhau và thậm chí trước khi các biến thể Delta của coronavirus ra đời, điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến kết quả.

ĐIỀU GÌ XẢY RA Ở ETHIOPIA?

Nghiên cứu bao gồm những người từ 3 đến 92 tuổi, tổng cộng 571 người (sau khi điều chỉnh mất dữ liệu một phần). Đồng thời, một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể là độ tuổi được phân bố như thế nào. 50% số người trong nghiên cứu ở độ tuổi từ 28 đến 50. Hóa ra 37 là độ tuổi trung bình, đó là những người khá trẻ và chủ yếu là nam giới. Người cao tuổi trên 60 tuổi chỉ khoảng 16%.

Một yếu tố quan trọng trong nghiên cứu nữa là loại bệnh nhân có quá trình điều trị đã bao lâu. Ban đầu, bốn mức độ nghiêm trọng của quá trình nhiễm coronavirus được xác định: không có triệu chứng rõ ràng - tức là, covid chỉ được chẩn đoán bằng PCR,tiếp tới mức độ nhẹ và trung bình,sau hết là diễn biến bệnh nặng và diễn biến nghiêm trọng.

Nó chỉ ra rằng 36,2% không có triệu chứng, và 29,8% có các triệu chứng nhẹ và trung bình tại thời điểm chẩn đoán; 29,0% còn lại và 4,9% mắc bệnh nặng, nguy kịch (phải nhập viện hồi sức tích cực). Có nghĩa là, ngay cả khi chúng ta cho rằng việc nhiễm giun sán hoặc ký sinh trùng đơn bào (cũng được xem xét trong nghiên cứu) bằng cách nào đó tạo điều kiện thuận lợi cho ổ đẻ, thì vẫn chưa đủ để coi đó là một yếu tố nguy hiểm.

Trong số những người mắc covid nghiêm trọng,thì có 10% được phát hiện là bị nhiễm ký sinh trùng. Ở các nhóm không có triệu chứng và những người mắc bệnh nhẹ, nhiễm trùng được phát hiện ở vào khoảng 50%. Có vẻ như đây thực sự có thể được coi là bằng chứng cho thấy ký sinh trùng đang bảo vệ chống covid bằng cách nào đó.

Tuy nhiên, khi các nhà khoa học sửa lại dữ liệu, hóa ra ít nhiều điều này chỉ có tác dụng với giun sán - loại giun phức tạp sống trong ruột - và không hiệu quả với những loại ký sinh trùng đơn giản nhất.

GIUN SÁN NGUY HIỂM ? CÓ HAY KHÔNG?

Các nhà khoa học đã sử dụng "mô hình hồi quy logistic toán học" để mô tả các phát hiện. Hóa ra là nếu một bệnh nhân bị coronavirus cũng bị nhiễm giun sán, thì tỷ lệ chênh lệch của một đợt covid tương đối nặng là 0,37- nghĩa là ở nhóm này, khả năng bị covid nặng giảm khoảng 3 lần. - Nhưng đây là chỉ tiêu được tính toán bằng các phương pháp mô hình toán học. TS Nikolai Kryuchkov nhấn mạnh:- Không thể thiết lập mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa nhiễm giun đường ruột và mức độ nghiêm trọng của quá trình Covid-19 dựa trên kết quả của nghiên cứu này. Cái khó nhất lại là thứ đáng tin cậy nhất chính là ở viễn cảnh.Đấy là lúc chúng ta cần nhìn từ hiện tại đến tương lai. Thoạt đầu, chúng ta hãy xác định các yếu tố quan trọng đối với nghiên cứu và sau đó xem xét có những kết luận nào cho mỗi nhóm. Cũng có những nghiên cứu yếu hơn - hồi cứu, đây là lúc chúng ta đi theo hướng ngược lại. Chúng ta xem kết quả của bệnh là gì và giả định những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến kết quả như vậy. Và một thiết kế thậm chí còn yếu hơn là thiết kế ngang. Một thiết kế tương tự "yếu hơn" đã được sử dụng trong trường hợp này. Đó là, các yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến bệnh và kết quả của bệnh được xem xét gần như đồng thời, trong khi chỉ một mẫu của những người bị nhiễm coronavirus mới được chọn để nghiên cứu. Trong trường hợp này, chúng ta chỉ nhìn thấy mối quan hệ của các yếu tố, nhưng chúng ta không thể khẳng định mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố và kết quả.

Ngoài ra, cùng một nghiên cứu như thế cho thấy rằng có những yếu tố quan trọng khác liên quan đến việc mắc bệnh covid đã nghiêm trọng. Ví dụ, trên 60 tuổi làm tăng khả năng phát triển dạng nhiễm coronavirus nghiêm trọng lên 3,4 lần. Sự hiện diện đồng thời của bệnh lý không lây nhiễm (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tổn thương gan, tiểu đường, và những bệnh khác) cũng làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh. Trọng lượng cơ thể quá lớn cũng có ảnh hưởng lớn đến kết quả không thuận lợi của covid. Nhưng những ai sống ở thôn quê chẳng hạn, tỷ lệ mắc bệnh giảm một nửa. Điều đó có nghĩa mắc bệnh covid là phép tổng của nhiều yếu tố. Bởi lẽ đó kháng chất với bệnh này không chỉ bởi sự hiện diện của một hay hai bệnh đường ruột khác.


HỖ TRỢ THỰC SỰ ĐỂ TẠO NÊN HỆ THỐNG MIỄN DỊCH 

Ý tưởng cho rằng những người bị bệnh giun đường ruột, thường được gọi là bệnh giun chỉ, có thể ít nhạy cảm hơn với vi rút SARS-CoV-2. Có một cơ sở khoa học xác định cho giả định này. Thực tế là bệnh giun đường ruột ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch theo cách mà nó bắt đầu hoạt động theo một cách đặc biệt. - Có một giả thiết khá lâu đời về mối liên hệ giữa các bệnh do giun ký sinh đường ruột với khả năng mắc các bệnh dị ứng. Ở những người từng trải qua căn bệnh này khi còn nhỏ hoặc thời thơ ấu, một quá trình tái cấu trúc nhất định của cơ thể xảy ra, khiến họ ít bị các loại dị ứng khác nhau hơn. Đó là, trên thực tế, tính nhạy cảm với dị ứng của họ bị giảm đi. Và mặc dù rất khó để có được bằng chứng khoa học đáng tin cậy về chủ đề này, nhưng vẫn còn rất nhiều công trình khoa học chứng minh đã được thực hiện và tôi có xu hướng tin rằng điều này là có thể- TS Nikolai Kryuchkov nói.

 

ETHIOPIANS CÓ MAY MẮN KHÔNG?

Thật vậy, có một hiện tượng kỳ lạ là ở các nước nghèo với mức độ mất vệ sinh cao, cũng là những nơi có mật độ dân số cao, một điều nghịch lý là ít trường hợp bị mắc bệnh Covid nặng và tử vong do dịch bệnh được ghi nhận. Tuy nhiên, có thể có một số câu trả lời cho câu hỏi: " Vậy hiện tượng đó liên quan với điều gì?”.  

1. Chúng ta không được quên một yếu tố quan trọng như kế toán thống kê và chất lượng của những khâu này. Ở các quốc gia nêu trên, có những vấn đề với việc đăng ký tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do covid. Do đó, tại châu Phi như ở Ethiopia không chắc chúng ta đã có dữ liệu đáng tin cậy về sự lây nhiễm và diễn biến của COVID-19, mặc dù nếu bạn nhìn vào tỷ lệ tử vong vượt quá (mức tăng tạm thời về tỷ lệ tử vong trong dân số so với dự kiến), thì quả thực sự thấp

2. Vấn đề có thể là ở châu Phi nói chung có dân số trẻ hơn, ví dụ như ở châu Âu và nhóm dân số chủ yếu lại tập trung vào người già.

3. Nghiên cứu này không theo bất kỳ cách nào để kiểm tra giả thuyết rằng nếu bạn đã từng bị giun trong quá khứ, thì bây giờ bạn ít bị đe dọa bởi bệnh Covid sẽ nặng hơn. Các bệnh do ký sinh trùng đường ruột gây ra lâu dài, đau đớn, và đúng hơn, nghiên cứu một lần nữa thu hút sự chú ý tới thực tế là mức độ nhiễm trùng đường ruột ở các nước châu Phi quả là rất cao.

Phần lớn người dân ở Ethiopia, rất có thể, đã có kinh nghiệm tiếp xúc lâu dài với giun sán, và đây là điều đáng để tâm. TS Nikolai Kryuchkov lưu ý rằng việc nhiễm các ký sinh trùng đường ruột phức tạp trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sinh sản, nhưng yếu tố này không được tính đến trong nghiên cứu - Nikolai Kryuchkov lưu ý:” Chúng ta biết rằng bản thân giun sán, tại thời điểm bị bệnh, tạo ra phản ứng miễn dịch dị ứng và điều này gây căng thẳng đối với cơ thể, sau đó làm cho nó trở nên mau mắn đề kháng hơn với các chất gây dị ứng khác nhau. Làm thế nào để điều này được kết nối với việc nhiễm coronavirus vẫn còn cần được nghiên cứu chi tiết hơn.

- Thưa TS Nikolay Kryuchkov, theo ông, có thể bằng cách nào đó sử dụng các đặc tính "bảo vệ" của giun để ngăn chặn bệnh covid nặng?

- Hãy nhớ rằng, trong giới thượng lưu và những người giàu có, bằng cách nào đó đã xuất hiện ý tưởng rằng rằng bạn có thể sử dụng viên uống trứng giun để giảm cân- Nikolai Kryuchkov nói- Đây là một ý kiến ​​hoàn toàn không hợp lý, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nói chung.

TÔ HOÀNG 

( chuyển ngữ từ báo “ Tin Tức “- Nga )