Tạp chí Asia Times căn cứ vào một số bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang ở bên bờ vực của một cuộc Cách mạng Văn hóa 2.0 mới. Với sự giúp đỡ của “Cuộc cách mạng văn hóa ấy, Chủ tịch Tập Cận Bình muốn củng cố quyền lực của mình và tập hợp nhân dân đối mặt với cuộc tấn công của Mỹ. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người trong ban lãnh đạo ĐCSTQ đều đồng ý với những kế hoạch này của nhà lãnh đạo Trung Quốc.

 

TRUNG QUỐC TRÊN BỜ VỰC CỦA “CHUYỂN ĐỔI SÂU SẮC 

(Tạp chí ASIA TIMES - Hng Kông)

Một bài báo lưu hành rộng rãi ở Trung Quốc, được xuất bản trên các phương tiện truyền thông nhà nước, có thể coi như là sự báo trước điều mà một số người tin là cuộc Cách mạng Văn hóa 2.0 sắp xảy ra.

Sự rạn nứt về ý thức hệ giữa Chủ tịch Tập Cận Bình với giới kinh doanh và giới tinh hoa văn hóa của đất nước nổi lên sau khi những bình luận gay gắt của một người theo chủ nghĩa Mao nổi tiếng được chính thức xác nhận trên các phương tiện truyền thông nhà nước.

Một bài báo theo phong cách Chiến tranh Lạnh được lưu hành rộng rãi ở Trung Quốc kêu gọi một "sự chuyển đổi sâu sắc" ở Trung Quốc mong nước này trở nên đủ mạnh để chống lại Hoa Kỳ. Quá trình này đã được một số người gọi là "Cách mạng Văn hóa 2.0".

Các nhà quan sát chính trị cho rằng bài báo gợi nhớ đến cách thức mà nhà lãnh đạo quá cố của Cách mạng Trung Quốc, Mao Trạch Đông đã khởi xướng cuộc Cách mạng Văn hóa đầu tiên với “những tấm áp phích nhân vật lớn” (“dazibao”) vào năm 1966.

Họ cũng lưu ý rằng Chủ tịch và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẽ giành được nhiều quyền lực chính trị và kinh tế hơn nhờ sự chuyển đổi này, trong khi các lãnh đạo doanh nghiệp và quan chức cấp cao được hưởng lợi từ sự cởi mở của Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây sẽ chịu thua cuộc.

Bài báo này tiếp nối hành động cứng rắn gần đây của Bắc Kinh chống lại những gã khổng lồ của doanh nghiệp Trung Quốc, cũng như những ưu tiên mới của chính quyền trung ương trong các lĩnh vực xã hội, giáo dục và văn hóa.

Kể từ khi Tập đoàn Ant của Alibaba bị cấm niêm yết tại Mỹ vào tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh đã có những hành động nhằm kiềm chế những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, bao gồm cả những người khổng lồ như Tencent và Didi Global. Những hạn chế mới cũng được đưa ra đối với sự tham gia của họ trong lĩnh vực giáo dục, bất động sản và giải trí.

Sau khi các nhà lãnh đạo cao nhất của đảng Trung Quốc tổ chức một hội nghị không chính thức ở Beidaihe vào đầu tháng 8 để thảo luận về chính sách công, ông Tập nói với Ủy ban Kinh tế và Tài chính ĐCSTQ vào ngày 17 tháng 8 rằng Trung Quốc nên cố gắng vì "sự thịnh vượng chung".

Hàng chục ngôi sao nhạc pop, bao gồm cả nữ diễn viên Vicki Zhao và Zheng Shuang, đã bị cấm biểu diễn hoặc bị phạt tiền, và một số nam ca sĩ bị buộc tội liên quan đến tội phạm tình dục.

Trung Quốc cũng cấm hoạt động nghệ thuật của nam nghệ sỹ nổi tiếng đóng giả nữ và ban hành quy định rằng những người dưới 18 tuổi chỉ được phép chơi trò chơi điện tử ba giờ một tuần.

Có lẽ bài báo mang tính bước ngoặt nói trên có tựa đề “ Mọi người đều có thể cảm thấy rằng một sự chuyển đổi sâu sắc đang xảy ra,” giải thích động cơ của Bắc Kinh ra sao khi hành động nhu vậy.

Được viết bởi Li Guangman, cựu tổng biên tập của Central China Electric Power News đã ngừng hoạt động vào năm 2013, bài báo đã được đăng lên các tài khoản mạng xã hội cá nhân của ông vào ngày 28 tháng 8.Sáng hôm sau, nó đã được đăng trên các trang web của Nhật báo Quảng Minh, cơ quan của bộ tuyên truyền của Đảng Cộng sản, và Thời báo Hoàn cầu, một tờ báo nhà nước nổi tiếng với quan điểm ủng hộ chính phủ. Nó đã được tái bản vào buổi tối bởi các phương tiện truyền thông nhà nước khác, bao gồm Nhân dân nhật báo, Tân Hoa xã, và CCTV và trang web tin tức và thông tin v…v..

“Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với môi trường quốc tế ngày càng khắc nghiệt và phức tạp. Hoa Kỳ thực hiện các mối đe dọa quân sự chống lại đất nước của chúng tôi, thực hiện một cuộc "cách mạng màu" chống lại Trung Quốc theo nhiều hướng khác nhau

"Sự biến đổi sâu sắc" của Trung Quốc là nhằm đáp trả các cuộc tấn công tàn bạo và dữ dội của Mỹ, cũng như tình hình quốc tế khó khăn hiện nay- ông Li Guangman cho biết thêm.

Cho đến nay, các quy định trong lĩnh vực giải trí vẫn chưa đầy đủ, vì những người lao động và người dân bình thường chưa trở thành nhân vật chính trên màn ảnh. Li viết rằng mọi người sẽ được hưởng lợi từ việc đạt được mục tiêu “thịnh vượng chung” sau khi cải cách các lĩnh vực giáo dục, y tế và tài sản.

"Mỹ cũng đã phát động chiến tranh sinh học và chiến tranh mạng chống lại chúng tôi, cũng như các cuộc tấn công nhằm vào dư luận Trung Quốc."

“Nếu chúng ta vẫn phải dựa vào các nhà tư bản lớn làm lực lượng chính trong cuộc chiến chống đế quốc và chủ nghĩa bá quyền, hoặc chúng ta vẫn hợp tác với ngành 'giải trí đại chúng' của Mỹ, tuổi trẻ của chúng ta sẽ mất đi nghị lực,lòng dũng cảm, sự mạnh mẽ “- Lee viết. 

Wang Dan, một nhà hoạt động Trung Quốc sống ở Mỹ và là cựu lãnh đạo sinh viên trong các cuộc biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989 cho biết, các bước nắn chỉnh mới nhất của đảng này nhằm cải cách lĩnh vực văn hóa là nhằm tạo ra một phong trào xã hội tương tự như Cách mạng Văn hóa 1966-1976.

Wang cho biết bài báo của Li sử dụng ngôn ngữ Maoist, cho thấy rằng đảng có kế hoạch cải cách văn hóa đất nước và tâm trí của người dân, và sau đó là toàn bộ xã hội.

“Nếu đây không phải là một cuộc Cách mạng Văn hóa, thì nó là gì? Chúng tôi vốn lâu nay sợ hãi "con sói" Cách mạng Văn hóa lâu nay đang hồi sinh, thì trong nhiều năm. Và bây giờ "con sói" đó đã xuất hiện"-Wang nói.

Bình luận viên chính trị Shi Shan thì khẳng định rằng bài báo của Li có thể mở ra bức màn về Cách mạng Văn hóa 2.0. Nó sẽ thúc đẩy bình đẳng cho tất cả mọi người và đàn áp thiên hướng bộc lộ “Cái Tôi”

Shi cho biết trong vài năm qua, ông Tập Cận Bình đã thăng chức nhiều quan chức cấp cao ủng hộ chủ nghĩa Mao lên các vị trí quan trọng. Tập nói rằng những người này đang cố gắng gia tăng ảnh hưởng của họ trong nền kinh tế, nhưng chung cuộc thì họ có thể dẫn tới một thảm họa mới, như nạn đói khủng khiếp xẩy ra tại Trung quốc trong những năm 1959-1961 và Cuộc Cáng mang Văn hóa.

 Các nghiên cứu cho thấy số người chết không tự nhiên trong cơn đói đã lên đến 20 đến 45 triệu người. Khoảng 20 triệu người đã chết do hậu quả của Văn hóa cách mạng.

Chuyên gia chính trị Johnny Lao cho rằng "thế hệ thứ hai" của các đảng viên và quan chức cấp cao, những người đã đóng góp và hưởng lợi từ quá trình tự do hóa kinh tế của Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây có thể bị ảnh hưởng một phần trong nhiệm vụ "thịnh vượng chung" của Tập Cận Bình.

Ông Lao nói rằng ông Tập không cho phép "các đảng viên cũ thuộc thế hệ thứ hai" nắm các vị trí chủ chốt trong đảng và chính phủ vì họ có thể làm suy yếu quyền lực của ông ta.

Chuyên gia chính trị Johnny Lao cho rằng "thế hệ thứ hai" của các đảng viên và quan chức cấp cao, những người đã đóng góp và hưởng lợi từ quá trình tự do hóa kinh tế của Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây có thể bị ảnh hưởng một phần trong nhiệm vụ "thịnh vượng chung" của Tập Cận Bình.

Ông Lao nói rằng ông Tập không cho phép "các đảng viên cũ thuộc thế hệ thứ hai" vào các vị trí chủ chốt trong đảng và chính phủ vì họ có thể làm suy yếu quyền lực của ông.

Chẳng hạn, ông Lao đặc biệt lưu ý rằng cựu Thứ trưởng Bộ Thương mại Long Yongtu gần đây đã bày tỏ những quan điểm hoàn toàn không chính thống về chính sách kinh tế và đối ngoại của Trung Quốc. Ông Lao tin rằng nhận xét của ông Long cho thấy một cuộc tranh luận sôi nổi trong đảng về việc Bắc Kinh nên đối phó với Hoa Kỳ như thế nào.

Vào ngày 20 tháng 8, ông Long cho biết trong một bài báo đăng trên tạp chí Cain rằng Trung Quốc nên cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ, mà theo dự báo của ông, đó sẽ vẫn là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới trong một thời gian dài.

Ông Long cũng tin rằng khi trung tâm của nền kinh tế toàn cầu dịch chuyển từ châu Âu sang châu Á, Mỹ chỉ đơn giản là muốn tận dụng xu hướng này và không tìm cách đến châu Á chỉ để trấn áp Trung Quốc.

Ông cho rằng Trung Quốc không nên đánh giá sai ý đồ chiến lược của Hoa Kỳ, vì điều đó có thể làm xấu đi quan hệ giữa hai cường quốc.

“Tàn dư của tâm lý Chiến tranh Lạnh vẫn có thể ảnh hưởng đến nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là thế hệ cũ. Điều quan trọng là chúng ta phải tránh những quan điểm lỗi thời và giải quyết các vấn đề quốc tế một cách tỉnh táo - ông Long nói. "Một số vấn đề do chúng ta tự tạo ra, trong khi những vấn đề khác lại nảy sinh từ suy nghĩ sai lầm của chúng ta".

TÔ HOÀNG (dịch)