Không rõ ai đã nói ra câu nổi tiếng “cái nghèo đẹp như tranh vẽ”. Đứng ngoài sự nghèo khổ mà ngắm nhìn thì đúng là như vậy. Trong các viện bảo tàng của Nga có hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn bức tranh vẽ về sự nghèo đói khốn cùng của xứ sở, với những người lang thang đi khắp nước Nga mang chiếc ba lô trên lưng.


NH TRẠNG ĐÓI NGHÈO CÒN HOÀNH HÀNH Ở NÔNG THÔN NGA BAO LÂU?

(Từ báo “Nhân chứng và Sự kiện –Nga)


-Giữa cái nóng của Matxcova, tôi tình cờ rơi vào một bệnh viện. Cuộc phẫu thuật và điều trị kéo dài một tuần. Ca phẫu thuật rất khó khăn và những suy nghĩ lo lắng hiện lên trong đầu tôi: liệu tôi có thể đi lại, làm việc được không?

Vyacheslav Kostikov-người đứng đầu Trung tâm hoạch định chiến lược của báo “Nhân chứng và Sự kiện như đang bộc bạch tâm sự..

-Và những lo lắng này đã thay thế tất cả các câu hỏi thông thường của báo chí. Điện Kremlin, Putin, Mishustin, Shoigu, Lavrov và người kể chuyện sáng giá về chính sách đối ngoại của chúng ta-bà Zakharova, đã đi đâu đó xa hơn vạch giới hạn. Hình ảnh của những "điệp viên nước ngoài" và những âm mưu của Washington của London cũng mờ nhạt. Đại dịch hóa nằm ra ngoài phạm vi quan tâm ...

Cha mẹ đã ra đi, những mảnh đời vụn vặt hiện về trong ký ức. Điều thú vị là những gì được nhắc lại một cách sống động nhất không phải là 12 năm ở Paris tại Ban Thư ký UNESCO, không phải những năm ở Điện Kremlin với tư cách thư ký báo chí của Boris Yeltsin, và không phải công việc của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Vatican dưới thời Đức Gioan Phaolô II. Và những năm tháng tuổi thơ sau chiến tranh.

Các phần tử của giai cấp vô sản

Nghèo đói ngự trị trong sân của ngôi nhà số 2 trên phố Meshchanskaya. Gia đình chúng tôi được coi là khá giả, kể từ khi cha tôi trở về sau chiến tranh và làm nghề lái xe.

Mẹ tôi làm nhân viên gác cổng ở một ngôi nhà bên cạnh. Nhưng "sự dư dả vượng" thời hậu chiến này như thế nào? Họ sống, xoay qua trở lại từ bánh mì đến nước kvass và cháo kê. Xúc xích gan gần như được coi là một món ăn ngon. Họ nấu thịt lưu cữu, loại thịt rẻ tiền  moi từ giếng ướp đông lên. Người dân gọi đấy là “ xuất thịt” dành cho “ các phần tử của giai cấp vô sản”. Và tất nhiên, còn có phần phụ giảm : vụn bánh mì, hành tây nhúng vào nước kvass hoặc tẩm dầu hướng dương.

Nhưng cũng có những lúc tâm trạng khá hài lòng. Đó là khi mẹ, em gái tôi và tôi được "ăn quả chín tới, sữa và nấm" vào mùa hè khi chúng tôi về với bà ngoại tại làng Dumchino quận Oryol, cách Mtsensk 10 km. Ngôi làng hoàn toàn không bị chiến tranh tàn phá. Không có gì để bị phá hủy cả. Ở Dumchino chỉ có một ngôi nhà mái lợp bằng tôn, tất cả những ngôi nhà khác đều lợp rơm rạ, và nhiều ngôi nhà mái đắp đất.

"Sự dư dả" mà chúng tôi có được nhờ vào việc mẹ tôi bán ở chợ Mtsensk những chiếc áo khoác chần bông mang theo mà mẹ tôi đã may ở Moscow. Ngoài ra, mẹ tôi còn là một thợ may giỏi – mẹ tôi làm những chiếc vòng hoa rẻ tiền để bán cho các cô gái địa phương. Những ngày ấy kéo dài một cách bình thản. Trong những trò giải trí thuở ấy có các bài hát các điệu múa rồi đến đàn accordion trong câu lạc bộ của làng. Vào Chủ nhật, chúng tôi đến thăm một đơn vị quân đội đóng gần đó, nơi có các bộ phim được chiếu miễn phí. Còn những kỷ niệm khác của làng là làm phụ giúp cho người chăn cừu. Điều này đã mang lại bà ngoại chúng tôi "những ngày làm việc", mà trang trại tập thể sẽ  trả công vào mùa thu bằng những ký lúa mì hoặc lúa mạch đen. Họ không trả bằng tiền đâu. Bà cháu tôi dậy từ sáng sớm, khi người chăn cừu đang tập hợp đàn cừu, và tôi đi ra khỏi nhà với mấy con cừu phần bà tôi trông coi.

Nga là đất nước của những kẻ lang thang

Không có gì đáng ngạc nhiên khi trên phông nền của những ấn tượng ít ỏi về cuộc sống làng quê, những sự kiện và những cuộc gặp gỡ hiếm có, bất thường lại đặc biệt ăn sâu vào ký ức. Tôi sẽ cho bạn biết thêm về một số điều nữa. Đối với tôi, dường như chúng khá phù hợp với những lo lắng của con người ngày hôm nay.

Vào giữa tháng 7, Nga kỷ niệm Ngày Thánh Peter. Tại ngôi làng nơi chúng tôi ở ngày xưa, nay được coi là ngày lễ của gia đình. Tôi không biết tại sao, nhưng vào ngày lễ Thánh Peter ấy và một ngày trước đó, rất nhiều người lang thang đi qua làng. Bất chấp sự quản lý của Liên Xô trong nhiều thập kỷ qua, lang thang vẫn là một phần trong cuộc sống của người dân. Có lần một người lang thang với một cậu bé 12 tuổi đến nhà chúng tôi xin ở lại qua đêm. Mặt trời vừa tắt, chúng tôi ngồi ăn tối. Trên bàn là một ổ bánh mì lúa mạch đen mới nướng nhân Ngày Thánh Peter, sữa và mận từ vườn của bà ngoại. Một cuộc trò chuyện nhàn nhã diễn ra sau đó. Hóa ra kẻ lang thang (tên của anh ta, theo tôi nhớ, Semyon) là một trong những nạn nhân của một vụ cháy, và anh ta không có gì ngoài một cái ba lô. Đó là tất cả hành lý. Người lạ đã giữ cái ba lô khư khư bên mình suốt buổi tối, như thể trong đó có một số hành lý có giá trị.

Trước khi đi ngủ, Semyon lục tung chiếc ba lô của mình, lấy ra một biểu tượng nhỏ không có khung và đặt nó lên bàn. Biểu tượng có khuôn mặt của Chúa Giêsu Kitô. "Thứ này để bạn ghi nhớ" ông nói, đặc biệt không đề cập đến phải nhớ điều gì. Tôi tò mò: còn gì nữa đang giấu trong cái ba lô ấy?- Tôi không thể cưỡng lại và hỏi. Gương mặt Semyon đột nhiên sáng bừng, mỉm cười nhìn tôi, nói: "Đúng vậy, cũng như mọi người trên đường đi thôi..." "Gì cơ?" - tôi và mẹ hỏi cùng lúc.

- Những vật bất ly thân: một sợi dây thừng, một cái vá và một bông hoa cẩm chướng - Semyon cười.

Chúng tôi bắt đầu đặt câu hỏi. Không khó gì không tìm ra bí mật của sợi dây và cái vá. Sợi dây - để quấn trong trường hợp cần thiết, cái vá vừa để ăn súp vừa để gãi lưng khi cần...

- Thế còn hoa cẩm chướng, tại sao lại là hoa cẩm chướng? - chúng tôi hỏi. Semyon rõ ràng đã rất xấu hổ.

- Làm sao tôi có thể nói ... - sau một hồi im lặng, anh ta bắt đầu. - Ví dụ, Chúa Kitô đã xuất hiện trên trái đất. Bạn biết tại sao không. Để cứu giúp làm cho mọi người bình tĩnh lại- Semyon làm dấu thánh và cúi đầu, tiếp tục:

- Còn gì nữa à? Tôi đi với cậu bé này ngày nọ qua ngày kia, từ làng này sang làng khác, từ thành phố này sang thành phố khác. Và chúng tôi đã thấy gì à? Không có hòa bình, không có ân sủng, không có sự cứu rỗi. Xung quanh chỉ là sự nghèo đói, đổ nát và điêu tàn.

Semyon dừng lại khi nhận ra sự thất vọng của chúng tôi, vội nói như một cách trấn an:

- Nhưng vẫn cần đến Chúa Kitô- Và cười, anh ấy nói thêm: - Cả hoa cẩm chướng nữa.Tôi không biết tại sao, nhưng cần cho tôi.

Các khía cạnh của nghèo đói

Tôi không rõ ai đã nói ra câu nổi tiếng “cái nghèo đẹp như tranh vẽ”. Đứng ngoài sự nghèo khổ mà ngắm nhìn thì đúng là như vậy. Trong các viện bảo tàng của Nga có hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn bức tranh vẽ về sự nghèo đói khốn cùng của xứ sở, với những người lang thang đi khắp nước Nga mang chiếc ba lô trên lưng. Thậm chí đông cả đàn cả lũ -. Tình tiết ấy như đã vượt ra ngoài sự thời thượng. Các nhà chức trách thì không thích nói về nghèo đói.Sự nghèo đói không thích hợp với những hình ảnh tuyệt vời mà truyền hình chiếu hàng ngày. Tại Diễn đàn Kinh tế St.Petersburg gần đây, họ đã nói về bất cứ điều gì, ngoài động chạm tới sự nghèo đói. Lý do của sự thiếu sót này rất rành rõ: sự nghèo đói của người dân đã phủ nhận tất cả những thành tựu khác:các chuyến bay vào vũ trụ, tên lửa siêu thanh mới, tàu tuần dương, và sự tăng trưởng của sản lượng dầu và GDP. Các nhà chức trách không thể tìm ra công thức để vượt qua sự đói nghèo. Với lạm phát và giá cả tăng cao, tất cả mọi nỗ lực, mọi sự vận động thực tế đều bị mất giá. Nhiệm vụ vượt nghèo đặt ra từ năm 2003, nhưng đã gần 20 năm chưa đạt được. Gần đây nó đã bị hoãn đến năm 2030. Nghĩa là sẽ phải đợi thêm 9 năm nữa.

Tất nhiên, sự nghèo đói hôm nay hoàn toàn không phải như trước cách mạng tháng Mười, những năm sau chiến tranh và cuối những năm 1990. Mọi người vẫn đủ quần áo mặc, giày dép để đi, vẫn mua sắm, không chết đói, vẫn có mái nhà che mưa che nắng trên đầu, không hiếm trường hợp còn có một chiếc xe hơi cũ. Vấn đề nhức nhối đối với các nhà chức trách và đối với dân chúng ở chỗ “lớp người nghèo mới” thường là những người lao động sống với mức lương cực khổ và hầu như không đủ sống. Nghèo đói ngày nay nói chung trở thành sự đánh giá tâm lý về địa vị của một người trong xã hội. Trong bối cảnh xuất hiện các giai tầng lớp kinh tế mới, bọn quan chức quan liêu, các chính khách và đám đông bọn làm văn hóa chuyên nhai lại, những người già và “người nghèo mới” cảm thấy họ như những người xa lạ trên đất nước của chính mình. Họ không còn coi mình là một phần của xã hội dân sự. Họ bị ngắt mạch kết nối với chính trị và văn hóa. Giới thượng lưu công khai tự hào về vị trí của họ, chỉ quan tâm đến việc duy trì địa vị hiện tại của họ hơn là tìm kiếm một kết giao trong tương lai với người dân.Còn ai ở đỉnh cao quyền lực thì không tìm ra những người muốn và có thể ngăn chặn sự xói mòn của nhà nước phúc lợi và sự phân chia rạch ròi các đẳng cấp xã hội. Kinh nghiệm của các nền dân chủ Bắc Âu như Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Phần Lan - nơi các tầng lớp tinh hoa, không phải bằng lời nói, mà bằng hành động cho thấy họ biết kiềm chế nhu cầu tiêu dùng. Còn những người cầm quyền của chúng ta không hiểu vì sao không biết kiềm chế lòng tham của những cái ví tiền và ước muốn giàu sang ?

Ngày nay không thể tìm thấy những người lang thang trên khắp nước Nga với cây gậy trong tay. Nhưng chủ đề về sự lang thang của người dân vẫn còn như thích hợp. Trong các cuộc thăm dò dư luận, ngày càng có nhiều hiểu lầm: chúng ta đang đi tới đâu, điều gì đang chờ đợi Nga? Theo các nhà xã hội học, nỗi sợ đói nghèo ngày nay đứng thứ hai trong số những nỗi sợ hãi khiến nhiều người lo lắng nhất.

Tôi không biết liệu “người nghèo mới” hiện tại có giữ một sợi dây, một cái vá và một bông hoa cẩm chướng trong ba lô của họ hay không, giống như Semyon lang thang trong thời thơ ấu của tôi. Nhưng tôi sẽ không bao giờ bỏ quên bông hoa cẩm chướng.

TÔ HOÀNG 

(chuyển ngữ)